Tổng thống Croatia thừa nhận mua 12 máy bay Rafale của Pháp là ’sai lầm’
Croatia mua máy bay chiến đấu Rafale đã qua sử dụng từ Pháp vào tháng 11/2021.
Tổng thống Croatia Zoran Milanović. Ảnh: Total-croatia-news.com
Theo trang tin Total-croatia-news.com ngày 2/5, Tổng thống Croatia Zoran Milanović mới đây đã chỉ trích quyết định mua 12 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp của nước này vì cho rằng chúng “vô dụng” và không phải phương tiện quân sự mà Zagreb cần.
“Hiện tại chúng tôi không có hệ thống phòng không, nhưng chúng tôi có 12 máy bay”, ông Milanović cho biết tại lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động ở Tây Bắc Croatia.
Video đang HOT
Đề cập đến cuộc xung đột ở Ukraine, ông Milanović nêu rõ: “Mọi người có thể thấy máy bay chiến đấu tồn tại được bao lâu trong cuộc xung đột này. Chẳng phải chúng ta sẽ tốt hơn với 100 máy bay không người lái hay 100 hệ thống phòng không? Chúng ta đã mua một thứ mà chúng ta không cần. Chúng vô dụng trong chiến tranh và chỉ tốt cho việc phô trương”.
Ông Milanović giải thích rằng Hungary, nước có hàng chục máy bay đánh chặn, đã không phát hiện ra một máy bay không người lái do Liên Xô sản xuất ở ngoại ô Zagreb hồi tháng 3 vừa qua.
Croatia nói trừng phạt không chấm dứt xung đột ở Ukraine
Cuộc xung đột ở Ukraine chưa thể kết thúc sớm và điều này chỉ có thể đạt được bằng con đường ngoại giao.
Theo trang tin Euractiv.hr (Croatia) ngày 8/4, Tổng thống Croatia Zoran Milanović cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ không thể giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và điều này chỉ có thể dừng lại thông qua đàm phái ngoại giao.
Tổng thống Croatia Zoran Milanović. Ảnh: EPA
Trong chuyến thăm Thụy Sĩ, nhà lãnh đạo Croatia lưu ý rằng sau khi theo dõi sàn giao dịch chứng khoán ở Moskva và đồng rúp đã tăng giá trở lại mức của một tháng trước so với đồng USD, ông dẫn đến kết luận rằng lệnh trừng phạt sẽ càng phản tác dụng. Theo ông Milanović, cách duy nhất để dừng xung đột là giải pháp ngoại giao.
Về phần mình, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine không có nghĩa là Thụy Sĩ đã từ bỏ nguyên tắc trung lập. "Trung lập không có nghĩa là thờ ơ", ông Cassis nói.
Cùng ngày, hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với đài phát thanh RTL rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không sớm kết thúc.
"Chúng tôi nhận thấy tình hình rất khó khăn ở Donbass trong những ngày tới. Đây là lý do tại sao, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Liên hợp quốc, Pháp đang làm mọi thứ để tiến hành các hoạt động nhân đạo ở các thành phố Mariupol và Dnepr", Tổng thống Pháp cho biết.
Theo ông Macron, Nga sẽ không nhượng bộ ngoại giao trong những tuần tới, ít nhất là đến giữa tháng 5/2022 vì Moskva sẽ kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào 9/5.
Ngày 24/2, Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tổng thống Nga Putin tuyên bố Moskva không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ và mục tiêu là phi quân sự hóa Ukraine. Đáp lại, Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và một số quốc gia khác đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể của Nga.
Indonesia 'thay máu' phi đội bằng hàng chục chiến đấu cơ Mỹ, Pháp Indonesia vừa đạt thoả thuận mua 42 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và 36 tiêm kích F-15 của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất. Ảnh: AFP Hãng thông tấn AFP đưa tin đơn đặt hàng máy bay chiến đấu Pháp đầu tiên...