Tổng hợp những thông tin đã biết về hệ điều hành riêng cho smartphone của Huawei – Hồng Mông OS
Huawei có thể sẽ sớm phải sử dụng hệ điều hành tự phát triển trên những chiếc smartphone trong tương lai.
Hồi tháng 3, giám đốc điều hành Richard Yu cho biết Huawei đang tự phát triển hệ điều hành của riêng mình, nhằm đề phòng trường hợp các công ty công nghệ Mỹ ngừng hợp tác. Và kịch bản tồi tệ đó đã xảy ra, khi Google không còn cấp phép sử dụng hệ điều hành Android cho Huawei nữa.
Mặc dù dự án phát triển hệ điều hành riêng đã được tiến hành từ năm 2012, tuy nhiên Huawei đã giữ rất kín các thông tin về nó và thậm chí không tiết lộ bất kỳ điều gì cho đến tận ngày nay. Sau khi bị Google dừng cấp phép sử dụng Android, nhiều khả năng Huawei sẽ phải đem hệ điều hành tự phát triển này ra để sử dụng trên những chiếc smartphone của mình.
Mới đây, một vài thông tin về hệ điều hành riêng của Huawei đã được tiết lộ. Điều đầu tiên chúng ta được biết, đó chính là tên gọi của hệ điều hành này là HongMeng OS. Hay dịch ra tiếng Hán Việt là Hồng Mông, có ý nghĩa ẩn dụ chỉ trạng thái hỗn mang trước khi vũ trụ hình thành (trong thần thoại sáng tạo của Trung Quốc).
Theo một bức ảnh cũng vừa mới được tiết lộ, là bài thuyết trình power point tại một trường Đại học Giao thông Thượng Hải, có vẻ như hệ điều hành HongMeng đã được sáng lập bởi một nhóm thuộc trường đại học này từ năm 2012.
Video đang HOT
HongMeng OS cũng là một hệ điều hành mở, tối ưu hóa cho Linux. Điều đó đồng nghĩa với việc HongMeng OS sẽ có thể sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, từ smartphone cho tới máy tính xách tay.
Hiện tại, HongMeng OS đang được tiến hành thử nghiệm trên một số thiết bị của Huawei, tuy nhiên toàn bộ thông tin vẫn được giấu kín. Tuy nhiên có một điều chắc chắn, đó là hệ điều hành HongMeng OS sẽ không được hỗ trợ Google Play Store, và việc tự phát triển các ứng dụng riêng cũng sẽ là một thách thức rất lớn đối với Huawei.
Theo GenK
Bloomberg: Mỹ diệt Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ bùng nổ
Trên Bloomberg, nhà phân tích Tim Culpan nhận định với việc Google và các công ty Mỹ 'chia tay' Huawei, 'chiến tranh lạnh công nghệ' Mỹ - Trung đã thực sự bùng nổ.
Sau khi Google tuyên bố đình chỉ các hoạt động kinh doanh với Huawei (bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật chính), đến lượt các nhà sản xuất chip như Qualcomm Inc., Xilinx Inc. and Broadcom Inc. thông báo ngừng cung cấp linh kiện cho công ty Trung Quốc.
Trên thực tế, trước đây kịch bản tương tự cũng từng xảy ra với công ty viễn thông Trung Quốc ZTE Corp. Do vi phạm lệnh cấm vận Iran, ZTE bị cấm mua các sản phẩm Mỹ. Lệnh cấm vận của chính quyền Washington đẩy ZTE đến bờ vực của sự sụp đổ trước khi được dỡ bỏ khi Mỹ và Trung Quốc đàm phán thương mại.
Bloomberg News cho biết một năm trước, Huawei đã lường trước nguy cơ bị Mỹ cấm vận và đã chuẩn bị kho linh kiện có thể dùng trong ít nhất 3 tháng. Điều đó cho thấy nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới hiểu rõ nguy cơ mà hãng này phải đối mặt lớn đến mức nào.
Huawei đối mặt với vô số khó khăn khi bị Mỹ cấm vận. Ảnh: Getty Images.
Hồi đầu tháng 5, hãng Counterpoint Research cho biết trong quý I/2019, doanh số điện thoại thông minh của Huawei lên tới 59,1 triệu máy, chiếm 17% thị phần toàn cầu, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Huawei vượt mặt Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung.
Ngoài ra, Huawei cũng được đánh giá là nhà phát triển công nghệ 5G hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, với chiếc "vòng kim cô Tôn Ngộ Không" mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump úp lên đầu, Huawei không còn cửa thực hiện tham vọng chiếm ngôi bá chủ làng di động toàn cầu, như nhận định của giới chuyên gia công nghệ và thương mại.
Vẫn còn một khả năng nhỏ là Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại và đạt được một thỏa thuận. Khi đó, "vòng kim cô" trên đầu Huawei sẽ được dỡ bỏ. Tuy nhiên, nhà phân tích Culpan cho rằng kể cả vậy, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ xác định rằng nước này không thể dựa vào công nghệ Mỹ.
Ông dự đoán chính quyền Trung Quốc sẽ đổ tiền ồ ạt để Huawei và các công ty công nghệ nội địa khác phát triển hệ điều hành điện thoại di động riêng, thiết kế chip riêng, phát triển công nghệ bán dẫn... và áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ riêng.
Nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ đổ tiền để Huawei phát triển hệ điều hành điện thoại riêng.
Nhà phân tích Culpan cho rằng khi đó, một "bức màn sắt (Iron Curtain) kỹ thuật số" sẽ hình thành, chia rẽ thế giới thành hai khu vực công nghệ hoàn toàn riêng biệt.
Tất nhiên Trung Quốc không dễ làm được điều này. Một phiên bản Trung Quốc của hệ điều hành Android sẽ không xứng "xách dép" cho hệ điều hành do Google phát triển. Chip viễn thông "Made in China" chắc chắn thua xa sản phẩm của Qualcomm và Xilinx về chất lượng.
"Nhưng chắc chắn chính phủ Trung Quốc sẽ không chấp nhận thất bại. Họ sẽ bơm tiền để đảm bảo ngành công nghiệp này thành công, và sẽ đốt rất nhiều tiền. Tiền không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng qua thời gian, ngân sách Trung Quốc sẽ chinh phục được các thách thức để đảm bảo sản phẩm nội địa dùng được, dù không so sánh được với công nghệ Mỹ", nhà phân tích Culpan dự báo.
"Vậy là chiến tranh lạnh công nghệ đã bùng nổ. Chiến thắng sẽ không thuộc về bên có lực lượng thiện chiến nhất, mà thuộc về bên có khả năng chịu đựng cơn đau thất bại trong thời gian dài", ông Culpan nhấn mạnh.
Theo Zing
Bị Google cấm cửa, người dùng điện thoại Huawei sẽ ra sao? Nếu Google chính thức cắt đứt quan hệ với Huawei, điện thoại tương lai của hãng này sẽ không thể truy cập Play Store, Gmail, YouTube, Chrome hay bất kỳ sản phẩm, dịch vụ độc quyền nào của Google. Ảnh minh họa Mới đây, hãng thông tấn Reuters công bố tin tức chấn động: Google đã tạm dừng việc kinh doanh với Huawei,...