Tổng hợp kinh nghiệm đi du lịch vùng cao nhất định bạn không nên bỏ qua
Tổng hợp kinh nghiệm đi du lịch vùng cao nhất định bạn không nên bỏ qua
Những kinh nghiệm đi du lịch vùng cao bạn nên biết.
Kinh nghiệm đi du lịch vùng cao bạn nhất định không nên bỏ qua
Nên đi du lịch vùng cao vào mùa nào?
Kinh nghiệm du lịch vùng cao đầu tiên mà nhiều người quan tâm đó chính là thời điểm nên đi du lịch. Cảnh sắc Việt Nam đẹp không tả xiết, dù là miền biển hay vùng núi non cao. Nếu như du lịch miền biển chịu ảnh hưởng của đặc tính thời tiết, thì du lịch vùng cao được ưu ái hơn. Với khu vực này, du khách có thể thỏa sức du lịch cả 4 mùa mà chẳng ngại khó khăn nào cả.
Nên đi du lịch vùng cao vào mùa nào?
Hành trang chuẩn bị trước khi khởi hành
Để có một chuyến đi trọn vẹn, việc chuẩn bị là hết sức quan trọng. Tùy vào thời điểm bạn du lịch, những hành trang cần mang cũng khác nhau. Nếu đi vào thời tiết hè, bạn nên mang theo những bộ quần áo mỏng nhẹ, mũ chống nắng. Đừng quên mang theo áo dài tay mỏng để mặc vào ban đêm nhé. Còn nếu bạn đi núi vào mùa lạnh, đừng quên sắp xếp cho mình những trang phục giữ ấm và miếng dán giữ nhiệt nhé. Kinh nghiệm đi du lịch vùng cao này không phải ai cũng biết đâu.
Chuẩn bị hành trang như thế nào?
Nên làm gì khi đi thăm bản làng của người dân tộc
Cẩm nang du lịch vùng cao cũng nhắc đến những luật lệ dành cho khách lạ. Người dân tộc có rất nhiều quy tắc quan trọng mà người ta hay nói là “nhập gia tùy tục”. Với những cổng bản dựng tạm, phía trên buộc dao, kiếm gỗ hay đầu cánh gà, tốt nhất là bạn đừng nên vào bởi đó là cánh cổng để họ tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma. Ngoài ra, trước khi vào 1 bản nào đó, hãy tìm xem những người dân bản có ở đó không để xin phép nhé.
Khi đến thăm bản làng thì sao?
Tuy rất mến khách và thân thiện, bạn đừng nên quá “sỗ sàng” trong lúc chào hỏi với người dân tộc. Bạn nên chủ động chào hỏi chủ nhà bằng thái độ chân thành. Khi tạm biệt có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt nhưng hãy nhớ là luôn nở nụ cười thân thiện. Với người miền xuôi thì đây có thể là những điều bình thường nhưng với người dân tộc lại rất quan trọng đó. Vì thế, đừng bỏ qua kinh nghiệm đi du lịch vùng cao này nhé.
Thủ tục chào hỏi với người dân bản địa.
Khi vào trong nhà
Video đang HOT
Với 1 số người dân tộc, nhà thường có 2 lớp cửa. Khi là khách, bạn chỉ được vào cửa thứ nhất và chỉ khi nào gia chủ đồng ý mới được qua cửa thứ hai. Ngoài ra, khi đi du lịch vùng cao, hãy nhớ rằng, vị trí trung tâm nhà luôn được coi là quan trọng đối với đồng bào dân tộc. Đây là nơi thờ tổ tiên và trưng bày những đồ vật quan trọng. Hãy thể hiện sự thành kính và tốt nhất là đừng chạm vào chúng nhé.
Những quy tắc khi vào trong nhà.
Những quy tắc ăn uống
Mặc dù người dân tộc rất thích đãi khách bằng các món ngon nhưng không phải vì thế mà chúng ta cứ ăn bừa bãi. Khi ăn cơm, bạn nên tránh ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm. Nếu chủ nhà chưa sắp xếp vị trí thì hãy khéo léo hỏi lại họ nhé. Khi có người mời rượu, hãy nâng ly với những xung quanh trước khi uống nhé. Kinh nghiệm đi du lịch vùng cao này nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều người rất dễ quên đó.
Những quy tắc ăn uống cần lưu ý.
Ngủ cũng có quy tắc
Kinh nghiệm đi du lịch vùng cao cũng nhắc đến các quy tắc ngủ cùng người bản địa. Bạn cần phải lưu ý rằng hãy nằm ở chỗ ngủ theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Tuyệt đối không nằm để chân về phía bàn thờ hay dậy quá muộn vào sáng hôm sau. Với 1 số nơi, bạn cũng cần phải đắp chăn đúng chiều trước khi ngủ nữa. Bí kíp đi du lịch vùng cao này sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự yêu quý từ người dân nơi đây đó.
Ngủ cũng có quy tắc đó.
Hãy thận trọng ngay cả với cỏ vật và thiên nhiên
Hãy ghi nhớ rằng, bạn không được vào các khu rừng kiêng hay rừng cấm mà không được sự cho phép của người dân địa phương. Ngoài ra, người dân tộc sử dụng nguồn nước tự nhiên để sinh hoạt hàng ngày nên hãy cố gắng đừng làm gì mất vệ sinh hay can thiệp đến nguồn nước này nhé. Với những cây rừng có dấu, đừng tùy tiện chặt hay phá nhé. Kinh nghiệm đi du lịch vùng cao này rất hữu ích phải không?
Hãy thận trọng với cỏ cây và thiên nhiên.
Nếu ở lâu ngày cùng người dân tộc thì hãy nhớ những điều này
Mặc dù bạn được sống cùng người dân tộc nhưng có 1 số quy tắc dành cho khách mà bạn cần tuyệt đối tuân theo. Trong nhà sàn sẽ thường có 2 bếp, 1 bếp trong và 1 bếp ngoài. Bạn có quyền sử dụng bếp ngoài vì nó dành cho khách còn bếp trong thì chỉ được dùng nếu được chủ nhà đồng ý thôi. Hơn nữa, dù có là thói quen thì bạn cũng không được ngồi dạng chân hay ngồi vào móng cửa nhé. Ghi nhớ ngay lưu ý khi đi du lịch vùng cao này để được yêu quý nhé.
Nếu ở lâu cùng người dân tộc, đừng bỏ qua điều này.
Có nên đi du lịch vùng cao vào mùa lễ hội không?
Mặc dù du lịch đến những điểm này không bị giới hạn về thời gian nhưng bạn cũng nên lựa chọn những thời điểm phù hợp. Đặc biệt, vì đây là nơi mà rất nhiều dân tộc sinh sống nên số lượng các lễ hội cũng nhiều. Bạn có thể chọn các thời điểm trước hoặc trong khi diễn ra các lễ hội để tận hưởng trọn vẹn các phong tục tập quán đặc biệt này. Tham khảo các website tư vấn thời điểm “vàng” của các lễ hội để có ngay cẩm nang du lịch vùng cao nhé.
Có nên đi du lịch vào mùa lễ hội không?
Lựa chọn những cung đường đẹp để khám phá thiên nhiên
Nếu bạn là người mê du lịch và khám phá, đừng đến những địa điểm này bằng phương tiện công cộng. Hãy thử thách bản thân mình bằng việc tự lái xe và khám phá nhé. Có rất nhiều cung đường đẹp và an toàn, nên hãy xem trước bản đồ và chọn cho mình tuyến đường khám phá ưng ý nhất nhé. Và tốt nhất là đọc qua kinh nghiệm đi du lịch vùng cao để có những trải nghiệm đáng nhớ nhé.
Hãy lựa chọn những con đường đẹp nhất.
Tính toán chi phí hợp lý
Tiền bạc là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với tất cả các chuyến đi. Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu số tiền bạn mang đi không đủ để bạn chi tiêu cho tất cả. Vì thế, hãy tính toán thật hợp lý nhé. Ngoài ra, với những địa điểm vùng cao còn hoang xơ, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị tiền mặt sẵn để tránh trường hợp phải xuống tận thành phố để đi rút tiền nhé. Cẩm nang du lịch vùng cao này rất quan trọng đó.
Đừng quên tính toán chi phí hợp lý.
Lựa chọn dịch vụ và thiết kế chương trình phù hợp với bản thân
Với 1 số người, du lịch vùng cao là trải nghiệm tự do nên họ hoàn toàn muốn bản thân lên kế hoạch và thiết kế lịch trình. Nhưng cũng vì thế, nhiều người gặp phải khá nhiều các tình huống như dịch vụ không như ý hay chương trình du lịch không đặc sắc. Vì thế, nếu muốn trải nghiệm 1 cách cá nhân thì tốt hơn hết là hãy chuẩn bị thật tỉ mỉ và nắm vững những kinh nghiệm đi du lịch vùng cao nhé.
Lựa chọn dịch vụ hợp lý.
1 số địa điểm du lịch vùng cao đẹp
Được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp trời phú, quanh năm mang một sắc màu riêng, núi đồi nơi đây có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp. Sắc đỏ hoa đào phủ rực Hà Giang, Sa Pa, sắc trắng hoa mơ trải dài Mộc Châu hay sắc xanh của ruộng bậc thang rực rỡ chân trời là những vẻ đẹp bạn không thể từ chối đó. Và trước khi đến những điểm tham quan này, đừng quên trang bị cho mình những kinh nghiệm đi du lịch vùng cao siêu hữu ích phía trên nhé.
Những địa điểm vùng cao lý tưởng.
Bài viết phía trên nêu lên rất nhiều kinh nghiệm đi du lịch vùng cao hữu ích mà bạn không nên bỏ qua. Chỉ cần dành 1 ít thời gian, tìm hiểu kĩ lưỡng và lên cho mình 1 chương trình phù hợp là bạn đã có thể thoải mái tận hưởng khoảng thời gian này rồi. Nếu vẫn còn băn khoăn là lên rừng hay xuống biển, thì tranh thủ dịp này, lên vùng cao 1 lần xem sao nhé!
Chàng trai trẻ và những chuyến phượt mang yêu thương lên vùng cao
Mang trong mình một tình yêu sâu sắc với núi rừng, chàng thanh niên trẻ Phương Minh Chiến (Bắc Giang) đã thực hiện nhiều chuyến phượt hành trình dài về với bản làng.
Nặng lòng với bà con dân bản
20 tuổi, Phương Minh Chiến mang trong mình nhiều ước mơ và khát vọng đến những vùng đất xa xôi. Chiến luôn ao ước về những hành trình dài, đặt chân đến mọi miền đất mới. Và rồi, những khao khát tuổi trẻ đó thúc giục anh lên đường.
Năm 16 tuổi, Phương Minh Chiến thực hiện chuyến đi đầu tiên của mình đến Hà Giang. Khi đó, chàng thanh niên trẻ tuổi độc hành rong ruổi trên mọi cung đường của vùng cao Đông Bắc. Ngắm nhìn khung cảnh núi rừng hùng vĩ chưa từng được thấy trước đó, lòng Chiến càng rạo rực khiến chàng trai trẻ non nớt cứ đi mà không hề nghĩ ngợi.
Minh Chiến đã thực hiện nhiều chuyến đi phượt đến nhiều tỉnh Đông Tây Bắc của Việt Nam.
Thế rồi, khi mặt trời xuống núi, bánh xe của Chiến vẫn chưa dừng lại. Sau đó anh bị lạc và không tìm được đường đi tiếp. Tâm trạng lo sợ, hoang mang khi chỉ có một mình nơi đại ngàn Đông khiến Chiến phải nghĩ cách để bản thân được an toàn.
Chiến lăn tăn nghĩ đến việc xin ở lại nhà dân địa phương bởi anh lo sợ họ sẽ đề phòng người lạ mà không cho ở lại. Thế nhưng, khi ghé vào nhà người dân bản và mở lời, anh được bà con nơi đây giúp đỡ nhiệt tình và tiếp đón chu đáo. Lòng hiếu khách, tình cảm của bà con dân tộc đã chạm đến trái tim của Phương Minh Chiến.
Sáng hôm sau, chào tạm biệt bà con, lòng Chiến không khỏi vương vấn. Vậy là trên hành trang của anh, chất chứa thêm yêu thương của núi rừng.
Minh Chiến say mê những chuyến độc hành trên mọi cung đường vùng cao.
Một lần khác, Chiến theo chân một người bạn dân tộc Mông về thăm nhà ở Mường La (Sơn La). Khi thấy khách đến chơi nhà, bà con trong bản và những đứa trẻ quanh xóm chạy ra đón Chiến với thái độ niềm nở, hân hoan. Dù chưa gặp bao giờ nhưng họ cho anh cảm giác như người trong gia đình.
Ngay cả những đứa trẻ thơ nói tiếng Kinh không sõi cũng thân thiện với anh, nhìn anh với ánh mắt ấm áp khiến Chiến không khỏi xúc động. Chính những điều này đã khiến Phương Minh Chiến luôn đau đáu nghĩ về nơi vùng cao xa xôi.
Kết nối yêu thương
Khắp đại ngàn Đông Tây Bắc, có lẽ, không có cung đường nào là không có dấu chân của Phương Minh Chiến. Chiến quan niệm rằng, không phải ai lang thang cũng là đi lạc. Anh đi để được yêu thương, đi để có những trải nghiệm tuổi trẻ.
Minh Chiến đã lan toả tình yêu vùng cao đến các bạn trẻ. Ảnh:
Sau khi trải nghiệm với những chuyến đi xa đến các tỉnh miền núi, Chiến nghĩ rằng mình nên lan toả tình yêu này đến với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Nghĩ là làm, Chiến bắt đầu tham gia những chuyến đi phượt với nhiều thành viên với vai trò là một leader. Chiến đã cùng những người anh em của mình tổ chức hàng chục chuyến đi phượt tới những bản làng xa xôi.
Đi đến đâu, Chiến chụp những bức hình đẹp và đăng tải lên mạng xã hội để các bạn trẻ biết và đến du lịch. Như vậy, họ sẽ có cơ hội được trải nghiệm và giúp bà con phần nào làm du lịch để phát triển kinh tế.
Phương Minh Chiến tham gia hàng chục chuyến đi phượt đông thành viên với vai trò là leader.
Những bức hình đẹp tại địa điểm săn mây thuộc thôn Hang Kia, xã Pà Cò (Mai Châu, Hoà Bình) được Chiến chụp và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Sau đó, giới trẻ và bắt đầu kéo đến, trở thành địa điểm check-in nổi tiếng. Dù đi nhiều nhưng chưa bao giờ Chiến cảm thấy chán vì với anh, mỗi lần lên với bà con dân bản là một lần trở về với quê hương.
Chia sẻ với Lao Động, Phương Minh Chiến cho biết: "20 tuổi, tôi mê tít những trải nghiệm, những chuyến đi khám phá vùng cao và "liều" hơn. Bởi lẽ tôi hiểu rằng, tôi còn sức khỏe, còn đủ sức trẻ, để có thể vác ba lô lên đi và trải nghiệm những điều đó. Tôi chỉ có ước ao nhỏ nhoi sẽ làm điều gì đó để giúp bà con nơi đây bớt nghèo khổ. Chừng nào còn có thể, tôi sẽ làm hết mình".
Chàng trai trẻ mang trong mình tình yêu với núi rừng.
Mỗi chuyến đi đều trở thành điều khiến Minh Chiến thêm trân quý những gì mình đang có và càng mong muốn được chia sẻ nhiều hơn. Hy vọng rằng, trong tương lai, Phương Minh Chiến sẽ thực hiện thêm nhiều chuyến đi, lấp đầy tuổi thanh xuân bằng hành trình khám phá và truyền ngọn lửa đam mê xê dịch cho những người trẻ.
Lỗi nhiều người mắc khi xếp hành lý Nhiều người thường để đến ngày cuối cùng trước khi khởi hành mới đóng đồ và ít người hiểu vì sao lại cần mang theo một cây bút. Lydia Mansel, người điều hành trang web hướng dẫn về việc đóng gói đồ Just Packed, cho biết nhiều người thường mắc lỗi cơ bản, đó là không biết nên mang những gì khi đi...