Tổng thống Biden sẽ đẩy nhanh đưa chân dung nữ nô lệ da đen lên tờ 20 đô-la
Kế hoạch đưa cựu nô lệ, điệp viên da đen thời Nội chiến Harriet Tubman lên tờ 20 đô-la Mỹ từng bị đình lại dưới thời cựu Tổng thống Trump, nay sẽ được Tổng thống Biden đẩy nhanh.
Kế hoạch đưa chân dung Harriet Tubman, thay thế Tổng thống Andrew Jackson trên tờ 20 USD, đang được nối lại. Ảnh: ABC News
Theo ABC News, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo kế hoạch khôi phục lại nỗ lực đưa chân dung Harriet Tubman, nhà hoạt động giải phóng nô lệ thời Nội chiến Mỹ, lên tờ 20 USD, thay thế chân dung Tổng thống Andrew Jackson.
“Điều quan trọng là những tờ tiền của chúng ta phản ánh lịch sử và sự đa dạng của đất nước, và hình ảnh của Harriet Tubman trên tờ 20 USD mới chắc chắn sẽ phản ánh điều đó. Vì vậy chúng tôi đang tìm cách đẩy nhanh nỗ lực đó”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định trong cuộc họp báo hôm 26/1.
Bà Psaki lưu ý Bộ Tài chính Mỹ đã lần đầu tiên ủng hộ nỗ lực đưa Tubman – người phụ nữ gốc Phi nổi tiếng với nỗ lực giải phóng nô lệ trong cuộc Nội chiến Mỹ – lên tờ 20 USD. Trước đó, nỗ lực này đã bị trì hoãn dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
“Bộ Tài chính đang tiến hành những bước đi nhằm nối lại kế hoạch đưa Harriet Tubman lên tờ 20 USD mới”, bà Psaki cho biết và nói thêm rằng thời gian cụ thể sẽ tùy thuộc vào Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Joyce Beatty cùng ngày thông báo bà sẽ đệ trình một dự luật với nội dung yêu cầu bất cứ tờ 20 USD nào được in sau năm 2024 đều phải “làm nổi bật” chân dung của Harriet Tubman.
“Trong nhiều năm, tôi đã làm việc trực tiếp với Bộ Tài chính để lên kế hoạch công bố thiết kế tờ 20 USD mới in hình Harriet Tubman nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời Tu chính án thứ 19. Người dân Mỹ muốn đồng tiền của chúng ta phản ánh rõ hơn sự đa dạng của đất nước vĩ đại chúng ta”, Thượng nghị sĩ Beatty nói.
Bà cho biết thêm: “Tôi đang xúc tiến làm việc với chính quyền Biden – Harris, trong đó có nữ Bộ trưởng tài chính đầu tiên Janet Yellen, để đưa người phụ nữ này lên tờ 20 USD”.
Năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew, dưới thời Tổng thống Obama, đã thông báo kế hoạch đưa chân dung bà Tubman thay thế Tổng thống Andrew Jackson trên tờ 20 USD như một nỗ lực “cân bằng giới tính” trên các đồng tiền của Mỹ.
Tuy nhiên khi thực hiện chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Donald Trump đã gọi nỗ lực đưa hình ảnh Tubman lên tờ 20 USD là “thuần túy đúng đắn chính trị”. Sau đó, năm 2019, Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchinthông báo với Quốc hội rằng ông không có ý định thực hiện kế hoạch này và một thiết kế mới của đồng 20 USD sẽ không được lưu hành cho đến năm 2028.
Harriet Tubman là một nhà hoạt động nhân đạo người Mỹ gốc Phi và là một điệp viên Liên bang trong cuộc nội chiến Mỹ. Tên thật của bà là Araminta “Minty” Ross, cha mẹ đều là nô lệ da đen.
Năm 1849, Harriet Tubman đã chạy trốn khỏi kiếp sống nô lệ và trở thành một nhà hoạt động đi đầu trong đấu tranh vì nhân quyền.
Năm 1861, khi cuộc nội chiến ở Mỹ đang bước vào hồi căng thẳng nhất, cựu nữ nô lệ Tubman đã đầu quân cho quân đội Liên bang với tư cách là một điệp viên. Cô là người giữ vai trò phát hiện vị trí đặt mìn của lực lượng miền Nam ly khai để báo cho quân Liên bang, và đồng thời cũng là người góp công rất lớn vào chiến thắng của quân Liên bang trong trận đánh ở thượng nguồn sông Cambahee, South Carolina.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Harriet Tubman vẫn không ngừng cống hiến. Bà đi khắp các thành phố của Bờ Đông nước Mỹ để diễn thuyết ủng hộ cho quyền bầu cử của phụ nữ.
Trinh sát cơ Mỹ - Trung chạm mặt gần Đài Loan
Trinh sát cơ EP-3E Mỹ và Y-8G Trung Quốc bay song song nhau trong Vùng nhận diện phòng không tây nam đảo Đài Loan, động thái chưa từng xảy ra.
Trang Aircraft Spots chuyên theo dõi hoạt động hàng không cho biết trinh sát cơ tác chiến điện tử EP-3E mang mã hiệu 156528 của hải quân Mỹ và máy bay do thám tín hiệu Y-8G số hiệu 30518 của không quân Trung Quốc đã chạm mặt nhau lúc 11h04 ngày 26/1.
Chiếc Y-8G bay trên lộ trình được phi cơ Trung Quốc thực hiện gần như hàng ngày ở phía tây nam Đài Loan, trong Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của hòn đảo. Điều bất thường là đường bay này song song và ngược chiều, ở khoảng cách tương đối gần với chiếc EP-3E Mỹ.
Đường bay của chiếc EP-3E (trái) và Y-8G hôm 26/1. Ảnh: Twitter/Aircraft Spots .
Trinh sát cơ Mỹ và Trung Quốc thường xuyên tiến vào ADIZ Đài Loan khi làm nhiệm vụ, nhưng đều hoạt động rất xa nhau và chưa từng bay song song ở khoảng cách gần như vậy.
Giới quan sát cho rằng đây có thể là chiến thuật mới của không quân Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden, nhằm răn đe máy bay quân sự Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh chính sách của Tổng thống Biden với Đài Loan chưa thực sự rõ ràng, song nhiều khả năng chính quyền của ông sẽ tiếp nối những biện pháp cứng rắn với Trung Quốc dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.
Trung Quốc hồi đầu tuần điều hàng chục máy bay, gồm oanh tạc cơ có khả năng mang vũ khí hạt nhân và tiêm kích, áp sát Đài Loan trong hai ngày liên tiếp, trùng thời điểm nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Bắc Kinh đã thực hiện các chuyến bay gần như hàng ngày trên vùng biển giữa phần phía nam của Đài Loan trong những tháng gần đây. Dưới thời chính quyền cựu tổng thống Trump, quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan ngày càng nồng ấm, trong khi quan hệ Mỹ - Trung hay Bắc Kinh - Đài Bắc luôn căng thẳng.
Nhiếp ảnh gia của tổng thống Mỹ: 'Mỗi ngày với tôi đều diệu kỳ' Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia chính thức ở Nhà Trắng, Adam Schultz du lịch khắp nước Mỹ và ghi lại chặng đường tranh cử của ngài tân tổng thống. Ngày 15/1, Adam Schultz chính thức được bổ nhiệm vào vị trí nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng. Trước đó, anh đồng hành với ông Joe Biden tư cách là...