Tổng công ty 36: Cổ đông băn khoăn phương án kinh doanh 2020
Năm 2019 là một năm kinh doanh ảm đạm của Tổng công ty 36 ( G36) khi không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Với kết quả này, G36 chỉ hoàn thành 52% mục tiêu doanh thu và 37,7% mục tiêu lợi nhuận 2019. Lý do, theo Ban lãnh đạo G36, là do giá trị sản lượng các công trình chuyển tiếp sang năm 2019 thấp, một số công trình lớn đang trong giai đoạn quyết toán với chủ đầu tư, các hợp đồng ký mới ở giai đoạn thi công ban đầu nên doanh thu bán hàng giảm.
Đồng thời, Công ty phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào Công ty TNHH BOT 36.71 (lỗ kế hoạch).
Đây không phải lần đầu G36 lỡ hẹn về đích. Trước đó, liên tiếp trong năm 2017 và 2018, công ty này đều không đạt được kế hoạch kinh doanh. Năm 2017, G36 đạt 3.575 tỷ đồng doanh thu (kế hoạch là 4.772,7 tỷ đồng), gần 61,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (kế hoạch là 99,5 tỷ đồng).
Sang năm 2018, doanh nghiệp chỉ đạt 3.149 tỷ đồng doanh thu (kế hoạch là 3.500 tỷ đồng) và 86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (kế hoạch là 82,3 tỷ đồng).
Mặc dù hiệu quả kinh doanh liên tục đi xuống 3 năm qua, song HĐQT G36 vẫn đề ra kế hoạch đầy tự tin cho năm 2020. Cụ thể, Công ty đặt mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 69,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 64,8% và 110,5% so với thực hiện năm 2019.
Trong khi đó, Ban lãnh đạo Công ty cũng tự đánh giá, năm 2020 sẽ là một năm gặp rất nhiều khó khăn đối với ngành xây dựng. Do đó, kế hoạch trên khiến các cổ đông của G36 nghi ngờ, liệu doanh nghiệp có thể hoàn thành hay tiếp tục thất hứa?
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 của G36, đánh giá về khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay, Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Giáp nói, hiện tại chưa thể nói trước được điều gì, song Công ty khẳng định sẽ đi đến thành công vì doanh nghiệp có những kế hoạch, phương án “đi trước một bước”. Về kết quả kinh doanh đến hết quý II năm nay, ông Giáp cũng cho biết, sẽ công bố thông tin theo quy định trên sàn giao dịch UPCoM.
Vướng mắc tại hai dự án BOT
Video đang HOT
Hiện tại, G36 đang tham gia 2 dự án BOT kém hiệu quả, gây thất thoát cho Công ty và ảnh hưởng đến quyền lợi của của đông.
Cụ thể, tại dự án BOT Quốc lộ 19, qua 3 năm tổ chức thu phí (bắt đầu từ ngày 1/6/2016) cho thấy kết quả không đảm bảo so với phương án tài chính, hàng năm G36 phải trích một khoản bù lỗ cho dự án. Đối với dự án này, theo lãnh đạo G36, đây là một “tai nạn chính sách”.
Theo đó, nguyên nhân gây thua lỗ chủ yếu do cơ chế chính sách thay đổi và theo quy định của hợp đồng, đến năm 2019 được tăng giá vé nhưng đến nay Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa đồng ý, mặc dù đã có rất nhiều văn bản đề nghị.
“Hiệu quả sản xuất – kinh doanh không bù được khoản lỗ từ dự án này. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vừa qua, doanh thu thu về không đủ để trả lãi nợ vay”, ông Giáp cho biết.
Năm 2020, G36 sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để tháo gỡ cơ chế chính sách, hoàn thiện các thủ tục thu phí tự động không dừng và tìm hướng tháo gỡ, giải quyết các tồn tại do việc dừng đầu tư giai đoạn 2 của dự án. Ngoài ra, lãnh đạo G36 tiết lộ đang tìm các đối tác nước ngoài để chuyển nhượng dự án.
Trong khi đó, tại dự án BOT Quốc lộ 6 HLHB, Trạm thu phí đường Hoà Lạc – Hòa Bình bắt đầu thu phí chính thức từ ngày 3/5/2019. Thời gian đầu, tình hình thu phí diễn biến phức tạp, bị gián đoạn một thời gian do người dân xung quanh trạm thu phí phản đối mức giảm giá vé.
“G36 đang nắm giữ 49,5% vốn điều lệ thông qua Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc – Hòa Bình. Hiện nay, ông Hiển bên SHB đang muốn mua lại. Chúng tôi quyết định sẽ bán. Lỗ cũng bán, để cắt lỗ tại dự án này”, ông Giáp cho biết.
Theo Đề án 80 của Chính phủ, đến hết năm 2020, Bộ Quốc phòng sẽ thoái hết vốn tại G36. Tuy nhiên, theo lãnh đạo G36, thực tế rất khó thực hiện. Lộ trình thoái vốn của Bộ Quốc phòng tại G36 phụ thuộc vào 2 vấn đề là con người và đất đai.
“Về vấn đề còn người, hiện G36 chủ động. Còn về đất đai, hiện Công ty đang sở hữu 9 lô đất quốc phòng. Nếu thực hiện chuyển đổi được, đây sẽ là tiềm năng để cổ phiếu G36 tăng trưởng mạnh bởi đây là những mảnh đất vàng”, lãnh đạo G36 cho biết. Hiện Bộ Quốc phòng đang nắm giữ 18,36% cổ phần tại G36.
Kiến nghị tăng phí BOT: Hiệp hội Vận tải ô tô phản đối
Dù chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp BOT song Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vẫn mong muốn các cơ quan chức năng xem xét, hoãn tăng phí BOT.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ GTVT trình Chính phủ hai phương án hỗ trợ các dự án BOT. Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải.
Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Tuy nhiên, Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để bố trí kế hoạch vốn; Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
" Trong đó hai phương án trên, Bộ GTVT ưu tiên phương án 1 vì không phải bố trí ngân sách nhà nước", Bộ GTVT cho hay.
Ngay khi có đề xuất này, nhiều ý kiến đã được đưa ra. Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, khó khăn mà ngành vận tải và các nhà đầu tư BOT gặp phải do dịch COVID-19 là rất lớn. " Trước đề xuất của Bộ GTVT về việc tăng phí BOT, bản thân tôi chia sẻ với các khó khăn của Bộ GTVT và doanh nghiệp BOT. Áp lực của việc phải đảm bảo phương án tài chính, các cam kết đã ký trong hợp đồng BOT là rất lớn. Đề nghị của các nhà đầu tư, Bộ GTVT cũng chính đáng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng vẫn đang khó khăn, các cơ quan bộ ngành cần tiếp tục nghiên cứu và xem xét việc tăng phí BOT", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhấn mạnh.
Theo ông Quyền, việc tăng phí BOT sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải. Trong khi thiệt hại mà các doanh nghiệp này hứng chịu do dịch COVID-19 cũng rất lớn. Nhiều tháng nay, các doanh nghiệp vận tải đều hoạt động cầm chừng, chỉ đạt từ 30-50% so với trước đó.
Kiến nghị tăng phí BOT để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng COVID-19. (Ảnh minh họa)
" Bộ GTVT cần có giải pháp để ngành vận tải hoạt động thuận lợi hơn. Phí BOT hiện vẫn đang khác nhau ở từng địa phương nên việc thay đổi mức phí cần được xem xét, cân nhắc. Nếu có thay đổi cần phải từng bước và cần có lộ trình, đúng thời điểm thích hợp", ông Quyền nhấn mạnh.
Kiến nghị gây chú ý dư luận của Bộ GTVT được đưa ra trong báo cáo gửi Thủ tướng về hỗ trợ doanh nghiệp BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ này cho biết hiện đang quản lý 61 hợp đồng dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 1 dự án đang đầu tư xây dựng.
Qua rà soát năm 2019, có 45 dự án BOT doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của họp đồng BOT, trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13-15% là BOT quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn và cầu Thái Hà trên quốc lộ 39 nối tỉnh Hà Nam, Thái Bình.
Có 3 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí gồm BOT quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), BOT quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa và BOT quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang).
Bộ này nhận định các doanh nghiệp BOT gặp rất nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để cố gắng trả nợ ngân hàng theo kế hoạch và các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
Các khó khăn, vướng mắc nói trên chưa được giải quyết thì từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 cũng khiến các dự án BOT bị ảnh hưởng do lưu lượng xe giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT đến hết ngày 22/4, có tới 58 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Dựa trên các kiến nghị của doanh nghiệp BOT, Bộ GTVT kiến nghị "cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án", đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí khi cần thiết.
Với phương án này, Nhà nước không phải chi khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án BOT nếu giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng đã ký từ năm 2022.
Bộ này kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án BOT giao thông, đồng thời giảm lãi vay phát sinh trong thời gian từ 1/2/2020 đến khi Việt Nam công bố hết dịch COVID-19, cộng thêm 3 tháng.
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể trưng mua lại toàn bộ dự án.
Chấp thuận cho các doanh nghiệp BOT giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020.
Để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Bộ kiến nghị Thủ tướng có chủ trương giảm lãi suất vay từ 2-3%/năm so với vay đầu tư các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác.
Vinaconex chuẩn bị "vé vào cửa" các dự án lớn Để có được điều này, yêu cầu đầu tiên phải có và cần tăng vốn. Nhưng tăng vốn có làm cổ đông thiệt hay không? Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh Ngày 29/6, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG- HNX) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020. Với...