Tổng cục Thống kê: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tiếp tục giảm 0,03%
Đáng chú ý, trong tháng 5, giá xăng-dầu được điều chỉnh giảm bình quân 4,98% so với tháng trước và làm CPI chung giảm 0,21%.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Năm tiếp tục giảm 0,03% so với tháng trước.
Nguyên nhân là nhờ Chính phủ đã chỉ đạo bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, sự chủ động điều hành giá xăng dầu của liên Bộ Công Thương-Tài chính cũng như việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt cũng đã góp phần kìm hãm CPI.
Theo đó, CPI trong tháng đã giảm 1,24% so với tháng 12/2019 và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy bình quân 5 tháng qua, CPI tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó CPI khu vực thành thị giảm 0,17%, khu vực nông thôn tăng 0,11%. Lạm phát cơ bản 5 tháng tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Cụ thể, CPI khu vực nông thôn tăng chủ yếu do nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,8%. Trong khi đó, CPI khu vực thành thị giảm xuất phát từ nguyên nhân tỷ trọng tiêu dùng nhóm nhà ở thuê cao, nên khi giá nhà thuê giảm, chỉ số chung của nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhiều hơn khu vực nông thôn.
Trong rổ hàng hóa tính CPI, có 4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, bao gồm giao thông giảm 2,21%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,01%. Bên cạnh đó, 7 nhóm tăng bao gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,25%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.
Đáng chú ý, trong tháng 5, giá xăng-dầu được điều chỉnh giảm bình quân 4,98% so với tháng trước và làm CPI chung giảm 0,21%.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4 của Chính phủ và công văn số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến giá điện giảm 0,28% so với tháng trước.
Ngoài ra, giá gạo trên thị trường cũng giảm 0,09% so với tháng trước do vụ lúa Đông Xuân năm 2020 tại các tỉnh phía Nam cơ bản đã thu hoạch xong. Tính đến ngày 24/5, tại các địa phương phía Nam năng suất lúa ước đạt 67,3 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 13,44 triệu tấn, giảm 464.200 tấn so năm 2019.
Mặt khác, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhiều hộ gia đình đã giảm giá thuê nhà ở nhằm hỗ trợ người tiêu dùng, do đó giá thuê nhà giảm 1,43% so với tháng trước đó./.
Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,58%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2020 của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,58% so với tháng trước, giảm 1,04% so với tháng 12/2019 và tăng 2,33% so với cùng kỳ năm 2019.
Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,58%. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 4/2020 của thành phố giảm 1,58% so với tháng trước; giảm 1,04% so với tháng 12/2019 và tăng 2,33% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, có 4/11 nhóm giảm so tháng trước gồm nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (giảm 0,11%); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 1,22%); nhóm giao thông (giảm 15,52%) và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,26%).
Bốn nhóm hàng tăng so tháng trước gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,65%), nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,18%), nhóm bưu chính viễn thông (tăng 0,01%), nhóm hàng hóa, dịch vụ khác (tăng 0,14%). Các nhóm còn lại không đổi so với tháng trước.
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có nhóm lương thực tăng 1,76% tập trung vào 2 nhóm là gạo (gạo tẻ thường tăng 2,21%, gạo tẻ ngon tăng 1,62%, gạo nếp tăng 0,64%) và lương thực chế biến (mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 1,45%).
Nhóm thực phẩm tăng 0,9% so với tháng trước; trong đó các nhóm thịt gia súc tươi sống tăng 2,53%; thịt gia cầm tươi sống tăng 1,52%; thịt chế biến tăng 0,75%; trứng tăng 0,44%; dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 0,22%; thủy sản chế biến tăng 3,65%...
Ở chiều giảm, đáng chú ý là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giảm 1,22% so với tháng trước.
Giá nước sinh hoạt tăng 0,92% do bước vào mùa nắng nóng; giá nhà ở thuê giảm 0,05% do việc giảm giá hỗ trợ khó khăn trong dịch COVID-19; vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,35%; giá điện sinh hoạt tăng 1,30%. Giá gas giảm 20,96%; giá dầu hỏa giảm 30,44%, còn lại các mặt hàng khác không biến động.
Nhóm giao thông giảm 15,52% so với tháng trước, chủ yếu do thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch vụ giao thông công cộng tạm dừng hoạt động.
Đồng thời, chỉ số giá của nhóm giảm do còn chịu tác động của 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 29/3 và ngày 13/4 với giá xăng, dầu diezel giảm mạnh 28,53% so với tháng trước.
Chỉ số giá vàng và USD trong tháng 4/2020 cũng ghi nhận chiều hướng tăng. Chỉ số giá vàng tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 15,59% so với tháng 12/2019; tăng 31,24% so với cùng kỳ năm 2019 và bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 24,02% so với năm 2019.
Chỉ số giá USD tăng 0,17% so với tháng trước; tăng 1,65% so với tháng 12/2019; tăng 1,53% so với cùng kỳ năm 2019 và bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 0,75% so với năm 2019./.
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng "Dự kiến giảm thu ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân còn khoảng 68.921 tỷ đồng, giảm 13% so với số thu năm 2019", Bộ Tài chính ước tính nếu Dự thảo điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân được thông qua. Cụ thể, Báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng, đối với...