Tổng thầu Trung Quốc thất hứa: Rất muốn loại nhưng…
“Trước những gì Tổng thầu thể hiện vừa qua, Bộ GTVT rất muốn loại bỏ Tổng thầu khỏi dự án”.
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 2/4, trước việc Tổng thầu Trung Quốc chưa đảm bảo được chất lượng và tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Lê Kim Thành – Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo tất cả sự việc này với Bộ GTVT, vì Bộ GTVT đảm nhận vai trò chủ đầu tư, nên sẽ xử lý về sau”.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Do năng lực yếu, Tổng Giám đốc dự án vừa bị thay và Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng thầu phải trở lại Việt Nam”.
Tổng thầu Trung Quốc thất hứa: Hành động mạnh mẽ hơn!
Tuy nhiên, ông Trường khẳng định: “Trước những gì Tổng thầu thể hiện vừa qua, Bộ GTVT rất muốn loại bỏ Tổng thầu khỏi dự án. Tuy nhiên, do nguồn vốn triển khai là vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc, trong thỏa thuận hợp đồng vay vốn có sự ràng buộc là phía nhà cung cấp vốn được lựa chọn Tổng thầu và TVGS. Chủ đầu tư chỉ có quyền yêu cầu thay lãnh đạo Tổng thầu, TVGS nếu không đáp ứng công việc”.
Theo ông Trường, do năng lực và tính chuyên nghiệp của Tổng thầu yếu kém nên thời gian qua đã để xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng. Việc này đã làm dự án thi công chậm, không đạt tiến độ đặt ra.
Sau khi rà soát toàn bộ dự án, chủ đầu tư đã yêu cầu phía Trung Quốc thay Tổng Giám đốc dự án và Trưởng Tư vấn giám sát (TVGS). Đến nay hai vị trí này đã được phía Trung Quốc thực hiện.
Tính cả thời gian dự án bị dừng do tai nạn và ảnh hưởng việc trên, nhiều hạng mục dự án đến nay đã dừng 3 tháng. Cùng với việc thay Tổng Giám đốc dự án và TVGS, Bộ GTVT vừa yêu cầu Tổng thầu gấp rút đưa người trở lại Việt Nam. Tổng thầu đã hứa những ngày tới sẽ có thêm 100 kỹ sư, điều hành sang Việt Nam.
Rất muốn loại bỏ Tổng thầu khỏi dự án
Để đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đề ra, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt và Tổng thầu phải kiểm soát đặc biệt tiến độ thi công của các đơn vị thi công (thầu phụ), nếu đơn vị nào không đáp ứng yêu cầu thay thế ngay; đồng thời yêu cầu Tổng thầu phải tạo mọi điều kiện (về thanh toán, cung cấp các vật tư đủ) cho các nhà thầu phụ để thi công.
Video đang HOT
Lãnh đạo Bộ sẽ họp giao ban 1 lần/tháng hoặc họp đột xuất để kịp thời xử lý các vướng mắc.
Trong một diễn biến liên quan khác, ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói: “Cùng với việc yêu cầu bộ phận lãnh đạo mới của Tổng thầu phải sang Việt Nam làm việc, để giảm bớt các thủ tục phải trình ký, xin phép gây mất thời gian, từ nay Bộ GTVT sẽ giao toàn quyền việc thi công cho Tổng thầu theo hình thức “chìa khóa trao tay”, Bộ GTVT chỉ giám sát, kiểm định về chất lượng”.
Đưa ra quan điểm, trước sự việc này, ngày 30/3, TS Phạm Sanh cho biết: “Trong quá trình triển khai gặp các vấn đề chậm tiến độ, chất lượng thi công thấp, chắc chắn là do trong quá trình lựa chọn nhà thầu (tổ chức đấu thầu) đã có sơ hở. Cụ thể là vấn đề về năng lực, đặc biệt năng lực chuyên môn của nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu của dự án”.
“Để thấy, thứ nhất, đó là chúng ta đang yếu kém trong việc quản lý hợp đồng. Thứ hai, tồn tại này là do chúng ta sử dụng hợp đồng BCC, cho phép Tổng thầu được tính trượt giá theo thị trường, đảm nhận gần như gói thầu hỗn hợp đi từ cung ứng, thiết kế, thi công. Việc cho tính trượt giá rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ làm cho tiến độ chậm, kéo dài để nâng số tiền trượt giá”, ông Sanh cho biết thêm.
Mặt khác, theo ông Sanh thì biết là trong hợp đồng ký kết cũng quy định rõ nếu không đảm bảo được tiến độ, vi phạm thì có chế tài xử phạt. Nhưng, hiện nay vấn đề quản lý trượt giá ở Việt Nam vẫn còn bao cấp, chế độ bao cấp này thể hiện ở việc, giá cả phải dựa vào ý kiến Bộ xây dựng.
Ông Sanh khẳng định: “Trong điều khoản chắc chắn có quy định nhà thầu vi phạm thì nhắc nhở, thời gian nhắc nhở là bao lâu, phương án cuối cùng là xóa hợp đồng, lỗi bên nào bên đó chịu trách nhiệm”.
Thêm bằng chứng tổng thầu Trung Quốc thất hứa Bộ trưởng Thăng
Trước đó, trong văn bản của Ban quản lý đường sắt gửi Bộ GTVT đã nêu rõ trong quá trình thực hiện dự án, tổng thầu đã để xảy ra rất nhiều tồn tại như: tiến độ thi công, tiến độ hoàn thành thiết kế kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật đều rất chậm. Đặc biệt đã để xảy ra 2 sự cố mất an toàn gây thiệt hại về người và tài sản trong thời gian rất ngắn.
Dù Bộ GTVT và BQL đã tạo điều kiện để rà soát, chấn chỉnh nhằm đảm bảo tiến độ cũng như thi công an toàn, hiệu quả, nhưng tổng thầu đã không tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các bộ, ngành liên quan thực hiện như cam kết.
Cũng tại văn bản này, BQL dự án đường sắt yêu cầu tổng thầu phải nhanh chóng xử lý triệt để các tồn tại, gia tăng số lượng nhân viên kỹ thuật có năng lực, kinh nghiệm để quản lý dự án, thanh toán nợ nần cho nhà thầu phụ.
Thái Linh
Theo_Báo Đất Việt
Trẻ học nhà kho, trường to "đắp chiếu"
Ngay tại Hà Nội, có những điểm trường mầm non trong nhà kho cũ kỹ, dột nát, vừa học vừa lo sập. Trong khi đó, các dự án tiền tỷ xây trường kiên cố để thay thế khởi công từ nhiều năm nay vẫn dang dở vì thiếu vốn, đang nằm phơi mưa nắng.
Học sinh vẫn phải học trong các nhà kho cũ. Ảnh: Quỳnh Nga.
Học trong nhà kho cũ nát
Hiện, thôn Yên Nội (Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội) có 3 điểm trường cho học sinh mầm non. Điểm trường mẫu giáo Yên Nội được cải tạo từ nhà kho cũ của hợp tác xã và nhà di tích, là lớp học của 256 cháu (từ 3 - 5 tuổi). Điểm trường nhà trẻ đội 1 có 87 cháu học chung trong căn phòng rộng chưa đến 60m2. Do lớp học chật chội nên dù có bàn ghế cũng không đủ chỗ kê, giáo viên phải xếp miếng xốp xuống nền nhà. Vào ngày mưa nền ướt, đành trải chiếu để các cháu ngồi học.
Tại điểm trường khu nhà trẻ 5 gian có gần 50 học sinh. Diện tích lớp học rộng chừng 30m2. Điểm trường này được cải tạo từ ngôi nhà kho chứa lúa của làng trước đó. Trên tường, từng mảng vôi vữa bong tróc, có chỗ lõm vào nhìn thấy cả gạch đỏ vỡ vụn. Khoảnh sân nhỏ phía trước chỉ đặt vừa một chiếc đu quay đã gỉ sét đen quạch và một chiếc cầu chui cho trẻ.
Chị Phạm Thị Quyên dạy học tại điểm trường này hơn 20 năm cho biết, ngày nắng học sinh của lớp 3 tuổi và lớp 4 tuổi phải chia nhau để học bài. Lớp này học 30 phút, ra sân chơi để lớp còn lại học và ngược lại. Năm học trước, mái ngói của trường cũ dột nước, mỗi khi mưa xuống phải gọi phụ huynh đến đón học sinh về.
Tương tự, điểm trường mầm non thôn Lương Xá (Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội) với hơn 70 em nhỏ đang phải học tạm bợ nhà kho cũ của hợp tác xã trước kia. Điểm trường có 4 phòng học nhưng do 2 phòng xuống cấp, dột nát, có nguy cơ đổ sập nên toàn bộ học sinh phải học dồn ở 2 phòng còn lại. Một phần sân chơi được lợp mái tôn và đặt bàn ghế để các cháu ăn uống.
Ngôi trường chục tỷ bỏ hoang chờ vốn. Ảnh: Quỳnh Nga.
Trường tiền tỷ phơi mưa nắng
Dự án xây dựng trường mầm non kiên cố cho thôn Yên Nội được khởi công vào ngày 29/11/2010, vốn đầu tư 14 tỷ đồng. Dự kiến, phải hoàn thành trường để đón năm học 2012-2013. Tuy nhiên, sau gần 5 năm xây dựng, hiện ngôi trường mới hoàn thành phần xây thô một khối nhà phòng học 2 tầng và một khối nhà 1 tầng dự kiến làm nhà hiệu bộ. Tại khu đất xây dựng trường mới, từng mảng tường rêu mốc. Những trụ sắt hoen gỉ, nền nhà nước trũng đọng. Dưới sân, cỏ dại mọc um tùm che khuất.
Bà Nguyễn Thị Chiến, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Quang, cho biết: "Khi dự án chậm tiến độ, tôi kiến nghị và nhận được câu trả lời do thiếu nguồn vốn. Cô trò chúng tôi mong mỏi từng ngày có trường khang trang, đảm bảo chất lượng dạy học, chứ chật chội, tạm bợ như hiện nay khổ nhất là học sinh mầm non".
Ông Vương Mạnh Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Quang, nói rằng, dự án xây dựng Trường mầm non Yên Nội do Phòng Giáo dục huyện Quốc Oai làm chủ đầu tư nên xã không nắm được cụ thể thông tin.
Dở dang vì thiếu vốn
Chủ đầu tư dự án xây dựng Trường Mầm non Yên Nội là Phòng Giáo dục huyện Quốc Oai. Từ tháng 2/2015, dự án chuyển chủ đầu tư sang đơn vị mới là Ban quản lý dự án huyện Quốc Oai. Theo ông Kiều Đình Tình, Phó Ban quản lý dự án huyện Quốc Oai - đơn vị trực tiếp quản lý dự án, việc xây dựng trường mầm non kéo dài trong nhiều năm gây ra nhiều lãng phí. Khi xây phần thô xong rồi để 2 năm sau có vốn mới làm tiếp, rêu bẩn bám vào, lại phải trích chi phí cạo rêu mốc.
"Chưa thể chắc chắn vì nguồn vốn phụ thuộc vào việc đấu giá đất. Theo kế hoạch, năm 2015, sẽ giải ngân tiếp 3,5 tỷ đồng cho công trình, trong đó có 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn nông thôn mới".
Ông Đỗ Lai Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) nói về nguồn vốn xây dựng điểm trường mầm non Yên Nội (xã Đồng Quang)
Ông Đỗ Lai Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, cho biết, nguồn vốn xây dựng điểm trường mầm non Yên Nội (xã Đồng Quang) chủ yếu từ ngân sách huyện, ngân sách thành phố chỉ hỗ trợ 2 tỷ đồng.
Kế hoạch xây dựng trường trong 2 năm nhưng do không có tiền nên chưa xong. Theo ông Bình, tổng vốn đầu tư dự án 14 tỷ đồng, qua 5 năm, đã giải ngân được 7 tỷ đồng. "Chưa thể chắc chắn vì nguồn vốn phụ thuộc vào việc đấu giá đất. Theo kế hoạch, năm 2015, sẽ giải ngân tiếp 3,5 tỷ đồng cho công trình, trong đó có 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn nông thôn mới", ông Bình nói.
Lý giải về việc "bỏ hoang" Trường Mầm non Lương Xá (Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội), đại diện UBND huyện Chương Mỹ cho biết, công trình hoàn thành từ tháng 4/2011 với số vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng, nhưng chưa sử dụng do thiếu công trình phụ trợ (gồm tường bao quanh, sân trường...).
Khi bàn giao, UBND xã Lam Điền không tiếp nhận, tiếp tục đề nghị đầu tư bổ sung các hạng mục phụ trợ, nhà hiệu bộ với số vốn nâng lên hơn 9 tỷ đồng. Do nguồn ngân sách của huyện hạn hẹp, kinh tế suy thoái nên chưa bố trí đủ nguồn vốn.
Theo_Dân việt
"Chặt cả dãy xà cừ trên đường Nguyễn Trãi mà không xin ý kiến" "Theo Luât Thu đô thi viêc chăt ha cây cung phai xin y kiên cac câp. Lam quy mô rông lơn như vây cung nên co đanh gia tac đông môi trương, tham khao y kiên cua cac đơn vi liên quan. Viêc nay Ha Nôi chưa tham vân Bô Tai nguyên va Môi trương trươc khi thưc hiên". Ông Hoang Dương Tung...