Tổng quan về lão hóa da – Kỳ 1
Nếu thử tìm kiếm trên Google với từ khóa “lão hóa”, bạn sẽ nhận được 870.000 kết quả chỉ trong chưa đầy một giây.
Và nếu chuyển qua dùng từ khóa tiếng Anh “Aging” thì con số này sẽ gấp đôi. Điều này chứng tỏ rằng vấn đề lão hóa đang rất được cộng đồng xã hội quan tâm, đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của y học hiện đại.
Lão hóa có thể hiểu đơn giản là quá trình già đi của cơ thể, đây là một quá trình tất yếu mà chúng ta không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn, điều này giải thích tại sao ở cùng một độ tuổi nhưng người này trông già hơn người kia.
Từ tuổi 25, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự lão hóa của cơ thể thông qua các biểu hiện của lão hóa da. Hầu hết mọi người muốn giấu đi tuổi tác của mình nhưng làn da lại tố cáo tất cả: nếp nhăn, sạm nám, lỗ chân lông to, sự khô ráp, kém đàn hồi, chảy xệ… Đây cũng chính là nỗi trăn trở của hầu hết phụ nữ, và nó tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của chị em trong công cuộc trẻ hóa làn da. Thế nhưng chúng ta biết gì về lão hóa da ngoài những biểu hiện bề ngoài của nó? Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn những câu hỏi trên.
1. Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa da
Có 3 biểu hiện chính của làn da lão hóa, đó là: nếp nhăn, sự giảm thể tích da và sự giảm mật độ da.
- Nếp nhăn: Kể từ độ tuổi 25, các dấu hiệu lão hóa đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên bề mặt da. Đó là các đường nhăn nhỏ và cạn ở vùng da quanh mắt, thường được gọi là vết chân chim. Các nếp nhăn ở má, trán, giữa hai chân mày xuất hiện khi gương mặt nói cười, nhăn trán, cau mày… Theo thời gian, các nếp nhăn này trở nên sâu hơn và tồn tại ngay cả khi bạn không biểu thị cảm xúc. Nếp nhăn sâu hình thành giữa mũi và má, chúng liên quan đến sự chùng xuống của da và lâu ngày trở thành nếp gấp.
Cấu trúc da trẻ và da lão hóa
- Sự giảm thể tích da: Có thể nhận thấy qua sự chùng xuống của da, da không còn căng đầy khiến khuôn mặt trông có vẻ mệt mỏi và buồn bã hơn.
Video đang HOT
- Sự giảm mật độ da: Biểu hiện ra ngoài với làn da mỏng và yếu hơn, thường gắn liền với các nếp nhăn sâu và sự sạm màu. Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh.
2. Quá trình lão hóa bên trong các lớp da
- Lớp biểu bì: Quá trình tái tạo tế bào chậm hơn và sự sản sinh lipid bị suy giảm khiến cho làn da khô ráp và sần sùi hơn. Lớp da này cũng trở nên nhạy cảm hơn với tia UV, chức năng miễn dịch suy yếu, khả năng tự lành vết thương giảm dần.
- Lớp hạ bì: Từ độ tuổi 25 mỗi năm làn da bị mất đi 1% lượng collagen tự nhiên, cùng với sự thiếu hụt chất elastin khiến cho các mô trung bì bị phá hủy. Điều này dẫn đến khả năng đàn hồi của da giảm đi, các nếp nhăn xuất hiện. Đồng thời, làn da có xu hướng bị tổn thương, các mao mạch bị phá vỡ, lưu thông máu kém dẫn đến việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxi đến bề mặt da kém hiệu quả. Vì vậy làn da không còn hồng hào, trẻ trung như trước nữa.
- Lớp mỡ dưới da: Sự sụt giảm về kích thước và số lượng các tế bào tạo lipid ở lớp mỡ dưới da dẫn đến việc giảm thể tích da, khiến cho các nếp nhăn sâu hơn, má bị hõm vào và các vết thương khó tự lành được.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lão hóa da
* Nhân tố bên trong:
- Di truyền: Yếu tố di truyền của mỗi người quyết định màu da và loại da (da thường, khô, dầu hay da hỗn hợp) của họ, và nhìn chung ảnh hưởng đến tình trạng của da. Yếu tố di truyền cũng xác định tuổi lão hóa sinh học của da. Ví dụ như là làn da khá nhạy cảm thì có thiên hướng có nếp nhăn sớm hơn. Hoặc làn da châu Á thì dễ bị chứng không đều màu và các nếp nhăn xuất hiện trễ hơn.
Loại da ảnh hưởng đến quá trình lão hóa sinh học của làn da
- Hormone: Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể tác động đáng kể lên da. Trong quá trình mang thai, hormone có thể làm tăng sự sản sinh hắc tố và dẫn đến chứng tăng sắc tố da, còn được gọi là nám da. Đối với phụ nữ mãn kinh, nồng độ hormone nữ sụt giảm khiến cấu trúc da thay đổi và thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa da.
Các nhân tố bên trong không thay đổi được nhưng mấu chốt vấn đề nằm ở các nhân tố bên ngoài, đó chính là môi trường sống và lối sống của bạn. Chúng tác động như thế nào đến làn da và bạn có thể thay đổi không?
Theo Thanhnien
Bạn đã biết cách thu hẹp lỗ chân lông
Một số người may mắn có được lỗ chân lông nhỏ và làn da mịn màng, số còn lại thì không. Vậy thì phải làm thế nào để thu hẹp lỗ chân lông nhỉ?
1. Vì sao lỗ chân lông lớn?
Da không sạch:
Làn da không được làm sạch đúng cách khiến bụi bẩn và các chất bã nhờn ứ đọng sâu trong lỗ chân lông gây bít tắc. Tế bào chết không được tẩy đều đặn sẽ đọng lại xung quanh bề mặt của lỗ chân lông. Cả hai nguyên nhân trên đều khiến lỗ chân lông phải không ngừng giãn ra để "thở", dần dần chúng sẽ to hơn kích cỡ thật và lan tràn trên toàn bộ bề mặt da (đặc biệt là các vùng như trán, cằm, mũi và hai má).
Da mất cân bằng, thừa dầu, thiếu nước:
Da thừa dầu, thiếu nước tức là luôn trong tình trạng đổ dầu nghiêm trọng ở vùng chữ T song lại khô ở các vùng da khác. Khi trang điểm, bạn thường thấy không ăn phấn do da không có độ ẩm thích hợp, nhưng chỉ cần 2-3 tiếng sau, phấn hầu như bị trôi do quá nhiều dầu. Tình trạng này là do da bị làm sạch quá kĩ với các chất tẩy rửa mạnh mà thiếu bổ sung nước. Khi mất nước, da càng đổ dầu nhiều hơn như một cách "phản ứng" lại tình thế. Mất nước làm cho tế bào da trở nên mỏng hơn, gia tăng khoảng cách giữa các tế bào, trong khi đó lượng dầu thừa tiếp tục góp phần vào việc bít tắt các lỗ chân lông.
Da lão hóa sớm:
Bước vào độ tuổi 30, các dấu vết của sự lão hóa đã có thể nhìn thấy rõ ràng trên da. Ở một số người, quá trình này bị thúc đẩy do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không lành mạnh, stress, mất ngủ và lười vận động. Quá trình sớm lão hóa này khiến da chảy sệ, mất đi độ săn chắc vá góp phần làm giãn lỗ chân lông.
Những nguyên nhân này giải thích cho việc, một số người có lỗ chân lông to cảm thấy tình trạng da khả quan hơn nhiều vào buổi sáng và càng lúc càng tệ đi sau một ngày làm việc. Các lỗ chân lông đã thực sự giãn ra sau 8 tiếng bị ảnh hưởng bởi môi trường máy tính, điều hòa và nhất là khi bị che giấu bởi một tầng make-up kéo dài, không có quy trình làm sạch xen kẽ.
2. Làm thế nào để thu hẹp lỗ chân lông?
- Hãy làm sạch da ngay khi có thể nhưng không phải bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Nếu chọn sản phẩm cho da dầu, da nhạy cảm tránh chứa hương liệu hay chất kích ứng. Sửa rửa mặt sau khi tạo bọt và áp lên trên da không được để quá 30 giây. Nên massage từ trong hướng ra ngoài vùng má theo chiều ngang (chiều cấu tạo da) để loại bỏ các vết bẩn.
- Nếu make-up thường xuyên, nhất định bạn phải chọn một sản phẩm tẩy trang cao cấp. Khuyến khích tẩy trang bằng sản phẩm có dạng tinh dầu (tinh dầu có thể hòa tan và loại bỏ rất tốt lớp trang điểm trên da).
- Nhất thiết phải tẩy da chết từ một - hai lần/tuần. Việc này đặc biệt quan trọng.
- Sử dụng các dung dịch làm cân bằng da và dưỡng ẩm sau khi rửa mặt hoặc trước khi make-up. Lưu ý, chọn loại dưỡng ẩm không dầu. Bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi đáng kinh ngạc. Làn da được cung cấp nước đầy đủ sẽ mướt và mịn, sự đổ dầu sẽ suy giảm.
Theo Xinhxinh
Trị liệu các vấn đề lão hóa da bằng chỉ vàng 24k Công nghệ mới giúp khắc phục các vết nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, cơ hai bên má chảy xệ, phình mỡ nọng cằm, sạm nám. Trước đây, các phương pháp phẫu thuật hoặc tiêm chất làm đầy được áp dụng cho các tình trạng lão hóa da. Tuy nhiên, các phương pháp này gây đau đớn, dễ để lại sẹo, mất nhiều...