Tháng kiếm 20 triệu nhưng tiêu hết 32 triệu, thiếu tiền thì lôi thẻ tín dụng ra quẹt
Tính ra, gia đình này không những không tiết kiệm được mà tháng nào cũng phải “vay nợ” để chi tiêu.
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, bảng chi tiêu của một gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) khiến nhiều người xem phải thắc mắc.
Mỗi tháng “vay” thẻ tín dụng 12 triệu mới đủ tiền tiêu
Bài tâm sự của chị vợ có thể gói gọn trong 1 câu: Thu nhập trung bình 20 triệu/tháng, nhưng chi tiêu trung bình lại lên tới 32 triệu/tháng, phải cắt giảm chi tiêu thế nào cho phù hợp?
Dự chi tháng 11 do “tay hòm chìa khóa” của gia đình chia sẻ
Trong bài đăng của mình, chị cho biết hiện tại vợ chồng chị đang ở Hà Nội, không mất tiền thuê nhà. Phần tiền điện, nước cao do chị thanh toán cả tiền điện, nước của gia đình ở quê.
Các khoản chi dự tính của gia đình trong tháng 11 có thể tóm tắt như sau:
- Tiền học của 2 con: 9,5 triệu
- Tiền điện, nước, mạng: 2,6 triệu đồng
- Tiền ăn (ăn tối, sữa,…): 7 triệu
Video đang HOT
- Xăng xe, ăn vặt của 2 vợ chồng: 3 triệu
- Tiền tham quan: 800k
- Trả nợ: 5 triệu
- Phát sinh (quà 20/11, sinh nhật, vấn đề khác): 4 triệu
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người đặt ra thắc mắc rằng chi tiêu tới gần 32 triệu khi thu nhập chỉ dừng ở con số 20, vậy gia đình lấy phần tiền thiếu từ đâu? Câu trả lời chính là: Thẻ tín dụng.
Thiếu tiền thì cà thẻ rồi trả, rồi lại cà thẻ…
Có người cho rằng khoản tiền ăn tối 200k/bữa/4 người là khá cao, bằng tiền ăn cả ngày, nên cắt giảm bớt; nhưng cô vợ lại cho rằng việc đó không khả thi vì “mua miếng thịt vừa vừa cũng 60-80k, thêm tí hoa quả thì cũng hơn trăm rồi”
Nếu không cắt giảm được chi tiêu thì bắt buộc phải tăng thu nhập, chứ không thì có lẽ không ổn…
Tựu trung lại, phần lớn mọi người đều khuyên gia đình này nên hạn chế lại khoản tiền ăn tối, tiền tiêu vặt và tiền đi tham quan.
Bí quyết tối ưu tỷ lệ hoàn tiền khi dùng thẻ tín dụng
Quẹt thẻ tín dụng mà có chiến thuật, kết hợp với việc thanh toán toàn bộ dư nợ đúng hạn, thì thực tế, thẻ tín dụng còn có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền nhờ vào tính năng hoàn tiền.
Phần lớn mọi người sử dụng thẻ tín dụng vì tính năng hoàn tiền này, tuy nhiên, phải làm sao để được hoàn tiền với tỷ lệ tối đa thì không phải ai cũng biết.
Bí quyết thực ra cũng khá đơn giản: Quẹt thẻ đúng ngành hàng theo mã MCC.
Nếu bạn chưa biết: Mã MCC (Merchant Category Code – Mã danh mục người bán) là 1 dãy 4 chữ số được các nhà phát hành thẻ quy định cho từng nhóm ngành khi thanh toán, thường sử dụng trong các ưu đãi thẻ tín dụng như giảm giá, hoàn tiền chi tiêu đúng nhóm ngành. Mỗi ngành hàng có nhiều mã MCC khác nhau, cho từng mục đích chi tiêu cụ thể.
Để biết mã MCC của thẻ tín dụng mình đang sở hữu: Bạn có thể tra lại trong file “Điều khoản & Điều kiện chương trình hoàn tiền” mà ngân hàng phát hành thẻ gửi cho bạn khi bạn mở thẻ tín dụng; hoặc liên hệ trực tiếp với hướng dẫn viên mở thẻ để hỏi.
Đây là mã MCC các ngành hàng phổ biến
Ví dụ thế này cho dễ hiểu: 5411 là mã MCC của nhóm ngành siêu thị. Trong trường hợp này, nếu thẻ của bạn có mã 5411 trong danh sách các nhóm ngành hoàn tiền, khi đi siêu thị, bạn sẽ được hoàn số tiền tương ứng với số % mà thẻ đang quy định. Mức % hoàn tiền tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành thẻ.
Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng có mã MCC là 5411 để thanh toán hóa đơn khi đi siêu thị, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn (hoàn tiền nhiều hơn, tích điểm đổi voucher,…) so với việc dùng thẻ tín dụng này để thanh toán hóa đơn mua mỹ phẩm, quần áo.
Thêm một ví dụ khác: Bạn đang sở hữu thẻ tín dụng có mã MCC là 5094 – Thuộc nhóm ngành Mua sắm. Mức hoàn tiền mà “ngân hàng hứa hẹn với bạn” là 5% tổng số tiền đã chi tiêu trong 1 kỳ sao kê và không giới hạn số tiền hoàn.
Bạn cần mẫn quẹt thẻ này cho tất cả các hóa đơn mua sắm, từ online cho tới offline. Tuy nhiên, số tiền hoàn trả vào cuối kỳ sao kê lại không tương đương với 5% tổng số tiền bạn đã tiêu từ thẻ. Lý do rất đơn giản: 5094 là mã MCC thuộc ngành Mua sắm, cụ thể hơn là mua trang sức/đồng hồ/đá quý. Nếu bạn dùng thẻ có mã này để thanh toán hóa đơn mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đương nhiên là bạn sẽ không được hoàn tiền.
Tóm lại: Để được hoàn tiền ở mức tối đa khi dùng thẻ tín dụng, bạn cần đối chiếu 4 số cuối của số thẻ tín dụng, để xem mã MCC hiện đang thuộc ngành hàng nào, rồi quẹt thẻ “đúng nơi, đúng chỗ”.
Gen Z đang thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân?
Bộ phim ngắn vừa lên sóng cho thấy một bộ phận giới trẻ ngày nay (gen Z) vẫn còn thiếu kỹ năng trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Việc đề cao những giá trị vật chất, thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ngày càng khiến người trẻ bị áp lực kinh tế, không thể xoay sở khi gặp những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, dẫn đến bị phụ thuộc vào việc vay nợ.
Nhiều bạn trẻ chưa biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý, không xây dựng kế hoạch tiết kiệm tích lũy lâu dài, chi tiêu phóng tay vào những việc không cần thiết, vay nợ không có sự cân nhắc, lựa chọn đơn vị cho vay cũng như không có kế hoạch trả nợ rõ ràng.
Rõ ràng, không ít các bạn trẻ hiện không biết cách tiêu tiền. Đó là những điểm yếu rất dễ nhận thấy từ nhiều gen Z.
Những điều này được thể hiện rõ qua một bộ phim ngắn dành cho giới trẻ mới được lên sóng gần đây.
Trong phim ngắn, cũng có thể nhận thấy lỗi không toàn toàn nằm ở các gen Z mà còn ở các tổ chức tài chính khi chỉ mải mê đuổi theo lợi ích của mình. Về pháp lý, các tổ chức này không sai khi cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho rất nhiều người, trong đó có các gen Z. Tuy nhiên, việc cho vay lại chưa có trách nhiệm.
Trách nhiệm ấy phải được bên cho vay thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên là phê duyệt khoản vay phải đúng mục đích. Thứ hai là cho vay phù hợp với khả năng chi trả của khách. Thứ ba là minh bạch mọi khoản lãi phí khi vay để khách có sự lựa chọn. Cuối cùng là phải tư vấn kiến thức tài chính cho khách, giúp họ sử dụng tiền một cách hiệu quả.
Nhằm giúp gen Z quản lý chi tiêu một cách hiệu quảm chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 luôn thể hiện trách nhiệm của mình với khách hàng với lời khuyên "chỉ vay khi thực sự cần". Đó cũng là thông điệp mà thương hiệu gửi gắm tới các bạn trẻ thông qua bộ phim ngắn này.
Vợ chồng lương 17 triệu có con 1 tuổi: Mỗi tháng mua 1 chỉ vàng, vẫn tiết kiệm được thêm 3-4 triệu, tiền ăn cả tháng hết đúng 2 triệu! Cách chi tiêu, tiết kiệm của gia đình này thực sự quá đáng nể đến mức... khó tin và đang gây tranh cãi. Lương 17 triệu, mỗi tháng dành 8,5 triệu để mua vàng và 3,5 triệu tiết kiệm, tính ra vẫn còn dư 5 triệu - Mức ngân sách đủ cho 1 người nếu chi tiêu khéo léo. Tuy nhiên, 5 triệu...