Tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ vượt 22 triệu người
Ngày 9/5, tổng số ca bệnh COVID-19 tại Ấn Độ đã vượt mức 22 triệu trong bối cảnh gần đây nước này liên tục ghi nhận trên 400.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Cầu nguyện trong lễ hỏa táng người thân tử vong do nhiễm COVID-19 tại Allahabad, Ấn Độ, ngày 8/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Ấn Độ thông báo ghi nhận thêm 403.738 ca mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 kể từ khi dịch bùng phát lên là 22.296.414 ca. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, quốc gia Nam Á này ghi nhận trên 400.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch bệnh cũng tăng lên mức 242.362 sau khi có thêm 4.092 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24 giờ qua. Hiện số ca bệnh COVID-19 đang cần được điều trị tại Ấn Độ là 3.736.648 ca, tăng 13.202 ca so với một ngày trước đó.
Video đang HOT
Trong vài tuần qua, số ca mắc COVID-19 cần điều trị liên tục tăng sau thời gian tạm giảm xuống mức khoảng 10.000 ca/ngày hồi tháng 1/2021. Tổng cộng trên 18,31 triệu bệnh nhân COVID-19 của nước này đã được điều trị khỏi và xuất viện.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Chính phủ liên bang Ấn Độ vẫn chưa áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan dù số ca mắc mới mỗi ngày liên tục tăng và tình hình ngày càng nghiêm trọng. Một số bang tại Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp giới nghiêm vào ban đêm hoặc phong tỏa một phần. Vùng Delhi đã áp dụng lệnh phong tỏa thứ 3 kể từ khi dịch bùng phát, có hiệu lực đến ngày 10/5. Các trường học cũng phải hoãn hoặc hủy một số kỳ thi do tình hình dịch bệnh phức tạp. Chính phủ liên bang cũng đã tăng cường năng lực xét nghiệm COVID-19 trên cả nước và đến nay đã thực hiện được hơn 300 triệu xét nghiệm.
Ấn Độ triển khai tiêm phòng COVID-19 trên toàn quốc từ ngày 16/1 và đang trong giai đoạn 3, tiêm cho những người trên 18 tuổi. Đến nay, nước này đã tiêm hơn 169 triệu liều, sử dụng vaccine Covishield, Covaxin và cũng đã tiếp nhận vaccine Sputnik-V của Nga từ ngày 1/5.
* Ngày 9/5, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo số ca bệnh COVID-19 nặng tại quốc gia này đã tăng lên 1.144 ca, mức cao nhất từng ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Mức cao nhất từng được ghi nhận trước đó là 1.131 ca ngày 7/5. Đây cũng là ngày Chính phủ Nhật Bản quyết định gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và vùng Osaka đến ngày 31/5 và mở rộng biện pháp này ra các tỉnh Aichi và Fukuoka.
Hiện Nhật Bản đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh thứ 4, với số ca mắc mới trong ngày 8/5 lần đầu vượt mức 7.000 ca kể từ giữa tháng 1/2021. Hiện có 15/47 tỉnh ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay.
Theo lệnh tình trạng khẩn cấp, từ cuối tháng 4, các vùng trong diện tác động sẽ phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn để hạn chế số ca lây nhiễm, bao gồm các nhà hàng không phục vụ đồ uống có cồn, các trung tâm thương mại lớn phải đóng cửa và các sự kiện phải tổ chức với hình thức không khán giả. Tuy nhiên, trong quyết định gia hạn mới, một số biện pháp được nới lỏng như các cửa hàng tiện ích được mở cửa tới 20h hằng ngày, một số sự kiện quy mô lớn như hòa nhạc hoặc các trận đấu thể thao được phép tiếp nhận một số lượng giới hạn khán giả.
Kinh tế Ấn Độ rơi vào suy thoái kỹ thuật
Số liệu do Chính phủ Ấn Độ công bố ngày 27/11 cho thấy nền kinh tế nước này đã suy giảm 7,5% trong quý II của tài khóa hiện tại (tức tháng 7 - 9/2020).
Công nhân kiểm tra các ống sợi trên máy dệt thảm tại một nhà máy ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù đây là sự phục hồi so với quý trước nhưng với sự suy giảm này, nền kinh tế Ấn Độ đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kỹ thuật.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, báo cáo của Bộ Thống kê và Thực hiện Chương trình Ấn Độ nêu rõ: "Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II tài khóa 2020-2021 ước tính ở mức 33.140 tỷ rupee (447 tỷ USD), so với 35.840 tỷ rupee của quý II tài khóa 2019-2020, tương đương mức giảm 7,5% so với mức tăng 4,4% của quý II tài khóa trước".
Trong quý vừa qua, các hoạt động thương mại, khách sạn, giao thông và liên lạc đã giảm 15,6%, trong khi lĩnh vực hành chính công, quốc phòng và các dịch vụ khác giảm 12,2%. Lĩnh vực tài chính, bất động sản và các dịch vụ chuyên nghiệp giảm 8,1%, xây dựng giảm 8,6%. Trong khi đó, một số lĩnh vực đã tăng trở lại khi chính phủ nối lại các hoạt động kinh tế. Các dịch vụ điện, ga, cấp nước và các dịch vụ tiện ích khác tăng 4,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4% và khu vực chế tạo chứng kiến mức tăng nhẹ 0,6%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh một số bang tái áp đặt các biện pháp hạn chế trong tuần này nhằm ứng phó với làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ hai, giới doanh nghiệp lo ngại điều này có thể làm chậm tốc độ phục hồi trong 2 - 3 tháng tới cũng như làm tăng nguy cơ lạm phát. Theo các dự báo, kinh tế Ấn Độ đang trên đà chứng kiến mức suy giảm khoảng 8,7% trong cả tài khóa hiện tại, mức thấp nhất trong hơn 40 năm qua.
Nền kinh tế Ấn Độ đã giảm tốc trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chỉ tăng 4,2% trong năm tài chính vừa qua, mức thấp nhất trong 11 năm. Đến quý I tài khóa 2020-2021 (tháng 4 - 6/2020) khi Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, kinh tế nước này đã sụt giảm tới 23,9%, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong hơn 40 năm trong bối cảnh dịch COVID-19 kìm hãm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tư nhân.
Hàn Quốc tố Triều Tiên định đánh cắp dữ liệu vaccine Covid-19 Tình báo Hàn Quốc tuyên bố ngăn được nỗ lực tấn công mạng của Triều Tiên nhằm vào những hãng dược đang phát triển vaccine Covid-19 của nước này. Nghị sĩ Ha Tae-keung, thành viên Ủy ban Tình báo quốc hội Hàn Quốc, hôm nay cho biết Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đã vô hiệu hóa nhiều nỗ lực của tin...