Tổng kết 2024 của cô gái Hà Nội: Tôi đã tiết kiệm được 174 triệu đồng dù thu nhập hàng tháng vẫn thế!
Đây là tất cả những kinh nghiệm cá nhân và tôi hy vọng chúng có thể giúp ích cho những bạn cũng đang trên con đường tiết kiệm được tiề.n.
* Bài viết được chia sẻ bởi Thu Hương, 30 tuổ.i, hiện đang sinh sống và làm việc ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
01. Mặt hàng khuyến mại? Đừng mua nó trừ khi bạn thực sự cần!
Để kích thích tiêu dùng, các nhà cung cấp ngày nay đưa ra rất nhiều các hoạt động khuyến mại. Việc “mua hai tặng một” và “giảm giá khi mua hàng” có ở hầu hết tất cả các sản phẩm.
Nhưng bạn biết gì không?
Những hoạt động này có vẻ như giúp bạn tiết kiệm được tiề.n nhưng thực tế chúng có thể khiến bạn tốn nhiều tiề.n hơn.
Tôi đã từng mua 5 chai nước rửa tay trong một đợt giảm giá, nghĩ rằng sớm muộn gì mình cũng có thể sử dụng chúng. Kết quả là sau hơn ba năm tích trữ, khi sử dụng đến chai thứ 4 thì đã gần như hết hạn!
Vì vậy, trước khi mua một thứ gì đó, bạn phải suy nghĩ rõ ràng: Tôi có thực sự cần thứ này ở giai đoạn này không?
Nếu bạn không cần nó, đừng bị cám dỗ cho dù lời đề nghị có lớn đến đâu!
02. Đồ gia dụng với chức năng đơn lẻ? Trừ khi bạn sử dụng thường xuyên, còn không thì đừng mua!
Những thiết bị gia dụng có chức năng đơn lẻ quả thực có thể giúp cuộc sống tiện lợi hơn nhưng nhiều khi nhìn có vẻ hữu ích nhưng thực chất lại “vô dụng”.
Ví dụ, máy ăn sáng, máy ép trái cây và chảo rán đa năng. Sau khi mua về nhà, tôi thấy chúng ít được sử dụng và chiếm nhiều diện tích.
Bây giờ tôi đán.h giá kỹ trước khi mua đồ gia dụng như vậy, tôi luôn đặt ra câu hỏi: Có món đồ nào ở nhà có thể thay thế được không?
Những thiết bị gia dụng thực sự đáng mua là những thiết bị được sử dụng thường xuyên hàng ngày, chẳng hạn như nồi cơm điện và máy hút bụi.
03. Quần áo? Đừng mua nó trừ khi bạn thực sự thích!
Khi nói đến quần áo, tôi thực sự có mối quan hệ yêu – ghét.
Tôi không thể bỏ đi khi nhìn thấy quần áo đẹp, tôi luôn thấy có thêm vài bộ đồ nữa mới là đủ.
Kết quả?
Video đang HOT
Trong tủ có rất nhiều quần áo nhưng tôi thường than thở rằng mình không có gì để mặc. Vì vậy, việc tiêu dùng quần áo phải tuân thủ “ít nhưng tốt hơn”.
Mua một vài món đồ cổ điển mỗi năm hoặc vài năm một lần, chẳng hạn như một chiếc áo khoác đa năng hoặc một đôi bốt mùa đông thoải mái, vừa thiết thực vừa trường tồn với thời gian.
04. Sản phẩm kỹ thuật số? Đừng mua mới trừ khi bạn thực sự cần!
Các sản phẩm điện tử được cập nhật quá nhanh và các doanh nghiệp luôn sử dụng nhiều quảng cáo khác nhau để kích thích chúng ta “nâng cấp” chúng.
Nhưng hãy suy nghĩ kỹ xem nó có thực sự cần thiết không?
Khi mua sản phẩm kỹ thuật số, nếu bạn chỉ cần sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế thì hiệu quả về chi phí là điều quan trọng nhất.
Máy tính xách tay hiện tại của tôi đã 6 năm tuổ.i và vẫn chạy trơn tru.
Vì vậy, lựa chọn hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí hơn là mù quáng chạy theo xu hướng mới.
05. Thẻ thể dục? Trừ khi bạn thực sự hứa bạn sẽ tập đều đặn!
Trong một thời gian, mọi người xung quanh tôi ai cũng mua 1 thẻ thể dục, tôi đã làm theo và mua 1 chiếc.
Kết quả là tôi đã bỏ cuộc chỉ sau chưa đầy hai tháng. Khi thẻ thường niên hết hạn, tôi đau lòng đến mức không thở được.
Bây giờ tôi thích chọn các phương pháp tập thể dục linh hoạt hơn, chẳng hạn như chạy ngoài trời, tập thể dục tại nhà hoặc mua các dịch vụ tập thể dục trả phí cho mỗi buổi tập.
Không chỉ có chi phí thấp hơn mà còn phù hợp hơn với nhịp sống hiện tại của bạn.
06. Tiêu dùng không thiết yếu? Hãy hạn chế hết mức có thể!
Khi nền kinh tế suy thoái và con người chịu áp lực lớn, con người sẽ dễ dàng giải tỏa căng thẳng hơn thông qua việc tiêu dùng nhỏ lẻ.
Đơn cử như trà sữa, tráng miệng, niềm vui vẻ “đập hộp” mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, những khoản tiêu dùng không thiết yếu nhằm thỏa mãn sự hài lòng ngắn hạn này có thể cộng thêm một khoản chi phí lớn.
Trên thực tế, việc tiết kiệm ít tiề.n và hạnh phúc trong cuộc sống thực sự có thể cân bằng được.
Tôi sẽ đặt cho mình một “quỹ may mắn nhỏ” để có thể tận hưởng cuộc sống và không phải hối hận vì mua sắm bốc đồng.
07. Sản phẩm tài chính? Trừ khi bạn thực sự biết phải làm gì, đừng mua nó!
Nhiều người háo hức “kiếm thêm tiề.n từ tiền” và bị thu hút bởi các sản phẩm tài chính lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc vội vã thử các sản phẩm tài chính phức tạp thường sẽ khiến bạn rơi vào bẫy.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là chọn phương thức đầu tư hợp lý, chẳng hạn như các sản phẩm có rủi ro thấp như tiết kiệm và trái phiếu chính phủ.
Nếu bạn có thêm sức lực và tiề.n bạc, hãy học những kiến thức quản lý tài chính phức tạp hơn!
Mỗi tháng kiếm 15 triệu, bức ảnh chụp màn hình tiết lộ 1 điều khiến ai đi làm cũng nể
Với 15 triệu, cô gái 27 tuổ.i này vừa trang trải cuộc sống, vừa nuôi em học Đại học, mà vẫn dư tiề.n tiết kiệm!
Câu chuyện của cô gái 27 tuổ.i này chính là minh chứng cho câu nói "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", khiến bất cứ ai lướt qua cũng nể đôi phần, rồi nhận ra: "Lương thấp nên chưa tiết kiệm được" muôn đời vẫn chỉ là một lời ngụy biện, không hơn.
Tháng kiếm 15 triệu, nuôi em học Đại học, vẫn tiết kiệm được hơn 1 triệu
Trong bài đăng của mình, cô gái bày tỏ nỗi băn khoăn về việc không tiết kiệm được nhiều, vì hiện tại đang phải thuê nhà ở thành phố, đồng thời nuôi em học Đại học 100%. Sau đó, cô liệt kê các khoản chi hàng tháng, với mong muốn nhận được sự góp ý, lời khuyên của mọi người, để có thể tiết kiệm được nhiều hơn mỗi tháng.
Nguyên văn chia sẻ của cô gái 27 tuổ.i
Ảnh chụp màn hình các khoản chi cố định trong tháng của cô
Các khoản chi hàng tháng của cô gái 27 tuổ.i này có thể tóm tắt như sau:
- Tiề.n thuê nhà, điện, nước, phí dịch vụ: 4,3 triệu đồng
- Tiề.n dành cho em gái (tiề.n cho em tiêu vặt, tiề.n để dành đóng học phí): 4 triệu đồng
- Tiề.n ăn uống: 2 triệu đồng
- Tiề.n trả góp xe máy: 2,7 triệu đồng
- Xăng xe: 300.000đ
- Phát sinh, hiếu hỷ: 500.000đ
Với mức thu nhập trung bình 15 triệu/tháng và cách chi tiêu như trên, hàng tháng, cô vẫn dư khoảng 1,2 triệu đồng để tiết kiệm.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người khen ngợi cô vì cách chi tiêu quá khéo. Đồng thời, mọi người cũng cho rằng tiề.n ăn của 2 chị em đang hơi ít, khoản nên cắt giảm chính là tiề.n cho em tiêu vặt hàng tháng (2 triệu đồng) và tiề.n thuê nhà.
Nhiều người khuyên cô nên cắt khoản tiề.n 2 triệu cho em tiêu vặt hàng tháng, vì dù sao em cũng là sinh viên năm 2, cũng có thể đi làm thêm kiếm ít tiề.n được rồi
Học được gì từ chia sẻ của cô gái này?
15 triệu là mức ngân sách cũng khá vừa đủ cho một người độc thân, đương nhiên, nếu họ biết tiết chế việc chi tiêu, mua sắm. Tuy nhiên, cũng không ít người dù chưa lập gia đình, không có áp lực phải chăm lo cho ai ngoài chính bản thân, nhưng cầm 15 triệu, thậm chí 18-20 triệu/tháng, vẫn thấy chẳng đủ sống.
Đó chính là thực tế khiến không ít người phải nể phục cô bạn 27 tuổ.i này. Với 15 triệu đồng, cô không những tự lo được cho bản thân, mà còn mua được xe máy với hình thức trả góp, đồng thời nuôi em gái học Đại học.
1 - Không đợi lương cao mới tiết kiệm
Không có để nhận ra trong các khoản chi hàng tháng, gần như chẳng có khoản cố định nào mà cô dành ra để phục vụ việc mua sắm. Cũng nhờ thế mà tới cuối tháng, cô mới có dư 1,2 triệu đồng để tiết kiệm.
Nói cách khác, cô không nuông chiều bản thân quá mức, cũng không đợi tới khi lương cao mới tiết kiệm. Trên thực tế, ranh giới giữa "Đợi lương cao rồi tiết kiệm" và "Không bao giờ tiết kiệm" là rất mong manh.
Lương bao nhiêu là cao? - Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.
Ảnh minh họa
Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Lương chưa cao thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm, rồi sau đó mới bàn tới con số.
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên "tiêu bù" và chẳng thèm tiết kiệm nữa.
2 - Biết dự trù cho những khoản chi bắt buộc trong tương lai
Trong các khoản chi mà cô gái này dùng để lo cho em, có lẽ, khoản tiề.n học phí là lớn nhất. Thông thường, các trường Đại học sẽ thu học phí theo từng đợt hoặc từng kỳ học, thường sẽ là 1-2 lần đóng/năm.
Với trường hợp của cô gái này, 24 triệu đồng là khoản tiề.n cô phải chuẩn bị để đóng học phí cho em trong 1 năm. Và cách cô làm chính là mỗi tháng dành ra 2 triệu đồng. Đây là tư duy rất đáng học hỏi.
Nếu có những dự định cần dùng tới tiề.n, việc trích một phần thu nhập hàng tháng, để dành cho việc thực hiện những mục tiêu ấy sẽ giảm bớt áp lực tài chính, đồng thời, hạn chế tối đa tình trạng vay mượn, thành ra nợ nần.
Cô gái 23 tuổ.i lương 25-30 triệu/tháng, có 1,1 tỷ tiết kiệm: Làm công việc gì mà kiếm được nhiều thế? Khả năng kiếm nhiều tiề.n và quản lý tài chính của cô bạn này khiến nhiều người nể phục. Người trẻ mới ra trường, đi làm chưa lâu nên thu nhập thường không quá cao, dẫn đến không quan tâm đến tài chính cá nhân. Đây là suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, câu chuyện của bạn trẻ dưới đây có thể...