Tổng hợp 9 cách nấu cháo lòng thơm ngon hấp dẫn đơn giản tại nhà
Các món cháo luôn là một trong những món ăn yêu thích bởi cháo loãng, dễ ăn dễ tiêu hóa, nhất là vào những lúc mệt mỏi hay chán ăn, trong đó món cháo lòng là một lựa chọn tuyệt vời.
Cháo lòng miền Bắc nóng hổi với hạt cháo nở bung, thơm ngậy cùng bộ lòng dai giòn sần sật cực hấp dẫn. Cháo lòng miền Bắc khác một chút so với những loại cháo khác là hạt cháo sẽ được nấu mềm nhừ và khi nấu xong người ta sẽ băm nhỏ đầu hành, lá quế, lá xung cho vào tô nhờ vậy mà cháo có vị chát, thơm nồng lạ miệng.
Khi ăn, rắc thêm bột ớt, tiêu lên trên cho món cháo thêm đẹp mắt và giúp món cháo có thêm vị cay the ở đầu lưỡi, át bớt mùi tanh của lòng nhé!
2 Cháo lòng miền Tây (miền Nam)
Khác với cháo ở những vùng khác thì cháo lòng miền Tây (miền Nam) sẽ có màu nâu nhàn nhạt chứ không trắng ngà của hạt cháo do khi ninh cháo người ta sẽ có thêm huyết và xương vào nấu cùng. Nhờ vị mà cháo ngậy, thơm.
Trước khi nấu cháo thì hạt gạo cũng sẽ được rang vàng để tăng thêm vị thơm, bùi cho món ăn. Bộ lòng được rửa sạch với gừng và rượu khử được mùi tanh, đem đi luộc chín, cắt thành các lát mỏng. Cháo lòng miền Tây (miền Nam) không thể thiếu nữa chính là giá sống ăn kèm, vắt thêm chút tắc nữa là cứ thế húp lia lịa đến cạn cả tô đấy nhé!
Như miền Bắc và miền Nam thì tại miền Trung nước ta cũng có một món cháo lòng thơm ngon. Cháo lòng miền Trung có hạt cháo được nấu nhừ, nêm nếm gia vị đậm đà, cay nồng mùi tiêu vô cùng hấp dẫn thơm ngon.
Nhưng điều đặc sắc của món cháo lòng này chính là lòng sẽ được sơ chế, cắt miếng sạch sẽ sau đó được ướp gia vị đậm đà. Khi cháo chín nhừ thì cho lòng vào vì thế món cháo này sẽ có vị đậm đà mà lòng lại thấm gia vị thơm ngon khỏi bàn.
4 Bánh hỏi cháo lòng Quy Nhơn
Không chỉ là tô cháo nóng hổi cùng dĩa lòng luộc không thôi mà miền Trung, Quy Nhơn còn có món bánh hỏi cháo lòng rất nổi tiếng và công thức ấy cũng được mang đi nhiều nơi.
Đầu tiên là mâm bánh hỏi với lòng được xếp ngay ngắn, bánh hỏi được tráng mỏng, cuộn tròn lại, bên trên có thêm mỡ hành béo ngậy, bộ lòng gồm tim, gan, cật,… cắt thành lát mỏng. Chấm kèm với bánh hỏi cháo lòng sẽ là chén mắm gừng mang đủ vị cay, ngọt, mặn đậm đà, bắt vị.
Cháo thường được nấu bằng huyết ninh với nước luộc lòng, vừa ngọt lại loãng thơm. Bên trên được rắc hành lá cắt nhỏ, thêm một muỗng ớt băm nhuyễn đúng với xứ cay ở Quy Nhơn. Giờ thì tranh thủ húp cháo lúc còn nóng thưởng thức hương vị trọn vẹn hơn nhé!
Cách làm bánh hỏi cháo lòng quy nhơn
5 Cháo lòng cái tắc Hậu Giang
Cháo lòng cái tắc là một trong những cách nấu khá nổi tiếng bắt nguồn từ Hậu Giang. Tuy nhiên, dù có chung một điểm là cháo lòng thì cháo lòng cái tắc vẫn có một hương vị rất riêng mà sau khi ăn ai ai cũng muốn học ngay cách nấu để ăn mỗi lúc thèm đấy!
Cháo lòng cái tắc với cháo được nấu cùng huyết giã nhuyễn ra nên màu cháo cũng sẫm màu hơn hẳn. Từng hạt cháo được lẫn với huyết ngầy ngậy. Cháo lòng cái tắc ăn kèm với tim, gan, phổi và thịt lợn cùng giá sống, rau đắng, bắp chuối.
Đặc biệt không thể thiếu trong món cháo lòng này chính là dĩa bánh củ cải chiên. Bánh nóng, giòn được xé nhỏ cho vào ăn kèm với cháo, cái dầu của bánh làm món cháo thêm béo ngậy, no căng cả bụng đấy nhé!
Cháo lòng thả là một cách nói riêng của người miền Trung, bởi từ cách nấu “thả” lòng vào nồi mà cái tên này được ra đời. Bộ lòng được dùng gồm có lòng heo hoặc lòng vịt, sau khi được khử sạch thì “thả” vào nồi nước đun sôi cùng với sả, gạo rang, nấu nhừ. Đến khi lòng chín thì vớt ra, cắt mỏng.
Cháo lòng được nấu lỏng, hạt cháo thơm mềm, ngọt bùi lẫn với sả băm cay nhẹ, làm ấm bụng. Cho thêm một ít nước mắm ớt vào tô cháo để món ăn thêm đậm đà. Múc cháo đến đâu thì chấm bộ lòng với chén mắm ớt đến đó, chắc chắn sẽ khiến bạn ai mãi, chẳng ngừng đó nha.
Cách làm cháo lòng thả
7 Cháo lòng sả Quảng Trị
Cháo lòng sả Quảng Trị cũng có cách nấu tương tự với cháo lòng thả miền Trung. Tuy nhiên, trước khi nấu cháo thì người ta sẽ dùng tiết heo hoặc tiết vịt đánh cho tan vụn rồi cho vào nồi nước, nêm nếm thêm ít gia vị và nguyên liệu không thể thiếu là sả vào nấu cùng.
Video đang HOT
Kế đến sẽ thêm gạo rang và đậu xanh vào nấu đến khi hạt gạo nở thành cháo thì cho thêm đầu hành băm nhỏ và bộ lòng vào luộc cùng với cháo để vị ngọt của cháo thấm vào lòng, như vậy ăn sẽ ngon và béo hơn. Chuẩn bị thêm chén nước mắm ớt và sả băm nhuyễn nữa là cứ thế mà “chén” sạch cả nồi cháo nhé!
Cách làm cháo lòng sả quảng trị
8 Cháo lòng gà
Không chỉ có bộ lòng heo hay vịt mới có thể làm ra những tô cháo lòng nóng hổi, ngon lành mà lòng gà cũng là một nguyên liệu mang đến hương vị ngon không kém. Đã thế mà lòng gà cũng ít mùi tanh hơn nên công đoạn chế biến cũng dễ dàng hơn đấy nhé!
Cháo lòng gà với lòng gà được sơ chế sạch sẽ rồi mang đi xào săn lại với ít gia vị cùng tỏi phi thơm lừng. Sau đó cho lòng gà vào nồi cháo đang nấu, để khoảng 15 – 20 phút để hương vị của lòng xào và cháo hòa quyện vào nhau nữa là bạn đã có thể múc ra tô thưởng thức rồi đấy.
Cách làm cháo lòng gà
9 Cháo lòng chay
Vào những ngày chay thì bạn vẫn có thể thưởng thức được trọn vẹn tô cháo lòng với một chút biến tấu đầy thú vị, thơm ngon từ nấm, đậu hũ.
Để làm phần lòng bạn trộn chung nấm mèo, đậu hũ, miến và ít gia vị với nhau rồi dùng đậu hũ ki được ngâm mềm cuộn lại. Sau đó mang đi hấp chín rồi mang đi chiên vàng đều, cắt thành các khúc vừa ăn.
Gạo đem đi rang cho vàng rồi mới bắt nồi lên bếp mang đi nấu thành cháo, cho thêm đậu xanh vào ninh cùng. Cho món cháo thêm đầy đủ, bổ dưỡng thì bạn cắt nhỏ đậu hũ và nấm rơm ra cho vào cháo. Đừng quên cho thêm giá để khi ăn có độ giòn ngọt, không bị ngấy, rắc thêm tiêu và ít nước mắm chay nữa là ngon hết sẩy.
Cách nấu cháo lòng thơm ngon tại nhà đảm bảo thành công ngay
Bạn là người yêu thích món cháo lòng và đang tìm kiếm một vài công thức để thi thoảng trổ tài nhằm đổi vị cho các thành viên trong gia đình? Vậy thì hãy tham khảo ngay một số cách nấu cháo lòng thơm ngon chuẩn vị nhà hàng dưới đây.
Tin chắc với những công thức này, sẽ giúp bạn có được những tô cháo thơm lừng, hấp dẫn đủ làm say mê mọi thành viên trong gia đình.
Cách nấu cháo lòng miền Bắc
Một trong những cách nấu cháo lòng thơm ngon mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là cách nấu cháo theo kiểu miền Bắc. Công thức nấu món cháo này khá đơn giản, giúp bạn dễ dàng có được tô cháo ngon, đậm đà hương vị để thưởng thức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để có được tô cháo chuẩn vị miền Bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
Gạp nếp: 1/3 bátGạo tẻ: 1/3 bátXương lợn :500 gramGan lợn: 100 gramLưỡi lợnTiết lợn: 200 gramTim, lòng non, dạ dày của lợnRau thơm như hành lá, hành khô, mùi tàu, gừng, giá đỗ, ớt và rau mùi...Gia vị: Đường, nước mắm, giấm và muối tiêu...5 bước nấu cháo lòng miền Bắc
Món cháo lòng theo kiểu miền Bắc rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp và gạo tẻ đem đãi sạch. Nhặt bỏ các hạt thóc còn sót lại cùng với bụi bẩn nếu có. Đem ngâm trong nước lạnh khoảng 3 giờ, việc ngâm gạo sẽ giúp gạo nhanh nhừ hơn khi nấu cháo.
Lưỡi lợn và xương lợn đem rửa thật sạch, bạn nên chần qua nước sôi để loại bỏ hết mùi hôi. Nếu có thời gian, bạn hãy cho thêm chút muối và giấm gạo để hiệu quả làm sạch và loại bỏ mùi hôi được tốt hơn.
Lòng non dùng muối pha giấm để làm sạch lại nhằm loại bỏ mùi hôi.
Các loại rau mùi, hành lá đem nhặt sạch, rửa rồi thái thành các miếng nhỏ.
Tiết lợn đem đánh tan, thêm chút gừng băm nhỏ để tạo hương vị cho món ăn. Đừng quên để một phần tiết đông lại nhé.
Bước 2: Ninh xương lấy nước để nấu cháo
Phần xương sau khi rửa sạch đem chặt thành những miếng nhỏ để hầm. Cho xương vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Tiến hành hầm với lửa to, khi sôi hạ nhỏ lửa.
Ninh xương với lửa nhỏ khoảng 1 giờ thì cho lưỡi lợn vào. Khi lưỡi chín thì vớt ra đĩa và để ráo nước, chú ý không nên luộc lưỡi quá chín. Bởi nếu lưỡi lợn quá chín sẽ dai và giảm mất hương vị thơm ngon.
Bước 3: Luộc lòng lợn
Cho lòng lợn vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước và tiến hành luộc. Khi nước sôi, bạn cho tiết đông vào luộc chín. Vớt tiết ra bát.
Khi lòng chín vớt ra rổ, đợi đến khi nguội thì thái thành các miếng nhỏ sao cho vừa ăn.
Đối với tiết, bạn cũng thái thành các miếng sao cho vừa ăn.
Bước 4: Nấu cháo lòng lợn
Khi xương đã nhừ, thêm phần gạo đã ngâm vào nồi, hầm nhỏ lửa đến khi cháo chín, hạt gạo mềm thì cho phần tiết đã đánh tan vào. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, khuấy thật đều tay rồi tắt bếp.
Bước 5: Thưởng thức
Cho cháo đã nấu nhừ ra bát, thêm lòng lợn và tiết đã thái lên trên cùng với phần tiết đông thái nhỏ.
Tiếp đến, cho chút rau mùi, hành thơm đã thái nhỏ vào. Trộn đều lên và thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Với phần lòng lợn, ngoài việc nấu các bát cháo thơm ngon, bạn có thể chế biến thành món lẩu cháo lòng đặc biệt. Nếu bạn chưa biết cách chế biến, hãy theo dõi cách làm lẩu cháo lòng dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạo nếp, gạo tẻ: Mỗi loại bát
Xương lợn: 500 gram
Thịt ngan: 500 gram
Thịt bò: 500 gram
Hải sản các loại: Tôm, ngao, và mực tươiLòng lợn
Nấm hương khô: 100 gram
Rau mùi, hành lá
Rau sống để ăn cùng với lẩu tùy theo sở thích.
Gia vị nấu ăn cần thiết: hạt nêm, muối, mì chính và hạt tiêu...Bún
Các bước nấu lẩu lòng ngon bổ dưỡng cho bạn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Sơ chế gạo
Phần gạo đã chuẩn bị bạn đem vo sạch, nhặt bỏ trấu và các hạt mốc. Để khi nấu gạo mềm và tơi, hãy ngâm gạo trong khoảng 3 giờ.
Bước 2: Sơ chế thịt bò và thịt ngan
Thịt ngan và thịt bò đem rửa sạch, sau đó thái thành các miếng mỏng sao cho vừa ăn. Nên chọn thần thịt ngan ở ức và đùi, thịt vừa mềm, thơm không có xương rất dễ thái. Với thịt bò hãy chọn bắp hoa, đây là phàn thịt thăn ngon nhất của con bò.
Bước 3: Sơ chế xương lợn
Xương lợn đem chần qua nước sôi, thêm i chút giấm ăn để loại bỏ sạch mùi hôi của xương. Sau đó, đem hầm xương trong nhiều giờ, đến khi nước hầm xương trở nên thơm ngon thì dừng lại.
Bước 4: Sơ chế lòng lợn
Lòng lợn đem rửa sạch, ngâm qua nước giấm pha loãng để khử sạch mùi hôi. Nếu bạn thích ăn tiết, hay gan, tim thì có thể chuẩn bị các nguyên liệu này để ăn cùng với lẩu.
Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu khác
Đem làm sạch các loại hải sản. Sau đó, để cho ráo nước.
Nấm hương khô ngâm vào nước, sau đó cắt bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước.
Các loại rau ăn lẩu, rau thơm đem nhặt sạch, sau đó rửa rồi ngâm nước muối khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 6: Nấu lẩu
Cho gạo đã ngâm vào nước xương, hầm nhừ trong khoảng 30-40 phút. Đến khi hạt gạo chín mềm thì dừng lại, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn vào nồi.
Đổ nồi lẩu vào nồi bếp từ. Sau đó, đun sôi trở lại và thường thức cùng với các loại nguyên liệu và bún đã được chuẩn bị.
Bạn có thể thưởng thức món lẩu lòng thơm ngon này vào những ngày trời mưa hoặc trời se lạnh cùng gia đình. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của lẩu lòng chắc chắn sẽ khiến mọi người yêu thích.
Cách nấu cháo lòng bò
Cách nấu cháo lòng bò cũng là một trong những công thức khá hay để đổi vị cho món cháo lòng quen thuộc. Vì thế, nếu yêu thích món cháo này, bạn có thể tham khảo công thức chế biến dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạp nếp: 1/3 bát
Gạo tẻ: bát
Xương bò: 500 gram
Nội tạng bò: Tim bò, gan, lòng non, lòng giàm lưỡi và tuyết...Rau thơm: Rau muì, mùi tàu, húng quế
Gia vị nấu ăn cần thiết khác
Các bước nấu cháo lòng bò
Việc nấu cháo lòng thơm ngon khá đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện nhưng bước làm dưới đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương bò mua về đem rửa với nước, sau đó chặt nhỏ chần qua nước sôi để khử sạch mùi hôi. Bạn có thể sử dụng các cách như ngâm nước muối loãng, nước giấm để loại bỏ mùi hôi của xương hiệu quả hơn.
Phần gạo đã chuẩn bị đem ngâm, ngâm trong khoảng 1-2 giờ để gạo mềm, sẽ giúp quá trình nấu cháo gạo nhanh chín hơn.
Các loại rau thơm đem nhặt sạch, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Lành sạch lòng, gan, các loại nội tạng bò rồi để ráo. Với tiết bò đem hòa với một chút nước, đợi đến khi tiết bò đông chắc lại.
Bước 2: Hầm xương nấu cháo
Xương bò đã được làm sạch đem đi hầm với nước, hầm trong khoảng 2 giờ để nước có vị thơm ngọt.
Tiếp đến, cho thêm gạo đã ngâm vào nồi, hầm đến khi gạo chín nhừ. Trong quá trình hầm nhớ dùng muôi vớt bọt để cháo được trong hơn. Khi gạo đã chín, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn.
Bước 3: Luộc lòng bò
Phần lòng bò và nội tạng đã được làm sạch, hãy cho vào luộc chín. Đến khi nội tạng chín hoàn toàn thì vớt ra và để ráo. Đợi đến khi nguội, thái lòng, nội tạng thành các miếng vừa ăn.
Bước 4: Hoàn thành món cháo lòng bò
Cho phần cháo đã được ninh nhừ ra bát, thêm phần lòng bò, nội tạng đã luộc chín lên trên cùng với các loại rau thơm và hạt tiêu. Vậy là bạn đã có một bát cháo lòng bò nóng hổi thơm ngon để thưởng thức rồi.
Cách nấu cháo lòng đơn giản Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn có được một bát cháo lòng thơm ngon mà không phải tổn nhiều thời gian cho khâu chế biến. Nguyên liệu: - 600g lòng heo - bát gạo tẻ - 200g tiết heo để đông - 1 muỗng bột canh - 2 muỗng cà phê bột ngọt - Hành hoa, hành khô, rau mùi, gừng. -...