Tổng Giám đốc WTO: Kinh tế Việt Nam ngày càng quan trọng trên thế giới
Tổng giám đốc WTO có các cuộc trao đổi với chính phủ, bộ ngành và doanh nghiệp để xem xét các khả năng có thể hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này được Chính phủ giao chủ trì đón tiếp ông Roberto Azevêdo – Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần đầu tiên thăm chính thức và làm việc tại Việt Nam trong thời gian từ ngày 14 – 15/4.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ làm việc tại Việt Nam từ ngày 14 – 15/4.
Trong thời gian ở tại Việt Nam, theo lịch trình, ông Roberto Azevêdo có một số hoạt động như: tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, làm việc với Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; tham dự buổi tọa đàm với giới doanh nghiệp do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc và Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đồng chủ trì tại VCCI…
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Chuyển biến đó tạo nên sự hấp dẫn đối với nhiều nhà lãnh đạo, giới kinh doanh và nhiều nhà nghiên cứu về đất nước, con người và thể chế của Việt Nam.
Với chuyến thăm lần này, ông Roberto Azevêdo cho thấy sự quan tâm của WTO về những dự án của Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế – thương mại và mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Roberto Azevêdo cũng mong muốn tăng cường đối thoại giữa WTO và Việt Nam. Ông sẽ có các cuộc trao đổi với lãnh đạo Chính phủ, đại diện một số Bộ ngành kinh tế và giới doanh nghiệp để xem xét các khả năng WTO có thể hỗ trợ Việt Nam.
Từ khi đảm nhận cương vị Tổng giám đốc WTO, Đại sứ Azevêdo đã chỉ đạo tổ chức thành công hai Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Bali năm 2013 và Nairobi năm 2015 với những kết quả quan trọng đối với hệ thống thương mại đa phương.
Gói kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Bali năm 2013 bao gồm các quyết định về vấn đề nông nghiệp, vấn đề hỗ trợ cho các nước kém phát triển và Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại (TF).
Gói kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Nairobi năm 2015 bao gồm những quyết định hỗ trợ các nước kém phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới, một số các biện pháp cụ thể về vấn đề bông, các quyết định về nông nghiệp liên quan đến cơ chế tự vệ đặc biệt cho các nước xuất khẩu nông nghiệp, vấn đề dự trữ công vì mục tiêu an ninh lương thực và cạnh tranh xuất khẩu.
Trong đó, cạnh tranh xuất khẩu bao gồm xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, là một cải cách quan trọng nhất đối với thương mại nông nghiệp kể từ khi thành lập WTO năm 1995. Hội nghị tại Nairobi cũng ghi nhận việc kết thúc đàm phán của Hiệp định Công nghệ thông tin mở rộng (ITA), xóa bỏ thuế quan đối với nhiều hàng hóa trong lĩnh vực này…/.
PV
Theo_VOV
Bắt giữ tỷ phú Nga vì nghi ngờ buôn lậu
Dmitry Mikhalchenko, một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Saint-Peterburg, Nga bị nghi ngờ cầm đầu tổ chức buôn lậu. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Forum của tỷ phú này cũng đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án tham nhũng.
Tỷ phú Mikhalchenko đã bị bắt
Hàng lậu được ngụy trang tinh vi
Ngày 30-3-2016, tỷ phú Dmitry Mikhalchenko 43 tuổi, chủ sở hữu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Forum đã bị bắt tại Matxcơva do bị tình nghi buôn lậu có tổ chức. Theo cơ quan điều tra, ông Mikhalchenko thành lập tổ chức buôn lậu này vào năm 2015, tham gia tổ chức còn có Anatoly Kindzersky - chủ sở hữu Công ty Kontreyl Logistik Severo-Zapad, Ilya Pichko - Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Yugo-Vostochnaya và Boris Korevsky - Phó Tổng Giám đốc Forum. Các đối tượng này bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) bắt tại Saint-Peterburg, sau đó được đưa về Matxcơva.
Vào đầu tháng 3-2016, tại cảng Container Ust-Luga ở Saint-Peterburg, FSB đã bắt giữ 2 container gửi cho người nhận là Công ty Thương mại Yugo-Vostochnaya. Thay cho keo xây dựng như khai báo, trong các container chứa nhiều loại rượu như vang, grappa và whisky. Theo kết luận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Saint-Peterburg, giá của 1 chai rượu dao động từ 10-50 nghìn rúp.
Ngoài ra, trong các container này còn chứa vài trăm chai cognac Courvoisier sản xuất năm 1912 với giá gần 500 nghìn rúp/chai. Định giá sơ bộ, tổng giá trị số hàng trong 2 container này có thể lên đến 3 triệu euro. Theo cơ quan điều tra, số rượu này đã được mua ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), tập kết hàng tại cảng Hamburg của Đức và chuyển vào Nga dưới vỏ bọc keo xây dựng. Sau đó, các chủ hàng làm giả giấy tờ, ghi thông tin về sản phẩm không chính xác.
Ngoài rượu, tại cảng container Ust-Luga còn phát hiện được 134 container chứa các loại thịt đặc sản bị cấm nhập nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các loại thịt này được nhập khẩu vào Nga dưới vỏ bọc khoai tây chiên. Người nhận được ghi là một trong những công ty do các doanh nhân vừa bị bắt kiểm soát. Theo nhận định của cơ quan điều tra, số hàng này được nhập về chủ yếu phục vụ cho hệ thống nhà hàng của ông Mikhalchenko như Buddha-Bar, Il Lago dei Cigni và Tse Fung nằm ở các quận trung tâm của Saint-Peterburg.
Sẵn sàng nộp 50 triệu rúp tiền bảo lãnh
Sau khi bị bắt, ông Mikhalchenko tuyên bố sẵn sàng nộp 50 triệu rúp tiền bảo lãnh để được tại ngoại. Tuy nhiên, tòa đã quyết định tạm giam tỷ phú này đến ngày 29-5-2016. Theo cơ quan điều tra, nếu được tại ngoại, nghi phạm có thể bỏ trốn hoặc sử dụng "các mối quan hệ rộng rãi trong cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật và tình báo để cản trở hoạt động điều tra". Các cuộc gọi điện thoại của các đối tượng trong vụ án cho thấy, tỷ phú Mikhalchenko đã cố gắng cản trở hoạt động hợp pháp của các nhân viên hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật khác.
Hiện tại, Công ty Forum của ông Mikhalchenko cũng đang bị điều tra vì có liên quan đến vụ án biển thủ 50 triệu rúp tiền ngân sách dành cho việc trùng tu các công trình kiến trúc cổ, trong đó có pháo đài Izborsk ở tỉnh Pskov, nghi phạm chính trong vụ án này là Thứ trưởng Bộ Văn hóa Gregory Pirumov. Giám đốc Công ty xây dựng Baltstroy, đơn vị thành viên của Forum đã bị bắt, chính tỷ phú Mihalchenko cũng bị thẩm vấn...
Dmitry Mikhalchenko sinh năm 1972 tại Saint-Petersburg, thành lập Công ty Cổ phần Forum vào 2001. Hiện Forum là một trong những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành lớn nhất ở Saint-Petersburg với hàng chục đơn vị thành viên như Cảng nước sâu Bronka, Nhà máy kéo sợi và sản xuất chỉ may Kirov, Công ty Baltstroy, Hệ thống nhà hàng Buddha-Bar, Il Lago dei Cigni và Tse Fung... D. Mikhalchenko xếp vị trí 46 trong "bảng xếp hạng các tỷ phú - 2015" với tổng tài sản ước tính khoảng 18 tỷ rúp.
Hiện tỷ phú Mikhalchenko đã bị khởi tố theo khoản 3 Điều 200.2 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (Tội buôn lậu rượu có tổ chức), mức cao nhất của khung hình phạt là đến 12 năm tù.
Theo_An ninh thủ đô
Ukraine xem xét cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga Bộ Kinh tế Ukraine đang xem xét thiết lập cơ chế cấm nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ Nga và coi đây là một yếu tố quan trọng trong lệnh trừng phạt. Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk hôm qua (6/4) cho biết, nước này đang xem xét ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga. Đây là diễn...