Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ( Vicem) đã chính thức đổi tên thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam, tên viết tắt là Vicem.
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã được đổi tên thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Bộ Xây dựng đã có Quyết định 852/QĐ-BXD ngày 21/10/2019 về việc đổi tên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Cụ thể, đổi tên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam – Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Tên viết tắt là Vicem.
Tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Cement Corporation. Theo đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã sử dụng mẫu dấu mới từ 19/11/2019.
Video đang HOT
Tổng công ty Xi măng Việt Nam tiền thân là Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng được thành lập ngày 01/10/1979, Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng được thành lập để quản lý các nhà máy xi măng trong cả nước.
Ngày 05/10/1993 Bộ xây dựng có Quyết định số 456/BXD-TCLĐ đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam; Ngày 14/11/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 670/TTg về việc thành lập Tổng công ty Xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 91.
Ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 196/2006/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty xi măng Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và quyết định số 197/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ – Tổng Công ty Xi măng Việt nam trên cơ sở tổ chức lại quản lý, điều hành Tổng Công ty Xi măng Việt nam và Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Ngày 6/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 189/2007/QĐ-TTg điều chỉnh một số nội dung của các quyết định số 196/2006/QĐ-TTg và quyết định số 197/2006/QĐ-TTg trong đó có một số nội dung chính gồm: Đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt nam. Tên giao dịch quốc tế Vietnam Cement Industry Corporation (Vicem).
Vicem hiện sở hữu 10 doanh nghiệp sản xuất xi măng cùng các doanh nghiệp phụ trợ, thương mại như bao bì, xuất nhập khẩu xi măng. Quy mô sản xuất xi măng gần 30 triệu tấn/năm, là doanh nghiệp sở hữu gần 36% thị phần trên thị trường xi măng trong nước.
Vicem là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng và nằm trong số 93 Tập đoàn, Tổng công ty phải cổ phần hóa xong trước năm 2021, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2018, Vicem ghi nhận tổng doanh thu 37.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 3.293 tỷ đồng. Đơn vị này vẫn đang phải đối mặt với các khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng từ các công ty con. Năm 2019, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.200 tỷ đồng. Tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 31 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2018.
9 tháng 2019, lợi nhuận trước thuế toàn Vicem, chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ ước đạt 2.101 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận của khối các Công ty sản xuất xi măng đạt 1.346 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Hải Yến
Theo baodautu.vn
Vicem lý giải việc "bỏ quên" nghìn tỷ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
Trước thông tin khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đã "bỏ quên" hơn 1.000 tỷ đồng, ngày 6/9, Vicem đã chính thức lý giải về việc này.
Xe xuất hàng của Vicem Hạ Long. Anh: Thu Hăng/BNEWS/TTXVN
Trước thông tin khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đã "bỏ quên" hơn 1.000 tỷ đồng, ngày 6/9, Vicem đã chính thức lý giải về việc này.
Thông tin này xuất phát từ việc mới đây Kiểm toán Nhà nước gửi Bộ Xây dựng báo cáo kiểm toán về kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).
Theo báo cáo này, Kiểm toán Nhà nước xác định tổng giá trị phần vốn nhà nước tại Vicem tăng khoảng 1.169 tỷ đồng khi xác định lại giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.
Trong khi đó, Vicem cho rằng, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị này là lúc 0h ngày 1/10/2018. Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần và pháp luật có liên quan, ngày 15/1/2019 Vicem đã có văn bản số 99/VICEM-TGV trình Bộ Xây dựng, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Vicem bộ hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0h ngày 1/10/2018.
Tiếp đó, ngày 18/3/2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 509/BXD-KHTC gửi Kiểm toán Nhà nước đề nghị thực hiện kiểm toán kết quả định giá giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Vicem. Tại văn bản này, Bộ Xây dựng khẳng định giá trị doanh nghiệp của Vicem chưa tính đến lợi thế giá trị quyền khai thác các mỏ do chưa có hướng dẫn.
Lý giải về việc này, Vicem cho biết, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị quyền khai thác mỏ khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Do vậy, không thể nói rằng doanh nghiệp "quên tính" hay "để thiếu" hàng nghìn tỷ đồng trước khi cổ phần hóa.
Giải thích thêm về các thông tin liên quan như phương pháp chiết khấu dòng tiền, Vicem viện dẫn kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị là 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng so với số báo cáo do đơn vị tư vấn xác định nguyên nhân.
Nguyên nhân được Vicem nêu ra là do Kiểm toán Nhà nước xác định lại tham số của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề theo tỷ trọng nợ/vốn chủ (D/E) trung bình 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (đơn vị tư vấn xác định D/E tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). Do đó, tỷ suất chiết khấu thấp hơn dẫn đến giá trị phần vốn nhà nước tăng lên.
Sản xuất sản phẩm ở Vicem. Ảnh: Vincem
Trong báo cáo kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã nêu "Đơn vị tư vấn đã thực hiện theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính". Cùng với đó, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu về vấn đề chênh lệch này như sau: "Hiện Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể việc tính toán chỉ tiêu này căn cứ trên dữ liệu bình quân 5 năm gần nhất hay tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp".
Thêm một nội dung được báo cáo kiểm toán đề cập đến là khi xác định tài sản phi hoạt động là các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty chưa niêm yết gồm: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam, Công ty Xi măng Nghi Sơn thì đơn vị tư vấn mới chỉ căn cứ theo báo cáo tài chính của đơn vị nhận vốn góp (tức là theo giá trị sổ sách). Điều này có thể chưa đảm bảo xác định được giá trị thị trường của khoản đầu tư.
Còn theo Vicem, nội dung giá trị các khoản đầu tư của doanh nghiệp này vào các công ty kể trên khoảng 3.660 tỷ đồng, tăng khoảng 1.239 tỷ đồng là thuộc phần lưu ý của Kiểm toán Nhà nước về ước tính giá trị các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị đối với các khoản đầu tư này tiếp cận theo phương pháp thu nhập, ước tính giá trị theo dòng tiền dự báo trong tương lai. Trong khi đó, hiện nay, theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính không có hướng dẫn chi tiết phương pháp áp dụng đối với các tài sản phi hoạt động này.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa và giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp. Với trường hợp của Vicem, tại văn bản số 509/BXD-KHTC ngày18/3/2019 của Bộ Xây dựng gửi Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán kết quả định giá giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Vicem, Bộ Xây dựng cũng đã nêu rõ tình hình lập, hoàn thành phương án sử dụng đất đối với từng cơ sở nhà, đất và giá đất theo quy định.
Theo đó, giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp. Vicem và các đơn vị có 3 cơ sở nhà, đất được nhà nước giao đất cần xác định giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126. Bộ Xây dựng cũng nêu rõ, việc tạm tính giá trị quyền sử dụng đất của 3 cơ sở nhà, đất nêu trên vì địa phương chưa có ý kiến chính thức về giá đất. Đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.
Tuy nhiên, Vicem cho biết, đến thời điểm Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, đã có 2/3 cơ sở nhà, đất được địa phương có ý kiến chính thức về giá đất làm cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã cập nhật và tính vào giá trị doanh nghiệp và hiện chỉ còn 1 cơ sở nhà, đất mà Bộ Xây dựng và Vicem đang tiếp tục làm việc với địa phương để có ý kiến chính thức về giá đất.
Thu Hằng/BNEWS/TTXVN
Vicem trầy trật xử lý doanh nghiệp yếu kém Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) là một trong số 93 tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Với thực tế cung vượt cầu, kinh doanh khó khăn, việc cổ phần hóa đang là nhiệm vụ khá nặng nề với Vicem. Trầy...