Tổng Giám đốc Công ty Toàn Cầu sa lưới sau hàng loạt vụ “xù” tiền đấu giá
Vào tối 27/12, tại TP Hồ Chí Minh, cơ quan Công an đã bắt giữ Hoàng Minh Toàn (SN 1977, trú tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) là Tổng Giám đốc Công ty TNHH đấu giá HD trực tuyến Toàn Cầu ( Công ty Toàn Cầu).
Ngày 29/12, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Hương Thủy (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) cho biết, vừa tiếp tục có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo ông Hoàng Minh Toàn chiếm đoạt 1,3 tỷ đồng; đề nghị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế vào cuộc điều tra việc Công ty Toàn Cầu và ông Hoàng Minh Toàn vì đã vi phạm nghiêm trọng quy định về đấu giá tài sản.
Một số diện tích rừng trồng mà Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) hợp đồng để Công ty Toàn Cầu tổ chức đấu giá.
Trước đó, thực hiện các quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và Sở NN&PTNT tỉnh, ngày 22/3/2022, BQLRPH Hương Thủy ký hợp hợp đồng dịch vụ đấu giả tài sản với Công ty Toàn Cầu (địa chỉ số 001 Cao ốc Thái An 2, số 1/45 Nguyễn Văn Quá, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh) về việc đấu giá sản phẩm gỗ khai thác tỉa thửa 50,95ha rừng trồng phòng hộ dự án JBIC để trồng bổ sung c.
Ngày 8/4/2022, Công ty Toàn Cầu tổ chức thực hiện đấu giá tài sản theo hợp đồng. Theo hợp đồng ký giữa BQLRPH Hương Thuỷ với Công ty Toàn Cầu, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày đấu giá thành công, Công ty Toàn Cầu có trách nhiệm chuyển số tiền đặt trước của khách hàng trúng đấu giá đến chủ tài sản để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Tuy nhiên, đến nay, đã gần 9 tháng nhưng Công ty Toàn Cầu vẫn chưa chuyển trả 1,3 tỷ đồng tiền đặt trước.
BQLRPH Hương Thủy nhiều lần gọi điện thoại cho ông Hoàng Minh Toàn nhưng ông này không nghe máy. Ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc BQLRPH Hương Thủy cho biết, hành vi của ông Hoàng Minh Toàn và Công ty Toàn Cầu đã gây thiệt hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Công ty Toàn Cầu và ông Hoàng Minh Toàn “xù” tiền đấu giá.
Báo CAND đã có bài phản ánh, tháng 9/2022, UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế) cũng có văn bản đề nghị cơ quan Công an điều tra, xử lý việc ông Hoàng Minh Toàn và Công ty Toàn Cầu không chịu hoàn trả 7,5 tỷ đồng tiền đặt trước của khách hàng tham gia đấu giá mua gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện.
Theo ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thực hiện các quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, UBND huyện Phong Điền giao cho Phòng NN&PTNT huyện thực hiện các hồ sơ, thủ tục để đấu giá bán, thanh lý tài sản gỗ rừng trồng sản xuất trên diện tích 67,73ha tại địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Ngày 20/7/2022, Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền tiến hành ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với Công ty Toàn Cầu. Ngày 12/8/2022, Công ty Toàn Cầu đã tổ chức đấu giá tài sản gỗ rừng trồng sản xuất theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Trên cơ sở kết quả đấu giá, phía Công ty Toàn Cầu đã có thông báo kết quả đấu giá tài sản. Tiếp đó, Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền ký hợp đồng mua bán tài sản gỗ rừng trồng với người trúng đấu giá tài sản. Người trúng đấu giá tài sản đã nộp số tiền mua tài sản đấu giá là 9,120 tỷ đồng vào tài khoản tiền gửi của Phòng NN&PTNT huyện tại Kho bạc nhà nước huyện Phong Điền sau khi trừ số tiền đặt trước đấu giá tài sản là 1,512 tỷ đồng. Nhưng đến nay đã hơn 4 tháng, Công ty Toàn Cầu không chuyển trả số tiền 1,512 tỷ đồng tiền đặt trước của người trúng đấu giá tài sản.
Video đang HOT
Ngoài chiếm đoạt số tiền trên, hiện nay vẫn còn 4 khách hàng không trúng đấu giá vẫn chưa được Công ty Toàn Cầu chuyển trả tiền đặt trước với số tiền 6,048 tỷ đồng. Được biết, từ cuối tháng 9/2022, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh cũng có văn bản gửi Công an TP Hồ Chí Minh vào cuộc điều tra, xử lý những sai phạm của Công ty Toàn Cầu và ông Hoàng Minh Toàn. Theo Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh, cơ quan này đã nhận được công văn của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên-Huế và đơn tố cáo của các ông: Nguyễn Minh Toàn (trú 10/1/4 đường 9, khu phố 1, phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP HCM), Đinh Kháng Chiến (trú xã Ân Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) về việc ông Hoàng Minh Toàn đã không hoàn trả tiền đặt trước là 1,512 tỷ đồng/khách hàng.
Ngoài ra, Sở Tư pháp TP HCM còn nhận được đơn tố cáo của các ông Đậu Quốc Vương, Mai Xuân Quang, Nguyễn Lực Tấn, Nguyễn Như Hoành (đều trú TP Vinh, tỉnh Nghệ An) tố cáo Công ty Toàn Cầu trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản gỗ, củi rừng trồng thuộc Công ty TNHH MTV Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình đã có hành vi không hoàn trả số tiền đặt trước là 560 triệu đồng/khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều công dân ở nhiều tỉnh, thành đã gửi đơn đến Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh phản ánh việc Công ty Toàn Cầu không chuyển trả đầy đủ số tiền đặt trước cho khách hàng khi họ đăng ký tham gia đấu giá tài sản… Sau khi liên tiếp nhận được đơn thư phản ánh, tố cáo của một số cơ quan Nhà nước và công dân, cơ quan Công an xét thấy hành vi chiếm dụng tiền đặt trước để đấu giá của Tổng Giám đốc Hoàng Minh Toàn là rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT, gây hoang mang cho khách hàng tham gia đấu giá…
Qua xác minh, phát hiện Hoàng Minh Toàn đã bỏ trốn, vì vậy ngày 22/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Hoàng Minh Toàn. Đến 23h30 ngày 27/12, cơ quan Công an đã bắt giữ Hoàng Minh Toàn khi đang lẩn trốn tại TP Hồ Chí Minh.
Như vậy liên quan đến vụ án Hoàng Minh Toàn chiếm dụng tiền đấu giá tài sản, đến thời điểm này, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đã tiếp nhận đơn tố cáo của 2 cơ quan Nhà nước và một số công dân là khách hàng tham gia đấu giá tài sản bị Hoàng Minh Toàn chiếm đoạt số tiền gần 9 tỷ đồng. Hiện, vụ án đang được một số Công an địa phương phối hợp điều tra làm rõ.
Bị hại vụ Alibaba: Cô giáo mua dự án 'ma' từ học trò
Được học trò cũ là nhân viên Công ty Alibaba giới thiệu, bà Thủy đã dùng số tiền tiết kiệm của mình và huy động thêm nhiều giáo viên khác mua đất để nhận lãi suất từ dự án.
Sáng 12-12, TAND TP.HCM tiến hành xét hỏi đối với các bị hại trong vụ Alibaba. Báo PLO ghi nhận được nhiều trường hợp éo le của bị hại mất tiền vì dự án "ma".
Trong khi chờ xét hỏi, ông Huỳnh Tiến Sĩ (Đoàn luật sư TP.HCM) là luật sư ủy quyền của bà Thái Thị Thu Thủy (ngụ TP Thủ Đức) tranh thủ xem lại hồ sơ của đương sự.
Ông Huỳnh Tiến Sĩ - luật sư ủy quyền của bị hại trả lời phần xét hỏi của chủ tọa phiên tòa.
Nói về trường hợp của bà Thủy, ông Sĩ cho biết đương sự của mình hiện là giáo viên hưu trí. Được hai học trò cũ là nhân viên Công ty Alibaba giới thiệu về những lợi ích khi tham gia vào dự án bất động sản của công ty này, bà Thủy đã dùng số tiền tiết kiệm của mình và huy động thêm nhiều giáo viên khác trong trường mua đất để nhận lãi suất từ dự án.
Với chín dự án gồm 16 lô đất trị giá hơn 3 tỉ đồng, đến nay, bà Thủy vẫn chưa nhận được bất kỳ quyền lợi nào như trên hợp đồng đã mua bán với công ty.
"Đương sự của tôi không trách hai học trò của mình. Vì theo bà, dù là nhân viên Công ty Alibaba nhưng họ cũng là nạn nhân bị lợi dụng do ít kiến thức, mù mờ về pháp luật. Trong số họ cũng có người đã mua đất của công ty này." - Ông Sĩ nói.
Về tính khả thi khi thực hiện đòi lại quyền lợi cho bà Thủy, luật sư cho biết đây là một vụ án rất phức tạp. Bởi lẽ, muốn lấy lại quyền lợi, bất động sản phải được thống kê và đem ra đấu giá nếu đó thật sự thuộc quyền sử dụng của Công ty Alibaba. Còn ngược lại thì thiệt hại rất lớn và sẽ còn kéo dài.
Ông Trương Đình Quý Anh, ngụ quận Bình Tân dùng số tiền làm công nhân hơn 10 năm để mua đất.
Ngồi trong số đông người bị hại, ông Trương Đình Quý Anh, ngụ quận Bình Tân gầy gò vì đang điều trị bệnh tim. Ông Anh cho biết qua tìm hiểu trong nhiều tháng và có đi thực tế để xem đất, ông quyết định mua một lô đất thuộc dự án Phú Mỹ Central City với giá hơn 500 triệu đồng.
"Số tiền này tôi tiết kiệm sau hơn 10 năm làm công nhân may. Khi dùng hết tiền tích góp vào dự án đó, nhà tôi không còn gì. Giờ đây, tôi phải ở nhà thuê lại còn bệnh tật, tôi đã vay mượn để chữa trị" - ông Quý Anh chia sẻ.
Bà Võ Thị Bích bị mất tiền khi tái đầu tư vào công ty Alibaba.
Cũng bị mất tiền khi đầu tư vào dự án Công ty Alibaba nhưng bà Võ Thị Bích có lẽ là người may mắn hơn vì dự án đầu tiên mà bà mua đã được công ty này hoàn trả lãi suất theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
"Khi ký hợp thỏa thuận, người mua đất có hai option là lấy đất hoặc lấy lãi suất và tôi đã chọn lấy lãi. Trong thời gian sau khi ký hợp đồng, tôi có nhận được 30% lợi nhuận như theo như những gì đã ký kết" - Bà Bích kể.
Từ sau lần nhận được tiền lời của dự án này, bà Bích quyết định tái đầu tư và bi kịch của bà mới bắt đầu từ đây. Người phụ nữ U70 đã mua thêm 23 lô đất với số tiền khoảng 3 tỷ đồng thuộc dự án Ali Venice City (Bình Thuận).
Giữa lúc bà nghĩ sẽ có thêm lợi nhuận từ dự án mới thì năm 2019, Chủ tịch của công ty Alibaba là Nguyễn Thái Luyện bị bắt. Giờ đây, khi nghĩ lại những điều được và mất, bà Bích vẫn còn cảm thấy rất buồn. Bà chỉ mong sao mình lấy lại được một phần tiền để dưỡng già.
Tại tòa, khi được chủ tọa hỏi về yêu cầu của mình, đa số các bị hại đều yêu cầu đòi lại số tiền đã đầu tư vào Công ty Abilaba. Trong số đó cũng có những bị hại yêu cầu tòa án giải quyết xem xét được cho nhận đất. Đa phần các bị hại trong vụ án đều mong tòa sẽ xử một bản án nghiêm minh, đúng pháp luật.
Nhiều người bị hại theo dõi phần xét hỏi của tòa.
Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng nhân viên sử dụng "quân xanh", "quân đỏ" đấu thầu đất Ngày 26/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái cho biết: Cơ quan CSĐT Công tỉnh Yên Bái đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản" và "Cố ý làm lộ bí mật công tác" xảy ra tại Công ty Đấu giá Hợp danh Trường Phát, chi...