Tổng nợ của VietinBank vượt 1,12 triệu tỉ đồng, gấp hơn 30 lần vốn điều lệ
Sau khi phát hành thành công 4.000 tỉ trái phiếu, tổng nợ của VietinBank tính đến cuối ngày 27/9 đã tăng lên hơn 1,12 triệu tỉ đồng, gấp hơn 30 lần vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank – Mã: CTG) thông báo phát hành thành công 4.000 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 7 năm và 10 năm với giá chào bán bằng mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu. Trong đó, trái phiếu 7 năm là 2.000 tỉ đồng và trái phiếu 10 năm là 2.000 tỉ đồng.
Đây là số lượng trái phiếu nằm trong đợt mở bán ra công chúng đầu tiên của ngân hàng trong năm 2019 và nằm trong kế hoạch 5.000 tỉ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.
Sau khi trừ tổng chi phí hơn 1,2 tỉ đồng, ngân hàng thu ròng 3.998,8 tỉ đồng từ đợt phát hành lần này.
Theo kết quả chào bán, có 13.875 nhà đầu tư đã tham gia mua trái phiếu gồm 13.239 nhà đầu tư cá nhân và 636 nhà đầu tư tổ chức. Trong đó, có 11 nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tổng số lượng mua là 3.130 trái phiếu. Tổng giá trị trái phiếu nước ngoài nắm giữ sau đượt chào bán là 3,13 tỉ đồng, chiếm 0,78% giá trị lưu hành.
Video đang HOT
Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank trước và sau khi phát hành trái phiếu (Nguồn: VietinBank)
Sau khi phát hành thành công 4.000 tỉ trái phiếu, tổng nợ của VietinBank tính đến cuối ngày 27/9 đã tăng lên hơn 1,12 triệu tỉ đồng (tương đương tăng 2% so với cuối ngày 14/8 – thời điểm trước đợt phát hành).
Cụ thể, nợ dài hạn của ngân hàng ở mức 407.007 tỉ đồng, tăng 3% so với ngày 14/8; trong đó, nợ trái phiếu 36.515 tỉ đồng, tăng 14%. Nợ ngắn hạn của VietinBank ở mức 713.495 tỉ đồng, tăng 1,2%.
Với mức vốn điều lệ chỉ hơn 37.200 tỉ đồng, tỉ lệ nợ nợ/vốn điều lệ của VietinBank tính đến cuối ngày 27/9 đã vượt 30 lần.
Theo Thương Trường
Theo Ngaynay.vn
Bến xe Miền Tây chi hàng trăm tỷ đồng chia cổ tức
Đến cuối 2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bến xe Miền Tây đạt gần 179 tỷ, gấp 7 lần vốn điều lệ. Đây là lý do giúp bến xe có thể chia lợi nhuận tỷ lệ 400% cho cổ đông.
Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (chủ sở hữu bến xe khách cùng tên tại TP.HCM) mới đây đã công bố thông tin về việc chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức còn lại năm 2018. Danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt này sẽ được chốt vào ngày 10/10 và dự kiến thời gian chi trả là ngày 25/10.
Lần chia cổ tức này sẽ được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 200%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu WCS sẽ nhận về 20.000 đồng tiền mặt.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, Bến xe Miền Tây chia cổ tức với tỷ lệ lớn như vậy. Hồi tháng 6, bến xe này đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 cho cổ đông bằng tiền mặt, cũng với tỷ lệ 200%.
Tổng cộng, cổ đông bến xe này sẽ nhận cổ tức bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 400% cho riêng năm 2018. Đây cũng là tỷ lệ chia lợi nhuận đã được đại hội cổ đông thường niên 2019 của Bến xe Miền Tây thông qua.
Bến xe Miền Tây là bến xe khách chuyên phục vụ các tuyến xe từ TP.HCM về các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Việt Hoàng.
Nằm ở cửa ngõ phía tây TP.HCM, Bến xe Miền Tây phục vụ hành khách từ TP.HCM đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với hơn 150 doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác 200 tuyến đường. Đây cũng là một trong những bến xe khách đang làm ăn hiệu quả nhất khu vực TP.HCM.
Trong năm gần nhất 2018, bến xe này ghi nhận 132 tỷ đồng doanh thu, và 66 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của bến xe khách.
Đến cuối năm 2018, Bến xe Miền Tây đã để dành được khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (nguồn tiền chia cổ tức) gần 179 tỷ đồng. Đây cũng là lý do giúp bến xe này có thể chia lợi nhuận cho cổ đông với tỷ lệ cao như thời gian qua.
Ước tính, với 2,5 triệu cổ phiếu WCS đang lưu hành, bến xe này phải chi ra 100 tỷ đồng để chia cổ tức cho riêng năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm nay, bến xe cũng ghi nhận 68 tỷ đồng doanh thu và lãi thêm 34 tỷ đồng sau thuế.
Với số vốn điều lệ 25 tỷ đồng, tổng tài sản của bến xe này hiện lên tới 348 tỷ nhờ lượng tiền để dành ở các quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế nhiều năm để lại. Tính đến cuối tháng 6, bến xe đang có gần 306 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng để lấy lãi. Số tiền gửi này chiếm gần 88% tổng tài sản công ty.
Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng (hưởng lãi suất 5,5%/năm) là 49 tỷ đồng, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn tại một số ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn TP.HCM.
Một số khoản tiền gửi lớn như 100,5 tỷ đồng gửi tại BIDV chi nhánh Chợ Lớn, 71 tỷ đồng gửi tại Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn; 46,3 tỷ gửi tại Agribank chi nhánh Bến Thành... Toàn bộ số tiền gửi này có kỳ hạn từ 5 đến 12 tháng với lãi suất dao động từ 5,45% đến 7,25% mỗi năm.
Nhờ mang lượng lớn tài sản đi gửi ngân hàng, mỗi năm Bến xe Miền Tây đều thu về hàng chục tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận từ tiền lãi, đóng góp vào tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
Theo News.zing.vn
Dùng tiền ngân sách tăng vốn ngân hàng có phá rào? Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có báo cáo bổ sung đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2018 và các tháng đầu năm 2019. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị. Phát biểu tại phiên họp,...