Tổng thống Biden kêu gọi giảm căng thẳng với Nga ngay sau khi áp đặt trừng phạt
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi đối thoại và thúc đẩy tiến trình ngoại giao với Nga, khi mới trước đó chính ông đã ký sắc lệnh áp cấm vận chống Moskva với cáo buộc tấn công mạng, can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 2/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới chiều 15/4 tại Nhà Trắng, ông Biden cho biết tại cuộc điện đàm hôm 13/4, cá nhân ông đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin về khả năng áp đặt trừng phạt và gọi đây là “phản ứng phù hợp” trước những việc làm của Nga, cụ thể là cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và thực hiện vụ tấn công mạng Solarwinds.
Tổng thống Biden nói rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga đề xuất hiện vẫn đang được hai bên thảo luận. Ông bày tỏ hy vọng Nga sẽ không đưa ra trừng phạt đáp trả Mỹ và hai bên có thể “khởi động đối thoại chiến lược” giúp thúc đẩy nghị trình của Mỹ về Iran, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và nhiều vấn đề khác. “Đây là thời điểm để xuống thang [căng thẳng]. Mỹ sẵn sàng hướng đến một tiến trình như vậy trên tinh thần xây dựng”, ông Biden nói.
Video đang HOT
Buổi sáng cùng ngày, ông Biden đã ký sắc lệnh hành pháp, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga, trưng phạt hơn 30 cá nhân, tổ chức của Nga bị cáo buộc tìm cách can thiệp vào cuôc bâu cư Tông thông My năm 2020.
Về phần mình, ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Nga Maria Zakharova ra tuyên bô khẳng định Moskva se co hanh đông đap tra cac lênh trưng phat mơi cua My. Nga cũng đa triêu Đai sư My tai Moskva John Sullivan đê phan đôi.
Theo điện Kremlin, đề xuất của Mỹ về tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở nước thứ ba sẽ khó có thể tiến hành được với một thông báo gấp. Moskva cũng từ chối bình luận về việc Tổng thống Putin có chấp nhận lời mời của ông Biden dự hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu theo hình thức trực tuyến trong tuần tới hay không.
Mỹ tung 1,7 tỷ USD đối phó biến chủng nCoV
Chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố sẽ chi 1,7 tỷ USD để cải thiện năng lực giải trình tự gen đối với biến thể nCoV.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng hôm nay, khoản tiền 1,7 tỷ USD được trích từ gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, vừa được thông qua tháng trước, sẽ giúp Mỹ đẩy nhanh tiến độ giám sát bộ gen, lĩnh vực mà nước này còn kém so với các nước tiên tiến khác.
"Đầu tháng 2, các phòng thí nghiệm Mỹ chỉ giải mã khoảng 8.000 chủng Covid-19 mỗi tuần, song nhờ khoản đầu tư 200 triệu USD ban đầu, con số này đã nâng lên 29.000 mẫu mỗi tuần", tuyên bố cho biết thêm.
Một người dân Mỹ tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm y tế ở Miami, Florida, hôm 15/4. Ảnh: AFP.
Khoản tiền 1,7 tỷ USD của chính phủ Mỹ gồm một tỷ USD để nâng cao năng lực giám sát bộ gen của các bang và liên bang, 400 triệu USD để thành lập 6 trung tâm nghiên cứu tiên tiến và 300 triệu USD để xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin quốc gia về chia sẻ, phân tích dữ liệu.
Washington Post hồi tháng 12/2020 công bố một phân tích cho thấy Mỹ chỉ đứng thứ 43 trên thế giới về khả năng giải trình tự gen nCoV. Trong khi đó, biến chủng nCoV lần đầu được phát hiện tại Anh, với khả năng lây lan nhanh hơn, đang gia tăng ở Mỹ.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ Rochelle Walensky tháng trước cảnh báo nước này có thể đánh mất tất cả thành tựu chống Covid-19 gần đây khi đối mặt biến chủng dễ lây lan.
Theo trang thống kê thời gian thực Worldometers, Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 32,2 triệu ca nhiễm và gần 580.000 ca tử vong do nCoV.
Tướng Mỹ nhận định về khả năng xung đột giữa Ukraine và Nga Tướng Không quân Mỹ đã đưa ra nhận định về khả năng xung đột giữa Ukraine và Nga, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới. Lính Ukraine và Canada tập trận quân sự ở tây Ukraine (Ảnh: AP). Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện ngày 15/4, Tướng Không quân Tod Wolters, Tư lệnh Bộ chỉ...