Tổng cục Lâm nghiệp nói lý do xuất khẩu gỗ rơi xuống, tạo đáy sâu
Từ mức tăng 14,8% trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản bắt đầu ghi nhận sự sụt giảm sâu 24,7% trong tháng 4/2020 do tác động của dịch Covid-19.
Mức giảm này dự báo sẽ lặp lại trong tháng 5/2020 mặc dù chính phủ các quốc gia đã bắt đầu mở cửa từng bước để phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, ít nhất phải hết quý II/2020 sản xuất của ngành mới có thể khôi phục bình thường. Trong bối cảnh như vậy, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ giữ được mức xuất khẩu tương đương với 2019.
Từ đỉnh cao rơi xuống, tạo đáy sâu
Trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 2,77 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, sang đến tháng 4, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 684,2 triệu USD, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 4 tháng, giá trị gỗ và lâm sản ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2020.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản bắt đầu rơi xuống, tạo đáy sâu từ tháng 4/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Lý giải nguyên nhân giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản từ đỉnh cao rơi xuống tạo đáy sâu trong tháng 4/2020, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, từ tháng 4/2020, dịch Covid-19 bắt đầu có tác động khi tại 5 thị trường xuât khâu lơn, truyên thông cua Việt Nam gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU (chiêm gân 90%) đều ban hành quy định giãn cách xã hội, ngừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh, đóng cửa các siêu thị, cửa hàng. Đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu.
Video đang HOT
Cùng với đó, nguồn cung nguyên liệu phi gô, vật liệu phụ trợ, như sơn, keo dan dây đai, thanh trượt, bản lề, hóa chất… phu thuôc vao nguôn nhâp khâu (tư Trung Quôc khoang 80%). Tuy đến đầu tháng 4, Trung Quốc đã từng bước khống chế được dịch bệnh, hoạt động sản xuất dần được khôi phục nhưng vẫn cần có thời gian để sản xuất, vận chuyển và giao hàng. Đến cuối tháng 4 mới tiếp tục cung cấp được nguồn nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam.
Những tác động trên đã khiến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Theo số liệu đánh giá của các Hiệp hội gỗ và lâm sản, qua khảo sát tại 124 doanh nghiệp cho thấy 80% người mua dừng hoặc huỷ đơn hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, chỉ có 7% doanh nghiệp hoạt động bình thường, 86% doanh nghiệp bị ngừng sản xuất một phần và khoảng 7% đã ngừng hoạt động do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản xuất…
Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất, giảm giờ làm việc thông qua giảm ca, bố trí người lao động nghỉ việc luân phiên (khoảng 50% người lao động phải nghỉ việc tại các doanh nghiệp lớn). Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn hơn, lao động phải nghỉ việc toàn bộ do doanh nghiệp ngừng sản xuất.
Xuất khẩu 12,5 tỷ USD – là một thử thách
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, trong bối cảnh có nhiều tác động tiêu cực đến ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản trong thời gian qua, việc duy trì mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đã đặt ra từ đầu năm là 11%, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,5 tỷ USD sẽ là một thử thách.
Qua tính toán trên cơ sở báo cáo của các hiệp hội và tùy tình hình khống chế dịch bênh tại các quốc gia, hiện nay ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản đã rõ rệt bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài ít nhất đến hết tháng 5 tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ.
Mặc dù chính phủ các quốc gia đã bắt đầu mở cửa từng bước để phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế từ đầu tháng 5, nhưng theo dự báo thì xuất khẩu lâm sản trong tháng 5 vẫn sẽ sụt giảm như tháng 4, tức là khoảng 25% so với cùng kỳ 2019, mức giảm giá trị xuất khẩu của 2 tháng là khoảng 400 triệu USD.
Tổng cục Lâm nghiệp nhận định, việc khôi phục sản xuất bình thường khó có thể thực hiện được ngay sau tháng 5 mà phải đến hết quý II/2020. Trong bối cảnh như vậy, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ giữ được mức xuất khẩu tương đương với 2019, khoảng trên 11 tỷ USD.
Doanh nghiệp gỗ ráo riết tìm hợp đồng giữa dịch Covid - 19
Đánh giá những tác động của dịch Covid-19 đến ngành công nghiệp chế biến gỗ là khó có thể đong đếm, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho rằng giải pháp là các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc.
Và thực tế, đã có những doanh nghiệp vẫn tìm được hợp đồng ngay giữa dịch Covid-19.
Tìm hợp đồng trong gian khó
Ông Vũ Hải Bằng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland cho biết, dịch Covid-19 đã có những tác động vô cùng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nhiều đơn hàng buộc phải giãn thời gian thực hiện, thậm chí là hủy bỏ. Nhưng rất may mắn là ngay trong lúc khó khăn nhất, Woodsland vẫn lấy được một số đơn hàng từ Malaysia, khi nước này cũng buộc phải dừng sản xuất để đối phó với dịch Covid-19.
Chế biến gỗ ván ép tại Công ty CP Woodsland (Tuyên Quang). Ảnh: K.N
"Đối với Woodsland, một hợp đồng đến trong lúc gian khó giống như ánh sáng cuối đường hầm. Tuy nhiên, chúng tôi mong những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sớm có những tác động cụ thể hơn, trong đó, chúng tôi mong được hoãn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bởi đây là khoản rất lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động" - ông Bằng nói.
Lãnh đạo một trong những doanh nghiệp có "sức đề kháng" khá tốt đối với dịch Covid-19, ông Huỳnh Quang Thanh - chủ doanh nghiệp gỗ Việt Long cho hay, nhờ chủ động đa dạng hóa thị trường Bắc Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản nên mặc dù tác động của dịch là rất lớn nhưng doanh nghiệp vẫn cầm cự được.
"Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại nếu như dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài. Để hạn chế doanh nghiệp phá sản, vai trò hỗ trợ của Chính phủ là hết sức quan trọng. Đặc biệt, cần sự chung tay của ngân hàng chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất nhưng thực tế thì lãi suất không giảm, thậm chí còn tăng" - ông Thanh nêu thực tế.
Thị trường phục hồi trong quý IV/2020
Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), thị trường có thể phục hồi vào quý IV/2020, nhưng lúc đó liệu chuỗi cung ứng có thể thay đổi sau dịch không. Chính vì vậy, việc đa dạng các phân khúc thị trường rất quan trọng. "Chúng tôi đã làm việc với đối tác Hàn Quốc để tìm cơ hội ở thị trường này" - ông Phương khẳng định.
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HAWA cho rằng, không phải không tìm thấy những tín hiệu lạc quan ngay trong "bóng đen" của dịch Covid-19. "Trong thời gian cách ly xã hội, người dân ở nhà nhiều nên nhu cầu đồ trang trí mỹ nghệ và đồ tiêu dùng khác tăng. Tại Hàn Quốc, doanh số bán đồ gỗ tăng 28%. Đây là cơ hội để chuyển dịch ngành hàng, cần chuẩn bị chu đáo, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa từ đầu năm, khi khởi động lại sẽ chậm hơn so với chúng ta vẫn duy trì sản xuất. Về lâu dài, doanh nghiệp phải làm lại chiến lược về kinh doanh, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng" - ông Khanh nói.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn các kịch bản sản xuất kinh doanh, sống chung với dịch, củng cố nhà máy, tìm giải pháp phân phối phù hợp với tình hình dịch, xây dựng lại chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Tuy nhiên, ông Lập cũng mong muốn, các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ sớm đến được với doanh nghiệp ngành gỗ hơn.
Bà Doãn Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2019, Cục đã phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thực hiện tuyên truyền cho ngành gỗ tại 2 thị trường Đức và Mỹ theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 70%, doanh nghiệp đóng góp 30%. Tuy nhiên, năm 2020, hoạt động tuyên truyền quảng bá sẽ được hỗ trợ 100%, các doanh nghiệp, hiệp hội cần tận dụng cơ hội này.
"Đối với ngành gỗ, chúng tôi rất khuyến khích và cố gắng cùng đồng hành với ngành gỗ để tuyên truyền quảng bá ở các thị trường trên thế giới. Cục Xúc tiến thương mại cũng đã thực hiện các hoạt động xúc tiến trên môi trường mạng, tổ chức kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý cho ngành gỗ" - bà Thủy gợi ý.
Trong khi đó, ông Phạm Mạnh Cường - Vụ Kinh tế ngành (Văn phòng Chính phủ) cho biết, Chính phủ cũng tìm mọi cách để có giải pháp kịp thời, hợp lý để doanh nghiệp có thể trụ vững được, phục hồi và tăng tốc. Tác động tiêu cực thì rõ ràng nhưng không ai cứu chúng ta bằng chính chúng ta. Ai nắm bắt cơ hội nhanh hơn, gia tăng sự hợp tác thì sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Chủ tịch mới của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam là ai? Trong danh sách Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) nhiệm kỳ 2019-2024, bên cạnh các lãnh đạo doanh nghiệp ngành gỗ, điểm đáng chú ý là có ông Cao Chí Công hiện đang giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT). Ngày 18/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt...