Tổng thống Argentina ra tòa vì Hồ sơ Panama
Tổng thống Argentina Mauricio Macri hôm nay sẽ phát biểu trước một tòa án dân sự về cáo buộc ông liên quan đến một công ty nước ngoài trong Hồ sơ Panama.
Tổng thống Argentina Mauricio Macri. Ảnh: Reuters.
Ngày 3/4, khoảng 11,5 triệu tài liệu từ công ty luật Panama Mossack Fonseca, gọi là Hồ sơ Panama, bị rò rỉ, hé lộ mạng lưới công ty “ma” khổng lồ trên thế giới, nghi giúp người giàu né thuế hoặc rửa tiền. Nhiều công ty được đề cập có liên quan đến thân tín của các chính khách và người nổi tiếng trên thế giới.
Theo Hồ sơ Panama, Tổng thống Argentina Mauricio Macri bị nghi là giám đốc của một công ty nước ngoài ở Bahamas. Buenos Aires Heraldhôm qua dẫn lời Tổng thống Macri nói sẽ có “thông báo đảm bảo” vào ngày 8/4 để chứng minh ông hành động đúng luật.
“Tôi không có gì phải che giấu cả”, ông Macri nói tại cung điện tổng thống.
Một công tố viên liên bang Argentina hôm qua đã đề nghị mở cuộc điều tra về những hoạt động của ông Macri liên quan đến các cáo buộc trong Hồ sơ Panama. Nhà lãnh đạo Argentina phủ nhận ông có hành động phi pháp.
Mossack Fonseca từ chối xác thực thông tin trong Hồ sơ Panama và cáo buộc báo giới tiếp cận trái phép vào tài liệu độc quyền của công ty. Mossack Fonseca cảnh báo sử dụng tài liệu có được bằng cách bất hợp pháp là hành động phạm tội và công ty sẽ không do dự trừng phạt bằng biện pháp pháp lý.
Như Tâm
Video đang HOT
Theo VNE
Nghi ngờ phương Tây, người Nga hờ hững với Hồ sơ Panama
Nhiều người Nga nghi ngờ phương Tây đang giật dây để "bôi xấu" Tổng thống Putin bằng Hồ sơ Panama.
Bức ảnh chụp năm 2009 cho thấy nghệ sĩ cello Sergei Roldugin (trái) đứng cạnh Tổng thống Putin. Ảnh: AP
Lái xe hai giờ về phía đông Moscow, bạn sẽ đến một thị trấn Electrostal. Theo phóng viên Steve Rosenberg của BBC, người dân tại đây có cái nhìn nghi ngờ sâu sắc về phương Tây.
Tại một quầy báo, khi phóng viên BBC hỏi người trợ lý bán hàng Nadezhda nghĩ gì về Hồ sơ Panama. "Tôi có thái độ rất tiêu cực đối với anh!", Nadezhda trả lời.
"Thật đáng tiếc", Rosenberg nói. "Tôi thì không nghĩ xấu gì về cô".
"Đây không phải là vấn đề cá nhân", Nadezhda giải thích. "Anh trông có vẻ khá tử tế. Nhưng tôi không thích đất nước của anh và âm mưu của họ. Tất cả những cuộc 'điều tra' đều lãng phí thời gian và tiền bạc. Chúng tôi biết các anh mưu tính gì".
Hiệp hội Các nhà báo điều tra Quốc tế tại Washington (ICIJ) cáo buộc các tài liệu bị rò rỉ trong Hồ sơ Panama cho thấy những người bạn của Tổng thống Putin liên quan đến các giao dịch tài chính hải ngoại phức tạp trị giá hai tỷ USD, trong đó có nghệ sĩ cello Sergei Roldugin, bạn thân lâu năm của ông Putin. Tuy nhiên, Tổng thống Nga khẳng định ông Roldugin không làm gì sai và ông tự hào về bạn của mình, người đã chi gần hết thu nhập cá nhân để thực hiện các dự án văn hóa.
Ông Putin cho rằng truyền thông phương Tây cố tình liên hệ ông với các cáo buộc về những công ty ở nước ngoài, dù tên ông không xuất hiện trong bất kỳ tài liệu nào bị rò rỉ từ công ty luật Panama Mossack Fonseca. Putin mô tả các cáo buộc là một phần trong chiến dịch đưa tin sai lệch về Nga do Mỹ đứng đầu.
Khi đang trò chuyện với Rosenberg , người bán báo Nadezhda gọi người bạn bán kem của cô sang. "Marina, đến đây, họ đang cố gắng 'bôi xấu' ông Putin".
"Chúng tôi ủng hộ ông Putin, ủng hộ nước Nga", người phụ nữ bán kem nói. "Phương Tây chỉ muốn hạ bệ ông và đưa một người của họ vào thế chỗ ông ấy".
"Vậy những cáo buộc rằng những người có quan hệ thân cận với điện Kremlin có tài khoản ở nước ngoài và có thể đã trốn thuế và rửa tiền thì sao?", Rosenberg hỏi. "Điều đó có làm cô ngạc nhiên?"
"Những người trong giới thượng lưu luôn có các tài khoản như thế và họ vẫn sẽ làm vậy", Marina nói. "Ông Putin không thể trông chừng tất cả mọi người".
Thị trấn Electrostal có dân số khoảng 155.000 người, cách Moscow 50 km về phía đông. Ảnh: britannica
Tại một cửa hàng làm tóc, người quản lý Galina tin rằng Nga ở chiếu trên so với phương Tây. "Thật tệ khi chúng tôi có những đối thủ như Mỹ, những người luôn chỉ trích Nga", Galina nói. "Người Mỹ chỉ muốn chinh phục thế giới. Tôi chắc chắn rằng ông Putin không có liên quan đến các tài khoản trong cáo buộc".
Trong công viên, Rosenberg gặp một nhà toán học tên là Boris. Rosenberg hỏi Boris nghĩ gì về cáo buộc rằng những người gần gũi với tổng thống đã chuyển khoản tiền khổng lồ ra nước ngoài thông qua các công ty ở nước ngoài.
"Việc này không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi", Boris trả lời, "và nếu nó không ảnh hưởng đến tôi hay những người xung quanh, thì cũng coi như nó chả tồn tại. Dù sao thì ông Putin vẫn là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thời hiện đại".
Đây chính là hình ảnh mà truyền hình nhà nước Nga thường mô tả: "Putin mạnh mẽ" đấu với "phương Tây xấu xa". Thông điệp này mạnh đến mức khiến nhiều người không hoài nghi về những gì truyền hình nói với họ.
"Chúng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào truyền thông đại chúng ngày nay", Zhanna, một giáo viên tại Trường Ngoại ngữ Elektrostal, nói. "Đôi khi chúng ta ở trong tình huống khó khăn, chúng ta không biết tin ai. Các phương tiện truyền thông đại chúng đều nói dối, ở khắp mọi nơi".
Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến quan điểm của Zhanna về Tổng thống Putin. "Tôi nghĩ ông ấy không đáng bị chỉ trích. Ông ấy là một tổng thống đáng kính và luôn cư xử mẫu mực".
Rosenberg hỏi Zhanna bà nghĩ gì về tin đồn trước đây cho rằng ông Vladimir Putin có gia tài hàng tỷ USD. "Không, những cáo buộc này là không đúng. Không hề đúng. Các đối thủ của chúng tôi thích những lời buộc tội. Đó là lý do họ cố gắng phóng đại hay bịa chuyện", bà nói.
Hầu hết những người Rosenberg nói chuyện tại Elektrostal đều chỉ trích các nhà lãnh đạo và chính phủ phương Tây. Tuy nhiên, tại công viên, có ba người bạn, Nikita, Ivan và Andrei thân thiện với Rosenberg và còn mời anh rượu cognac.
Những người này có ý kiến trái ngược về Hồ sơ Panama. Ivan cho rằng tài liệu này là "rác rưởi". Nhưng Nikita thì nghĩ rằng đây là tiếng nói hiếm hoi "chỉ trích Putin". Nikita tin rằng kết quả điều tra của các nhà báo là "đúng sự thật".
Trước khi Rosenberg rời Elektrostal, anh trò chuyện với một người đã về hưu, đang bán tất ở lề đường tên là Ella. Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng, nếu có người nào tức giận khi biết những khoản tiền lớn đang được tích trữ ở nước ngoài, đó sẽ là Ella. Nhưng bà dường như không quan tâm. Với nhiều người Nga, quyền lực và giàu có đi đôi với nhau.
"Tôi không biết gì về những tài khoản ở nước ngoài này", bà Ella nói, "nhưng tôi biết rằng một người đứng đầu nhà nước có quyền được giàu có. Họ mang trọng trách rất lớn".
Phương Vũ
Theo VNE
Thủ tướng Anh thừa nhận dính líu trực tiếp vụ 'Hồ sơ Panama' Thủ tướng Anh David Cameroon thừa nhận từng có cổ phần trong một quỹ đầu tư ở Panama của cha mình. Thủ tướng Anh David Cameron từng hưởng lợi từ quỹ đầu tư ở Panama - Ảnh: AFP Sau nhiều lần chối quanh co, Thủ tướng Anh David Cameron ngày 7.4 đã thừa nhận mình có dính líu trực tiếp tới những bê...