Tổng Kiểm toán Nhà nước tranh luận trước giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trước phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, “kiểm toán thực hiện đối chiếu sai nên các đối tượng nộp thuế kiện, liên luỵ đến cơ quan thuế”, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã có tranh luận với “Tư lệnh” ngành Tài chính..
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình các ý kiến ĐBQH nêu
Chiều nay (15-11), giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, cơ quan quản lý Thuế, Hải quan thực hiện rất nghiêm túc các kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.
Quy định hiện nay, cơ chế doanh nghiệp (DN) phải tự tính, tự khai tự nộp, quản lý rủi ro. Hàng năm cơ quan thuế kiểm tra 18-20% số lượng DN. Trên cơ sở phân tích tiêu chí rủi ro để lập kế hoạch tranh tra, kiểm tra.
“Qua thanh tra, kiểm tra năm 2017 đã xử lý 55.000 tỷ đồng, thu ngân sách 16.000 tỷ, xử lý giảm lỗ 37.000 tỷ. Tương tự khi cơ quan Kiểm toán nhà nước sai, cơ quan thuế đối chiếu với DN cũng phát sinh số thu tăng thêm cho ngân sách. Quá trình triển khai cơ quan thuế chấp hành nghiêm túc, báo cho người nộp thuế nộp thêm, nhưng người nộp thuế thấy chưa thoả đáng nên kiện lên cơ quan thuế, Bộ Tài chính… Nếu không chấp hành thì đưa ra toà”, ông Dũng cho biết.
“Chúng tôi đề nghị ở đây, ai kết luận thì người đó phải giải trình trước toà. Vấn đề này chúng tôi tiếp tục rà soát, tiếp thu, làm sao đảm bảo đúng quy định Hiến pháp, pháp luật, nhất là Luật Thanh tra, Kiểm toán…”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói
Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc tranh luận lvới nội dung Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình
Video đang HOT
Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc (Đoàn ĐBQH Nghệ An) nhắc lại nội dung: Bộ trưởng có nói kiểm toán thực hiện đối chiếu sai nên các đối tượng nộp thuế kiện, liên luỵ đến cơ quan thuế.
“Tôi làm Tổng Kiểm toán gần 3 năm và chưa có trường hợp nào từ kết luận của Kiểm toán Nhà nước để liên luỵ đến cơ quan thuế. Việc cơ quan thuế để sót, lọt nguồn thu là hết sức lớn”, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định.
ĐB Hồ Đức Phớc viện dẫn: “Các DN ngoài quốc doanh hai năm vừa rồi thất thu thuế 94% so với số đối chiếu. Kiểm tra dữ liệu về rủi ro thì chính việc chọn rủi ro không chính xác nên nhiều DN sau khi nằm trong dạng rủi ro không thu được thêm thuế, có nghĩa chọn rủi ro không chính xác”.
“Riêng kiểm toán hoàn thuế VAT năm 2017 là hơn 1.496 tỷ, vừa rồi kiểm toán việc ưu đãi đầu tư tại khu chế xuất ở TP.HCM, những khoản kiểm toán xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách thu hút đầu tư thì bỏ ra, nhưng kiến nghị truy thu 1.749,5 tỷ đồng. Cuộc kiểm toán ở TP.HCM truy thu 2.959 tỷ đồng trong đợt này”, ông Phớc thông tin thêm.
Tổng Kiểm toán nhà nước khẳng định: “Chúng tôi muốn nói, Kiểm toán nỗ lực hết sức mình khi được Quốc hội giao kiểm toán về thuế, hoạt động của cơ quan thuế, không chỉ chi tiêu công, tài sản công mà kể cả hoạt động của cơ quan thuế trong vấn đề thu thuế. Chúng tôi chịu trách nhiệm về kết luận của mình. Đụng vào DN nào thì cũng dãy dụa, còn phạt hay không do cơ quan thuế quết định chứ chúng tôi không được quyết định”.
Theo anninhthudo
Chủ nhiệm Lê Thị Nga hồi âm "đòi" đánh giá công bằng của Tổng Kiểm toán
Uỷ ban Tư pháp đã cân nhắc thận trọng, đánh giá khách quan cả mặt tích cực và hạn chế, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga ...
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga hồi âm Tổng kiểm toán.
Uỷ ban Tư pháp cân nhắc thận trọng, đánh giá khách quan cả mặt tích cực và hạn chế, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga hồi âm ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc.
Như VnEcnomy đã thông tin, sáng 13/11 Tổng Kiểm toán đã dùng quyền tranh luận cho rằng đánh giá của Uỷ ban Tư pháp tại báo cáo thẩm tra công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 với cơ quan này là chưa công bằng.
Theo báo cáo, Uỷ ban Tư pháp nhận định, việc kiến nghị xử lý hình sự qua hoạt động thanh tra, kiểm toán còn ít. Những hạn chế trong việc kiến nghị xử lý hình sự qua công tác kiểm toán đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Khẳng định Kiểm toán Nhà nước trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp rất lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng, ông Phớc muốn được đánh giá công bằng trước Quốc hội.
Cuối phiên thảo luận chiều cùng ngày, Chủ nhiệm Lê Thị Nga giải thích, theo luật định, Uỷ ban Tư pháp không có chức năng đánh giá toàn diện hoạt động của Kiểm toán nhà nước mà chỉ có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan này trong việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán.
"Trong nhiều năm nay, khi đánh giá về vấn đề này, Ủy ban Tư pháp đều cân nhắc rất thận trọng, đánh giá khách quan cả mặt tích cực và mặt hạn chế dựa trên các số liệu phân tích trong báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ, báo cáo công tác của Kiểm toán nhà nước.
Cụ thể, trong báo cáo năm nay, Uỷ ban Tư pháp đã nêu rõ, ...cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ về những kết quả tích cực trong công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo.... Theo đó, công tác thanh tra, kiểm toán tiếp tục được tăng cường, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng... cơ bản hoàn thành việc thanh tra, kiểm toán kết luận thanh tra, kiểm toán các dự án thua lỗ, thất thoát lớn...
Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị thu hồi cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng trăm ha đất; kịp thời phát hiện nhiều bất cập, sơ hở trong chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sau thanh tra, kiểm toán được tăng cường và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận..
Uỷ ban Tư pháp cũng đã chú thích, dẫn chứng cụ thể nhiều kết quả tích cực trong hoạt động của kiểm toán. Như, thanh tra, kiểm toán nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm toán các dự án đầu tư lớn tại các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư theo hình thức BOT, BT; quản lý vốn nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước...
Hay, qua công tác kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 97.189,2 tỷ đồng (tăng 144,6%), trong đó, các khoản tăng thu: 19.053 tỷ đồng; các khoản giảm chi: 20.150,5 tỷ đồng; xử lý tài chính khác: 57.985,7 tỷ đồng.
Bà Nga cho biết, Uỷ ban Tư pháp có lưu ý đến một số hạn chế của công tác thanh tra, kiểm toán trong công tác phòng chống tham nhũng. Như, còn một số trường hợp thanh tra, kiểm toán chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc kiến nghị xử lý hình sự qua hoạt động thanh tra, kiểm toán còn ít và hạn chế này đã tồn tại qua nhiều năm.
"Các số liệu để dẫn chứng cho đánh giá này đều được lấy từ báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ và báo cáo của Kiểm toán Nhà nước", bà Nga nhấn mạnh.
Lý do đánh giá như trên được bà Nga giải thích: theo quy định của Bộ Luật hình sự thì đối với hành vi có dấu hiệu tham nhũng, tài sản tham nhũng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên là có dấu hiệu của tội phạm hình sự, một số sai phạm trong quản lý kinh tế thì gây thất thoát từ khoảng 50 triệu đồng trở lên là đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trong khi đó, qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước phát hiện sai phạm rất lớn (kiến nghị xử lý tài chính 97.189,2 tỷ đồng, nhưng chỉ kiến nghị xử lý hình sự 4 vụ là có dấu hiệu chưa tương xứng với tình hình vi phạm trong quản lý tài chính công, tài sản nhà nước theo phản ánh của dư luận cử tri.
Vì vậy, đồng thời với đánh giá này, Uỷ ban Tư pháp đã kiến nghị "đề nghị Tổng kiểm toán nhà nước đề ra giải pháp hữu hiệu để chống việc bỏ lọt tội phạm thông qua công tác kiểm toán, tăng cường chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật".
Chúng tôi một lần nữa khẳng định, đánh giá của tập thể Uỷ ban Tư pháp về những ưu điểm và hạn chế của hoạt động kiểm toán trong công tác phòng chống tham nhũng nêu tại báo cáo thẩm tra là có căn cứ, thận trọng, khách quan, cân đối cả ưu điểm và hạn chế, bà Nga nói.
Theo vneconomy
Từ vụ khởi tố vụ Sabeco và BHXH, Tổng Kiểm toán Nhà nước nói gì? Sáng nay (13.11), tại phiên thảo luận của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc (đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) đã giơ biển tranh luận. Ông tranh luận với Ủy ban Tư pháp về đánh giá với kiểm toán trong báo cáo thẩm tra phòng chống tham nhũng năm 2018. Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc...