Tổng Bí thư: Tập trung truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước
Tại cuộc họp sáng 17/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam ( PVC); truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp sáng nay, 17/4.
Ngày 17/4 tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban Chỉ đạo – để thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc trong xác minh, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế của Ban Chỉ đạo năm 2017 tại một số địa phương.
Chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện VKSND Tối cao, Ban cán sự đảng TAND Tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương nỗ lực, cố gắng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo nhất là đã khẩn trương xét xử sơ thẩm đối với 3 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo với các mức án nghiêm minh, được dư luận đồng tình ủng hộ (2 bị cáo án tử hình, 1 bị cáo tù chung thân, 10 bị cáo tù có thời hạn từ 20 tháng đến 24 năm tù).
Tích cực điều tra, khởi tố 11 bị can về các tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), trong đó riêng Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố về cả hai tội; có nhiều cố gắng trong việc điều tra, xử lý giai đoạn II các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh và giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm.
Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục nỗ lực, cố gắng, tích cực, chủ động trong phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, trọng tậm là khẩn trương điều tra bổ sung, truy tố, hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 3/6 vụ án còn lại theo Thông báo số 30-TB/BCĐTW của Ban Chỉ đạo theo tiến độ đã được thống nhất tại cuộc họp, gồm: Vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, giai đoạn I; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, phần Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ, yêu cầu điều tra, xét xử lại; vụ án Nguyễn Việt Hoàng và đồng phạm.
“Tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án”- thông báo về nội dung cuộc họp nhấn mạnh chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án
Ngoài ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đồng ý với kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong năm 2017, gồm:
1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
2. Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Vụ án Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang
4. Vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” liên quan đến hành vi của nhóm Hội đồng tín dụng ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác
Video đang HOT
5. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn
6. Vụ án “Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
7. Vụ án “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội
8. Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group)
9. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
10. Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Sài Gòn và Công ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh
11. Vụ án “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh 6 TP Hồ Chí Minh
12. Vụ án “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư đồng ý Kế hoạch và Quyết định thành lập 8 Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 20 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đắk Nông, Kon Tum, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Tổng Bí thư đã phân công ông Trương Hòa Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo – tham gia chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Giao Ban Nội chính Trung ương – Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo tiến độ, kết quả thực hiện.
Thế Kha
Theo Dantri
Nhìn lại một năm biến động ngành công thương
Là một bộ quản lý đa ngành, Bộ Công Thương trải qua năm 2016 đầy thách thức với những vấn đề nhân sự, dự án gây thua lỗ, đa cấp biến tướng, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó doanh nghiệp... Sau 8 tháng đảm nhận vị trí tư lệnh ngành, tân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có nhiều quyết định chưa từng có nhằm tổ chức lại đơn vị này.
Trịnh Xuân Thanh là một trong ba trường hợp bị Bộ Công Thương đưa ra khỏi Quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Bãi bỏ và đơn giản hoá 123 thủ tục hành chính
Giữa tháng 11/2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh công bố xóa bỏ 15 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 108 thủ tục khác trong số 443 thủ tục ở 19 lĩnh vực kinh doanh từ cấp xã tới cấp trung ương, tương đương với đơn giản hóa 27,8% tổng số thủ tục hành chính hiện có.
Động thái này của Bộ Công Thương được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận đánh giá là cuộc cải cách "chưa từng có trong lịch sử" ngành Công Thương từ rất nhiều năm nay. Việc xóa bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính đã đóng góp quan trọng vào nỗ lực chung của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; gắn xây dựng thể chế với công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Thông qua kế hoạch hành động ngành Công Thương
Cuối tháng ngành 20/12/2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Ngoài những nhiệm vụ giao cụ thể cho từng đơn vị trong Bộ, Bộ trưởng đã trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo của Bộ Công Thương, tập trung triển khai xử lý khẩn trương, dứt điểm các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn, chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành và giao cho các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực liên quan tham gia Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề ở các dự án thuộc lĩnh vực được giao.
Trước đó, trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất-kinh doanh, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp. Điển hình như: Ban hành Thông tư 23 bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may; sửa đổi Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; sửa đổi quy định về dán nhãn năng lượng; sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục khai báo hóa chất...
Đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin
Mới đây nhất, ngày 23/12/2016, Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương và Dịch vụ công mức độ 4 Dán nhãn năng lượng đã chính thức khai trương tại địa chỉ: online.moit.gov.vn - tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ trực tuyến. Đây được coi là bước cải cách lớn, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian làm thủ tục, xin hồ sơ, tiết kiệm chi phí. Việc điện tử hóa quy trình cấp phép cũng giúp đơn vị xử lý rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ, từ đó có thể trả kết quả cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất.
Sửa đổi và thay thế quy định về dán nhãn năng lượng
Ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký ban hành Thông tư 36/2016/TT-BCT thay thế Thông tư 07/2012 về Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, theo hướng bãi bỏ các quy định đang bị phàn nàn là gây khó cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc sửa đổi Thông tư số 07 là phải giải quyết được toàn bộ các vấn đề khó khăn vướng mắc nêu trên, tạo điều kiện thông thoáng cho thủ tục dán nhãn năng lượng, thông thoáng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên cần đẩy mạnh kiểm soát hậu kiểm để tăng cường việc tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tái cấu trúc bộ máy
Sau khi đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Công Thương, nói về công tác cán bộ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, là một bộ kinh tế đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước, vì vậy, Bộ Công Thương rất cần những người đứng đầu thực sự có năng lực, tâm huyết.
Quan điểm này đã nhận được sự đồng thuận rất cao trong Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương và được hiện thực hóa bước đầu qua việc luân chuyển, sắp xếp, bổ nhiệm vị trí đứng đầu các đơn vị quan trọng thuộc Bộ theo đúng tinh thần: Cải cách bộ máy hành chính được tiến hành công khai, minh bạch, đúng quy định; với mục tiêu rất cụ thể: Đánh giá đúng trình độ, năng lực, khai thác tối đa tiềm năng của những cán bộ có phẩm chất và năng lực tốt; đồng thời, từng bước trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, chuẩn bị cho tương lai lâu dài.
Theo đó, phương án xây dựng cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2020 giảm từ 35 đầu mối xuống còn 28 đầu mối. Số đơn vị sau khi sắp xếp lại giảm 7 đơn vị so với hiện tại.
Trụ sở Công ty Thiên Ngọc Minh Uy tại khu vực Tây Nguyên. Ảnh: M.Q.
Thu hồi hàng loạt quyết định bổ nhiệm nhân sự
Vừa qua, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương báo cáo Ban Tổ chức Trung ương đưa 3 trường hợp là: ông Trịnh Xuân Thanh, ông Nguyễn Xuân Sơn và ông Võ Thanh Hà ra khỏi Quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2016-2021.
Ban Cán sự đảng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương thu hồi các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định, cụ thể là: Đối với trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh: Thu hồi quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó chánh Văn phòng Bộ Công Thương, Trưởng đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban Cán sự đảng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương.
Đối với trường hợp của ông Vũ Quang Hải: Thu hồi quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Quyết định bổ nhiệm Hàm phó Vụ trưởng; Quyết định đồng ý điều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đề cử tham gia Hội đồng quản trị Sabeco. Đồng thời, giao Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco báo cáo Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét miễn nhiệm theo trình tự luật định các chức danh Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Sabeco của ông Vũ Quang Hải.
Đối với trường hợp của ông Vũ Đình Duy: Thu hồi quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp.
Đối với trường hợp của bà Vũ Thúy Huệ: Thu hồi quyết định điều động và bổ nhiệm bà Vũ Thúy Huệ giữ chức vụ Phó vụ trưởng Bộ Công Thương, đại diện Tổng cục Năng lượng tại TP.HCM. Đồng thời, đồng ý để bà Vũ Thúy Huệ được thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
"Xóa sổ" hàng loạt công ty đa cấp
Tính đến hết tháng 12, Bộ Công Thương đã thu hồi giấy chứng nhận và quyết định chấm dứt, tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp đối với hơn 30 công ty kinh doanh đa cấp. Hiện tại, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã giảm khoảng một nửa so với con số 67 công ty năm 2015. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp đang hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2016 là khoảng 500.000 người (giảm 57% so với cùng kỳ năm 2015 với hơn 1,16 triệu người).
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng bắt tay vào thanh tra hàng loạt doanh nghiệp đa cấp lớn như: Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Unicity Marketing, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty cổ phần Liên kết tri thức, Công ty cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam và Công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long.
Trước đó, Bộ cũng đã kiểm tra và xử phạt Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam vì một số hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với số tiền phạt 110 triệu đồng. Riêng việc kiểm tra Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy vẫn chưa kết thúc do trong thời gian tiến hành kiểm tra, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp đối với công ty này.
(Theo Tiền Phong)
Đề nghị bổ sung tội cố ý làm trái trong bổ nhiệm cán bộ Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 26/10, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đề nghị bổ sung tội cố ý làm trái quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức sau hàng loạt vụ việc lùm xùm gần đây, mà điển hình nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đã...