Tổng quan đồ họa của làng game thế giới qua các thời kì
Hãy cũng chúng tôi điểm qua những bước phát triển đồ họa nổi bật nhất trong làng thế giới.
Thiết kế game luôn tiến hóa, và đồ họa của chúng cũng vậy. Phong cách nghệ thuật có thể khác nhau, nhưng qua từng thời kì, phần nhìn của video game có rất nhiều điểm tương đồng. Hãy cũng chúng tôi điểm qua những bước phát triển đồ họa nổi bật nhất trong làng thế giới.
Khởi nguyên của video game và những bước chuyển mình (1972 – 1982) Khởi nguyên của video game và những bước chuyển mình (1972 – 1982)
Pong trên hệ máy thùng
Pong được phát hành năm 1972 cho các hệ máy thùng và đạt được thành công rất lớn. Sở hữu một lối chơi đơn giản nhưng gây nghiện, Pong là bệ phóng đầu tiên cho ngành công nghiệp video game phát triển. Kéo theo đó là những tựa game nhái theo Pong, và tất nhiên, nhái cả nền đồ họa hai màu đơn điệu đó nữa.
Giới hạn phần cứng cũng hạn chế rất nhiều nền đồ họa của các tựa game thời kì này (vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi những Pong nhái) như Gun Fight (1975), Sea Wolf (1976) hay Space Invaders (1978). Đa phần chỉ là những tựa game 2D có độ phân giải rất thấp, dù rằng dải màu đã được nâng cấp lên nhiều hơn hai, nhưng về cơ bản vẫn rất thô sơ.
Space Invaders với những dải màu cơ bản
Kỉ nguyên 8-bit (1983 – 1995) và 16-bit (1987 – 2004)
Với sự phát triển về phần cứng và sự ra đời của thế hệ console thứ ba, đồ họa của video game cũng theo đó cũng có những sự thay đổi mang tính tích cực. Với khả năng hiển thị cùng một lúc 25 – 32 màu (trong bảng 53 – 256 màu), nhiều lớp và độ phân giải cao hơn, thời kì này được gọi là thời kì 8-bit. Các tựa game trong khoảng thời gian này có nền độ họa rất tươi sáng và có khuynh hướng hoạt hình, điển hình như Super Mario Bros. (1985), The Legend of Zelda (1986) hay Metal Gear (1987).
Super Mario Bros. – Niềm tự hào của Nintendo
Shadow of the Beast với nền đồ họa 16-bit
Và chỉ trong năm năm, kỉ nguyên 16-bit bắt đầu. Thế hệ console thứ tư mở đường cho hàng loạt những tựa game có khả năng hiển thị nhiều màu hơn (lên tới 4096 màu một lúc), parallax scrolling hay thậm chí là hiệu ứng 3D giả, giúp cho đồ họa thời kì này có chiều sâu và chi tiết hơn. Một trong những kẻ tiên phong là tựa game Shadow of the Beast (1990), một tựa game đi cảnh màn hình ngang có phần nhìn được coi là xuất sắc trong thời kì này.
Video đang HOT
Những bước đầu của đồ họa 3D (1980 – 1991)
Battlezone
Dù không nổi tiếng cho lắm, nhưng đồ họa 3D đã len lỏi vào video game từ tận thập niên 80 với sự ra đời của Battlezone, một tựa game bắn xe tăng với đồ họa dựa trên vector thay vì pixel. Những tựa game thời kì này, dù đa phần là nền đồ họa 2D nhưng vẫn đôi khi lợi dụng môi trường 3D giả được render trước. Tuy nhiên về cơ bản có rất ít sản phẩm được thực sự dựng trong không gian ba chiều.
Quả bom mang tên Wolfenstein 3D và sự bùng nổ của ba chiều (1992 – giữa thập niên 2000)
Wolfenstein 3D (1992) được id Software phát triển là một trong những tựa game bắn súng góc nhìn người thứ nhất đầu tiên. Đây là tựa game tiên phong trong việc giúp phổ biến đồ họa 3D với thành công ngoài tưởng tượng. Ngay sau đó là những Doom (1993), Quake (1996), Super Mario 64 (1996) và Half-Life (1998).
Wolfenstein 3D
Doom – Một trong những tựa game FPS nổi tiếng nhất
Thời kì hậu Doom cũng cho ra vô vàn những bản nhái với cách chơi và đồ họa tương tự, với góc nhìn thứ nhất và vũ khí cầm ở giữa. Một vài tựa game may mắn thay thoát khỏi được cái mác đáng xấu hổ này như Duke Nukem 3D (1996) hay Shadow Warrior (1997) với những thay đổi về gameplay hoặc ít ra là đồ họa.
Điểm chung của đa phần những tựa game cuối thế kỉ XX và đầu XXI là nền đồ họa rõ ràng với rất ít hiệu ứng phủ màn hình. Những game như The Elder Scrolls III: Morrowind (2003), Call of Duty (2003) hay Half-Life 2 (2004) được dựng hoàn toàn 3D, với ít nhiều khác biệt về phong cách đồ họa.
Half-Life 2 với hệ thống vật lí ấn tượng
Quá độ lên hiệu ứng (giữa thập niên 2000 – đầu thập niên 2010)
Kĩ thuật phần cứng phát triển khả thi hóa nhiều hiệu ứng đồ họa máy tính mới, như Bloom hoặc Motion Blur. Lúc này animation đã mượt mà hơn, độ phân giải texture đã cao hơn nhưng rất nhiều nhà phát triển rơi vào tình trạng đắp quá nhiều hiệu ứng hoặc filter lên khung hình, điển hình như Gears of War (2006), Far Cry 2 (2009), Battlefield 3 (2011) hay Syndicate (2012). Kết quả là bạn có những khung cảnh gần trông cực kì giả tạo và thiếu sức sống.
Far Cry 2 và filter nâu
Syndicate với hiệu ứng Bloom quá đáng
Tất nhiên luôn luôn có những con cừu đen, hay nói đúng hơn, là điểm nhấn lẻ loi giữa vô vàn những tựa game chạy theo xu hướng. Series Crysis với phiên bản đầu tiên 2007 có nền đồ họa đi trước thời đại gần như chục năm, với số lượng hiệu ứng cực nhiều nhưng phần lớn thời gian chưa bao giờ là quá mức. Nhưng những cái tên như vậy đa phần là rất hiếm.
Và bây giờ…
God of War cùng nền đồ họa ấn tượng
Có vẻ như những nhà làm game đã học được ít nhiều những bài học về tiết chế. Nếu như nhìn vào những sản phẩm tầm vài năm trở lại đây như Call of Duty: Advanced Warfare (2014), Titanfall 2 (2016), Horizon Zero Dawn (2017) hay God of War (2018) đã bỏ qua phần lớn filter và biết giữ hiệu ứng trong khuôn khổ chấp nhận được. Tông màu của chúng tươi sáng hơn nhưng vẫn đồng đều và hài hòa, với đầy những công nghệ mới nhất đủ để làm cỗ máy của bạn dặt dẹo.
Đó là chưa kể một xu hướng mới đang lên ngôi: độ phân giải 4K. Với ngày càng nhiều các yếu tố phần cứng có thể chạy được 4k (ổn định ở 30 hoặc 60FPS) như card đồ họa GTX 1080, RTX 2080 hoặc thậm chí Xbox One X và Playstation 4 Pro. Trong tương lai không xa có lẽ chế độ khử răng cưa (anti-aliasing) sẽ không còn cần thiết nữa, khi mà độ phân giải đã lên cao tới mức sắc nét khung hình.
Theo GameK
Top 10 sự kiện bất ngờ nhất của làng game thế giới năm 2018
Dưới đây là những tin tức bất ngờ về những tựa game hot, hoặc những studio game lớn. Rất nhiều game thủ từng hào hứng hay tò mò về những sự kiện này.
Chúng ta đang tiến dần tới những ngày cuối cùng của một năm 2018 đầy biến động. Và để kỷ niệm một năm dài đồng hành cùng game thủ, GameK xin phép điểm lại những sự kiện ấn tượng, nổi bật nhất trong năm qua.
Dưới đây là những tin tức bất ngờ về những tựa game hot, hoặc những studio game lớn. Rất nhiều game thủ từng hào hứng hay tò mò về những sự kiện này. Hãy cùng nhau xem, những sự kiện nào may mắn lọt top nhé.
Shadow Of The Tomb Raider 'lên kệ' với phần Ending bị sai
Kể từ sau cái chết của Aeris trong Final Fantasy VII, người hâm mộ game đã hào hứng tranh luận, đồn đoán về những kết thúc bí mật trong các tựa game, bao gồm cả các chi tiết đặc biệt mà người chơi khác có thể không thấy. Thông thường những tin đồn kiểu đó hoàn toàn vô thưởng, vô phạt. Tuy nhiên, một diễn đàn game đã 'dậy sóng' khi xuất hiện tin đồn về một kết thúc khác ẩn giấu trong Shadow Of The Tomb Raider. Và đó là sự thật.
Kết thúc chính thức đã bị nhầm lẫn trong bản vá lỗi day one patch. Kết thúc 'sai lầm' miêu tả việc Lara Croft nhận được một lá thư từ Natla, nhân vật phản diện trong Tomb Raider phần đầu tiên. Các nhà phát triển lên tiếng khẳng định 'đấy là một sai lầm đáng lẽ phải được loại bỏ'. Kết thúc trong bản day one patch là một trong những hướng đi được xem xét, nhưng không được lựa chọn, và đã bị đưa nhầm vào trò chơi. Rất tiếc là không phải ai cũng tải xuống day one patch trước khi chơi.
Tất cả mọi người đều yêu Bowsette
Rất nhiều fan từng khoái 'trùm cuối' Bowser hơn Mario, nhưng năm 2018, họ đã đưa nó lên một tầm cao mới. Trong phiên bản đầu tiên trên Switch của Super Super Mario Bros. WiiU, Nintendo đã giới thiệu một vật phẩm mới, Super Crown, biến cục nấm Toadette thành một công chúa lạ mắt có tên Peachette.
Một fanartist đã biến đổi Bowser bằng Super Crown, và nh ta đã làm nên lịch sử. Mọi game thủ dường như phát cuồng vì phiên bản Bowser này. Chỉ sau một đêm, những người hâm mộ Mario trên toàn thế giới đã tung ra những phiên bản đầy xinh đẹp về Bowser khi đeo Super Crown. Mọi người đã biến Bowser thành một nàng công chúa có sừng, đeo choker cá tính, và được đặt tên là Bowsette. Kể từ đó nàng Bowsette trở thành 'người yêu quốc dân' của rất nhiều game thủ trên toàn thế giới
Game developer bắt đầu thành lập công đoàn
Chúng ta đều biết việc tạo ra một trò chơi cực kỳ tốn công sức và chính các nhà phát triển làm việc phải làm thêm hàng tiếng đồng hồ, đôi khi sẽ bị sa thải sau khi trò chơi hoàn thành. Và năm nay, các nhà phát triển đã bắt tay cùng nhau, để đưa ra các cách để giảm thiểu những vấn đề này.
Tại Game Developers Conference, một tổ chức có tên là Game Workers Unite đã phát tờ rơi nói về các đoàn thể và có hẳn một hội thảo về tổ chức, khiến nó trở thành một trong những chủ đề nóng nhất tại sự kiện của ngành. Vấn đề này lại nóng lên một lần nữa sau cuộc phỏng vấn với Dan Houser, người đồng sáng lập Rockstar, khi ông đề cập đến việc làm việc 100 giờ một tuần trên Red Dead Redemption 2, và nhiều chi tiết 'không hay' về môi trường làm việc của Rockstar. Gần đây, những thành viên ở anh của Games Workers Unite đã trở thành một chi nhánh của Liên minh Công nhân Độc lập Vương quốc Anh. Ở Mỹ, mọi thứ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, mặc dù thành lập công đoàn là hướng đi tất yếu của các lập trình viên.
No Man' Sky trở nên 'thật' hơn, trở thành một tựa game multiplayer đúng nghĩa.
Khi No Man's Sky ra mắt, người chơi cho rằng họ có thể nhìn thấy nhau nếu ở cùng một vị trí địa lý. Tuy nhiên game không thể đáp ứng và họ nổi điên. Sau đó, nhà phát triển Hello Games đã giới thiệu một hình thức nhiều người chơi thô sơ, trong đó những người chơi khác được miêu tả là những quả cầu phát sáng. Lần này sự phục thiện của hãng đã được nhiều game thủ chào đón. Và ngạc nhiên thay, Hello Games tiếp tục nâng cấp trong năm nay. Bản cập nhật NEXT khổng lồ, đầy sức sống. Cuối cùng, bạn thực sự có thể thấy những người chơi khác hạ cánh trên cùng một hành tinh, và thậm chí hợp tác với họ để cùng nhau du hành thiên hà. Hiếm khi game thủ lướt qua nhau trong Không gian rộng lớn của No Man's Sky, nhưng khi điều đó xảy ra, nó giống hệt như ma thuật, như một phép màu, và người chơi biết mình không cô đơn.
Bộ phim The Detective Pikachu thực sự khá tuyệt vời
Đã có những bộ phim Pokémon, mỗi bộ phim có chất lượng khác nhau. Cũng đã có vô số bộ phim dựa trên các trò chơi video, và rất nhiều trong số đó khá tệ. The Detective Pikachu là một bộ phim Pokémon dựa trên trò chơi cùng tên của Nintendo. Và ngay từ trailer The Detective Pikachu đã thể hiện mình là bộ phim Pokémon khác biệt và ấn tượng nhất. Mặc dù chọn 'Deadpool' Ryan Reynold vào vai Pikachu có vẻ sẽ khiến các fan ngạc nhiên về một Pikachu khá 'bố đời', nhưng đó là điểm nhấn tạo nên sự hài hước. Bên cạnh đó, hình ảnh 3D của các chú Pokemon cũng là thứ mà fan đang mong đợi.
(Còn tiếp)
Theo GameK
Người khiến hàng triệu game thủ phải điên đầu, ức chế, thậm chí là đập máy, vừa nhận giải thưởng thành tựu trọn đời Cha đẻ của hai dòng game nổi tiếng Bloodborne và Dark Souls vừa nhận giải thành tựu trọn đời tại Golden Joystick Awards 2018. Hidetaka Miyazaki - giám đốc điều hành của From Software và là người sáng tạo ra 2 dòng game vô cùng nổi tiếng: Bloodborne và Dark Souls vừa qua đã được vinh danh với giải thưởng Thành tựu trọn...