Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 9 tháng đầu năm
Bảo hiểm là một trong số ít lĩnh vực tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao trong bối cảnh đại dịch.
Ảnh minh họa.
Liên quan đến thị trường bảo hiểm, trong báo cáo mới nhất về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã cập nhật những thông tin mới nhất về bức tranh toàn ngành trong 9 tháng năm 2020.
Theo báo cáo trên, tới hết quý III/2020, tổng tài sản toàn ngành ước đạt 531.524 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2019. Các doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 428.823 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 344.582 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 110.742 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 131.570 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2019). Trong đó, các đơn vị đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 33.917 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Với những số liệu trên, Chính phủ đánh giá thị trường bảo hiểm đang có sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô thị trường và khối lượng đầu tư trở lại nền kinh tế.
Trong bản báo cáo mới cập nhật của Chính phủ, tuy có những thống kê khá toàn diện về thị trường bảo hiểm nói chung 9 tháng qua song lại thiếu những thông tin về hai khối bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong giai đoạn này.
Trước đó, trong báo cáo định kỳ, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cũng đã cập nhật những số liệu khá toàn diện, cụ thể về bức tranh thị trường bảo hiểm Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 83.084 tỷ đồng,tăng 15,02% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.131 tỷ đồng, tăng 7,61% so với cùng kỳ. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 55.953 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường bảo hiểm năm 2020 chịu tác động lớn từ những diễn biến của dịch Covid-19.
Đơn cử, với khối bảo hiểm nhân thọ, trong giai đoạn dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới và tổng doanh thu phí bảo hiểm đều có mức tăng trưởng giảm đáng kể so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 6 tháng đầu năm đã giảm gần 1/2 so với cùng kỳ 2019 (6 tháng đầu năm 2019 có mức tăng 20,4% so với cùng kỳ 2018). Còn tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu phí cũng giảm từ 25,3% xuống 19%.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến tháng 9/2020, thị trường bảo hiểm có 69 doanh nghiệp và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; tăng 07 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 01 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ so với năm 2016.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 1,7%, đạt 58,2 tỷ USD cuối tháng 6/2020
Việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch Covid-19.
Đó là đánh giá được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa công bố.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 thông qua một loạt giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ ngày 15/6 tới ngày 11/9, lợi suất trái phiếu chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 5,0% so với tháng 3/2020 và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019.
Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng 6, so với mức 87,8% hồi tháng 3, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó.
Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ USD trong quý II, tăng 21,3% so với quý I năm nay. Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý I. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng 6 năm 2020, trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý II, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6 năm 2020.
Báo cáo cho biết, lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng 6, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch Covid-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực. ADB dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch, cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ.
Giá USD hôm nay 25/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ....