Tổng thống Biden gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với Iran
Ngày 5/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kéo dài thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với Iran. Lệnh này đã được triển khai và duy trì trong suốt 42 năm qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 27/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài Sputnik, năm 1979, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Jimmy Carter đã ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với Iran khi quốc gia Trung Đông này đang trải qua cuộc Cách mạng Hồi giáo.
Trong một thông báo ngày 5/3, Tổng thống Biden nhấn mạnh hành động và chính sách của Iran tiếp tục gây ra mối đe dọa bất thường cho an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ.
Nhà lãnh đạo cáo buộc Tehran phát triển và phổ biến tên lửa cũng như các loại vũ khí thông thường khác, duy trì mạng lưới và chiến dịch xâm lược khu vực, hậu thuẫn các nhóm khủng bố và cho các hoạt động gây hấn của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo.
Video đang HOT
Trong một bức thư riêng rẽ gửi tới Chủ tịch Thượng viện kiêm Phó Tổng thống Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Tổng thống Biden đã gia hạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp năm 1995, theo đó cấm các khoản đầu tư vào công ty dầu mỏ Iran và cho phép Washington thu giữ tài sản của chính phủ Iran cũng như áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp trên được cho là xuất hiện từ năm 1979 dưới thời của cựu Tổng thống Jimmy Carter.
Động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Biden được đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra liên quan đến khả năng Mỹ quay lại Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA). Đây là một thỏa thuận bao gồm 8 bên ký kết năm 2015, trong đó có Iran quy định quốc gia này tuân thủ giới hạn làm giàu urani để đổi lấy dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Năm 2018, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận này do cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố Iran đã vi phạm thỏa thuận.
Phản ứng trước hành động của Mỹ, Iran bắt đầu giảm cam kết tuân thủ quy định, tăng cường sản xuất urani và hạn chế khả năng giám sát của các giám sát viên thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Sau khi Tổng thống Biden lên nắm chính quyền từ tháng 1/2021, ông liên tục gửi tín hiệu sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán song hiện hai quốc gia đang trong tình trạng bế tắc khi cả hai đều muốn bên còn lại đưa ra những bước đi nhượng bộ đầu tiên.
Tháng trước, Mỹ cũng đã thực hiện không kích nhằm vào các mục tiêu được cho là Iran hậu thuẫn ở miền Đông Syria. Washington tuyên bố đây là hành động đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Erbil (Iraq) khiến một nhà thầu dân sự Mỹ thiệt mạng và vài người khác bị thương.
Iran khoe căn cứ tên lửa ngầm
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran công bố hình ảnh căn cứ tên lửa ngầm tại địa điểm không xác định trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng.
"Đây là một trong những căn cứ chứa tên lửa chiến lược của hải quân Vệ binh Cách mạng", thiếu tướng Hossein Salami, tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cho biết ngày 8/1.
IRGC năm ngoái cho biết đã xây dựng các "thành phố tên lửa" dưới lòng đất dọc theo bờ biển Vùng Vịnh và cảnh báo về "cơn ác mộng đối với kẻ thù của Iran".
"Những tên lửa này có tầm bắn hàng trăm km với độ chính xác cao và sức công phá cực lớn, đồng thời có thể vượt qua các thiết bị tác chiến điện tử của kẻ thù", tướng Salami nói.
Binh sĩ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đi trong hầm ngầm chứa tên lửa. Ảnh: Reuters .
IRGC và quân đội Mỹ những năm qua nhiều lần đối đầu với nhau tại Vùng Vịnh. Quân đội Mỹ cáo buộc hải quân của IRGC cử các tàu cao tốc quấy rối chiến hạm Mỹ khi chúng đi qua eo biển Hormuz.
Căng thẳng giữa Tehran và Washington leo thang từ năm 2018 khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và 6 cường quốc, được ký năm 2015 để hạn chế chương trình hạt nhân của quốc gia Trung Đông. Mỹ sau đó tái áp lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của Iran.
Iran lập 'đội xung kích' chống bất ổn ở thủ đô Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran lập các đội xung kích để ngăn tình trạng "gây rối an ninh" ở thủ đô Tehran và tỉnh nhiều mỏ dầu Khuzestan. Các đội xung kích này được tuyển chọn từ Basij, lực lượng dân quân tôn giáo mặc thường phục, sẵn sàng tham gia "xử lý những kẻ côn đồ và gây rối an...