Tổng hợp những dấu hiệu có thể bạn đã mắc COVID-19
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm coronavirus…
Ảnh minh họa: Internet
Cảm thấy khó thở
Nếu cảm thấy bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực, đây có thể là dấu hiệu cơ thể báo động một người đang bị viêm phổi do virus mới gây ra. Lý do khó thở là do hội chứng suy hô cấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian gắn, cũng là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong do virus Corona chủng mới. Vì thế, đây là triệu chứng rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất gây ra bởi COVID-19.
Ho khan, đau họng
Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của viêm phổi. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình, nghiêm trọng và phổ biến của COVID-19. Ho do COVID-19 gây ra sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường. Do đó, nếu cảm thấy ho nhiều, kéo dài, uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, kết hợp với triệu chứng khó thở, người bệnh cần đi khám sức ngay tại các cơ sở được Nhà nước, Bộ Y tế công khai chỉ định. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Sốt cao
Video đang HOT
Được biết, không phải tất cả những trường hợp nhiễm COVID-19 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những người thân nhiệt tăng rất cao song cũng có một số người chỉ bị sốt nhẹ.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm COVID-19.
Mất mùi
Các chuyên gia tại Trường Y Harvard phát hiện ra rằng, một số tế bào trong mũi có chứa protein đóng vai trò là mục tiêu của coronavirus. Bằng cách nhắm mục tiêu vào chúng, virus xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm trùng các tế bào này có thể dẫn đến mất mùi. Các nhà khoa học cho biết, những người có triệu chứng này có thể là một trong những người mang mầm bệnh góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.
Ảnh minh họa: Internet
Viêm kết mạc
Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) đã báo cáo rằng, coronavirus có thể gây viêm kết mạc nhẹ. Trong trường hợp này, mắt có hiện tượng đỏ ngầu, nóng rát, hình thành mủ dính vào lông mi và ngứa cũng đã được quan sát.
Một nghiên cứu trên 204 bệnh nhân ở Vũ Hán, nơi bắt đầu bùng phát COVID-19, cho thấy gần một nửa (48,5%) bệnh nhân đã đến bệnh viện với các vấn đề về tiêu hóa là triệu chứng chính của nhiễm trùng coronavirus, chủ yếu là bị tiêu chảy.
Đau bụng
Các chuyên gia Anh báo cáo rằng hiện tại các bệnh viện của nước này có sự gia tăng bệnh nhân mắc COVID-19. Những bệnh nhân mắc COVID-19 không có quá nhiều rối loạn hô hấp nhưng laị bị đau bụng. Theo các bác sĩ, đau bụng có thể là hậu quả của sự phát triển của viêm phổi (ở thùy dưới phổi).
Mệt mỏi
Theo WHO, khi bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường. Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện của các triệu chứng này hãy ngừng tiếp xúc với người khác và không xuất hiện ở những nơi công cộng.
Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Ngoài ra, khi nghi ngờ bản thân đang mắc Covid-19, người đó có thể tuân thủ các bước sau để thực hiện tự cách ly tại nhà một cách đúng đắn và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn:
- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi người được cách ly khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: ho, sốt, khó thở.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có nhu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi cư trú.
- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
- Hằng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi cư trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Các nhà khoa học tiết lộ cách cơ thể chống lại Covid-19
Các nhà khoa học tại Úc cho biết, đây là lần đầu tiên họ lập được bản đồ về cách mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với Covid-19, một bước đi quan trọng trong nỗ lực tạo ra vắc-xin cho con người.
Các nhà nghiên cứu đã có dịp theo dõi quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu chống lại Covid-19 - Ảnh chụp màn hình
Theo Sky News, các nhà nghiên cứu tại Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne (Úc) đã có thể kiểm tra các mẫu máu ở bốn thời điểm khác nhau ở một phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 40, từ giai đoạn xuất hiện Covid-19 với các triệu chứng nhẹ đến trung bình.
Báo cáo, được công bố trên tạp chí y học Nature Medicine, tập trung vào một phụ nữ 47 tuổi đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, người tới Úc 11 ngày trước khi cô bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh.
Cô tìm đến trung tâm Melbourne A & E với các triệu chứng đau họng, ho khan, đau ngực, viêm màng phổi, khó thở và sốt. Trước đó, cô là một người có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, khi xuất hiện triệu chứng cô cũng không tự tiện dùng thuốc kê đơn. Sau khi tới khám, tình trạng của cô dần được kiểm soát thông qua chuyền điện giải (bù nước qua tĩnh mạch) mà không cần dùng đến ống thở ô-xy. Thậm chí, họ cũng không dùng đến thuốc kháng sinh, steroid (thuốc chống viêm) hoặc các loại thuốc khác.
Nhờ đó, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội sử dụng các mẫu máu của cô để lập bản đồ phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với virus. Một trong những tác giả của công trình nghiên cứu này là tiến sĩ Nguyễn Oanh cho biết, đây là lần đầu tiên chúng ta có một báo cáo về phản ứng miễn dịch diện rộng đối với Covid-19.
Tiến sĩ Oanh cho biết thêm: "Chúng tôi đã xem xét toàn bộ chuỗi phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân này bằng những kiến thức mà chúng tôi đã tích lũy trong nhiều năm để xem xét các phản ứng của hệ miễn dịch ở một bệnh nhân nhập viện do cúm. Ba ngày sau khi bệnh nhân được nhập viện, chúng tôi đã thấy một số lượng lớn tế bào miễn dịch xuất hiện, đây thường là dấu hiệu cơ thể hồi phục sau khi nhiễm bệnh cúm theo mùa. Do vậy, chúng tôi dự đoán rằng bệnh nhân sẽ tự hồi phục sau ba ngày nữa, đó cũng là điều đã diễn ra".
Cùng với Giáo sư Kinda Kedzierska, một nhà nghiên cứu miễn dịch bệnh cúm hàng đầu tại Đại học Melbourne của Úc, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Oanh đã có dịp mổ xẻ các phản ứng miễn dịch dẫn đến sự phục hồi thành công từ Covid-19, đây có thể được coi là vén màn bí mật nhằm tìm ra một loại vắc-xin đặc hiệu để chống lại dịch bệnh đang lan nhanh trên toàn cầu hiện nay.
Theo thanhnien.vn
Mất khứu giác và vị giác có thể là triệu chứng mắc Covid-19 WHO đang xem xét liệu mất khứu giác hay vị giác là một triệu chứng để xác định bệnh nhân mắc Covid-19 hay không? Các chuyên gia y tế cho biết, mất khứu giác hoặc vị giác có thể là dấu hiệu sớm của việc nhiễm virus SARS-CoV-2 và thậm chí điều này có thể phục vụ như một công cụ sàng lọc...