Tổng công ty Đường sắt lỗ nặng, hàng nghìn lao động phải nghỉ việc
Hoạt động vận tải của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) gần như tê liệt do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động không có việc làm, nhiều trường hợp phải nghỉ việc không lương.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR cho biết, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 là thời điểm khó khăn chưa từng có của ngành đường sắt.
Ngoài ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, việc thực hiện gói 7.000 tỷ đồng trong thi công, đầu tư nâng cấp hạ tầng đường sắt và tình hình lũ lụt miền Trung cũng ảnh hưởng lớn đến lịch chạy tàu.
Tính riêng trong dịp cao điểm Tết nguyên Đán 2020 và nghỉ lễ 30/4 vừa qua, VNR đã phải huỷ 2.300 đoàn tàu do hành khách trả lại hơn 232.000 vé (hoàn trả lại 195,5 tỷ đồng). Nguồn thu chính từ vận tải khách không được duy trì, trong khi vận tải hàng hoá chiếm thị phần nhỏ (30%) nên VNR rất khó khăn trong việc xoay sở dòng tiền để duy trì hoạt động.
Hiện tại mỗi ngày đường sắt chỉ chạy 2 đôi tàu Bắc Nam
Dự kiến trong 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19 VNR lỗ hơn 2.200 tỷ đồng. Mới đây VNR đã có văn bản gửi Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xin vay 800 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để duy trì hoạt động.
Theo VNR, đây là mức tối thiểu để duy trì dòng tiền hoạt động, cố gắng cầm cự với tính toán các chi phí thấp nhất.
Một lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, trước khi bùng phát dịch Covid-19, đường sắt đã rất khó khăn, nay do ảnh hưởng của dịch lại càng lỗ, nếu không có giải pháp hỗ trợ, nguy cơ sắp hết vốn Nhà nước là hiện hữu.
Nếu VNR dừng hoạt động, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của đơn vị này mà còn ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của lĩnh vực GTVT đường sắt và đời sống, việc làm của hàng vạn lao động.
Video đang HOT
Do vậy, VNR cần tái cơ cấu lại bộ máy, quản trị, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lao động nghỉ việc hết sức khó khăn
Do ảnh hưởng dịch bệnh, các đoàn tàu vắng khách phải dừng hoạt động dẫn đến người lao động không có việc làm. Riêng đơn vị vận tải của VNR đã có hơn 13.000 người bị ảnh hưởng đến công ăn việc làm, trong đó có 1.627 người nghỉ việc, tạm dừng hợp đồng lao động.
Ông Nguyễn Viết Hiệp, Giám đốc Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, do đơn vị hiện chỉ chạy một nửa đôi tàu thống nhất (một chiều Hà Nội – TP. HCM) và 1 đôi tàu Hà Nội – Hải Phòng nên số lao động không có việc làm lớn.
Trong số hơn 3.500 người lao động của công ty thì hiện đã có gần 1.000 người nghỉ việc không lương và tạm dừng hợp đồng.
Nhân viên đường sắt không có việc làm nên đời sống hết sức khó khăn
Ông Hiệp chia sẻ, lao động đường sắt là ngành đặc thù, thu nhập thấp nên đa số không có tích luỹ. Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay thực sự rất khó để tìm việc mới. Thậm chí ngay với cả người đang làm việc với mức lương chỉ 4 triệu đồng mỗi tháng thì cũng rất khó khăn.
Ông Hiệp cho biết, trong bối cảnh khó khăn, ngay từ năm 2020 đơn vị đã chủ động tiếp cận gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên khi tiếp cận, căn cứ điều kiện thì doanh nghiệp và người lao động lại không thuộc đối tượng.
Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam Bùi Xuân Phong cho rằng, bản thân VNR phải tái cấu trúc cả về bộ máy, nhân lực, nguồn vốn để giảm thiểu khó khăn. Về lâu dài không thể cứ thiếu vốn là xin vay hỗ trợ. VNR phải tính tới bỏ những tuyến vận tải kinh doanh lỗ, duy trì những tuyến trọng điểm kinh doanh có lãi để giảm thiểu khó khăn.
2.800 tỷ đồng không thể giải ngân, ngành đường sắt nguy cơ phá sản
Trước những vướng mắc về kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng không được tháo gỡ, ngành đường sắt Việt Nam đang đối diện phá sản, gần 25.000 lao động nguy cơ mất việc.
Khoản tiền vốn bảo trì đường sắt hàng nghìn tỷ đồng đã có nhưng chưa thể giải ngân vì những quan điểm trái chiều đang có nguy cơ đẩy VNR vào cảnh phá sản.
Cụ thể, theo định kỳ những năm trước đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao dự toán ngân sách bảo trì đường sắt cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) để chi trả tới các đơn vị hạ tầng (khoảng 2.800 tỷ đồng cho năm 2021). Tuy nhiên, năm nay đã sang tháng 4 nhưng VNR vẫn chưa được Bộ GTVT giao dự toán ngân sách nên không thể ký hợp đồng với các đơn vị liên quan.
Vì sao không thể giải ngân?
Từ 2019, VNR chuyển sang Ủy ban quản lý vốn nhà nước, không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT. Tuy nhiên, khi chuyển về "siêu ủy ban", chỉ chuyển phần doanh nghiệp, còn kết cấu hạ tầng đường sắt vẫn do Bộ GTVT quản lý chuyên ngành. Hàng năm, nguồn ngân sách bảo trì đường sắt vẫn do Bộ GTVT phụ trách tiếp nhận, giao vốn và thanh quyết toán, chứ không được chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Đường sắt Việt Nam vẫn loay hoay tìm hướng đi.
Bộ GTVT lại không thể giao nguồn ngân sách bảo trì đường sắt giao cho VNR quản lý, vì như vậy là giao cho doanh nghiệp ngoài ngành, không phù hợp với quy định Luật Ngân sách nhà nước.
Nhằm tháo gỡ vấn đề, tại Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ GTVT trình Chính phủ, Bộ đề xuất giao dự toán kinh phí bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam (cơ quan tham mưu trực thuộc Bộ). Cục Đường sắt sẽ ký hợp đồng với các đơn vị để duy tu, bảo trì đường sắt.
Nhưng VNR không đồng tình với đề xuất này, vì cho rằng đề xuất của Bộ GTVT sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu và kinh doanh vận tải đường sắt, làm triệt tiêu động lực của ngành; tạo ra nhiều cấp trung gian quản lý, nhiều thủ tục hành chính trong việc quản lý, bảo trì, khai thác tài sản, gia tăng giấy phép con.
Bộ Tư pháp nói gì?
Liên quan đến khoản ngân sách 2.800 tỷ đồng đã được bố trí để bảo trì đường sắt năm 2021, Bộ Tài chính và Bộ GTVT thống nhất quan điểm giao cho Cục Đường sắt để đơn vị này ký hợp đồng đặt hàng bảo trì với 20 công ty quản lý, tín hiệu đường sắt là công ty con của VNR.
Hai bộ này lý giải, phương án này phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước là cơ quan nhận được ngân sách phải giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Trong khi VNR hiện trực thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhưng theo Bộ Tư pháp, việc Bộ GTVT giao dự toán bảo trì cho VNR tổ chức thực hiện là không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, không phải giao qua các khâu trung gian không cần thiết, làm chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Về việc giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ Tư Pháp cho rằng giao cho Cục Đường sắt Việt Nam hoặc VNR đều phù hợp với quy định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công.
Tuy vậy, việc giao cho chủ thể nào quản lý, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc thống nhất, tập trung theo quy định Luật Đường sắt.
Bộ Tư pháp nhận thấy VNR là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ chính là kinh doanh, quản lý bảo trì, khai thác kết cấu tài sản đường sắt, cung cấp dịch vụ điều hành giao thông đường sắt quốc gia.
VNR cũng là doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, có kinh nghiệm, có nguồn nhân lực, có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành đường sắt và có cơ sở vật chất, kỹ thuật duy nhất ở Việt Nam để quản lý, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Trong khi đó, Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT.
"Để quản lý, khai thác, và sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thì cần phải tăng cường bộ máy, biên chế của Cục Đường sắt. Điều này đòi hỏi thêm nhiều thời gian, đồng thời cần tính toán kỹ để đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc tin giản bộ máy, tách chức năng kinh doanh ra khỏi các bộ quản lý nhà nước chuyên ngành", công văn của Bộ Tư pháp nêu.
Bộ Tư pháp cũng cho biết, tại cuộc họp của các bộ ngành liên quan trước đó, đại diện tất cả các cơ quan đều thống nhất phương án giao VNR quản lý tài sản đến 2030 nhằm tạo khoảng thời gian hợp lý để doanh nghiệp có thể lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả, phù hợp đặc thù kinh doanh ngành đường sắt.
Bộ Giao thông chỉ đạo nóng vụ tàu hỏa tông container Khẩn trương khắc phục tai nạn và làm rõ trách nhiệm khi để xảy ra vụ tàu hỏa tông đứt đôi xe container. Ngày 6/11, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã ký ban hành Văn bản số 11182/BGTVT-ATGT yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam khẩn trương khắc phục vụ tai nạn tại Km1706 928 (đường...