Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: ‘Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau’
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý “Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau”, bởi vậy, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp phải có quan điểm, lập trường, lý lẽ, phương châm là bình tĩnh lắng nghe, trân trọng tất cả các ý kiến, cân nhắc thật kỹ, rồi tiếp thu tối đa.
Sáng 14/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến.
Cùng dự cuộc họp có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Thường trực Tổ Biên tập các Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế – Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng.
Bộ Chính trị đã nghe Tổ trưởng Tổ Biên tập các Tiểu ban trình bày Tờ trình, báo cáo bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Chính trị và Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011; Dự thảo Báo cáo Kinh tế – Xã hội; Dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, trình Đại hội XIII của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị. (ảnh TTXVN)
Bộ Chính trị ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các Tiểu ban và Tổ Biên tập, đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị, hoàn thiện các dự thảo báo cáo. Về cơ bản, các dự thảo báo cáo đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra; các Tiểu ban và Tổ Biên tập đã rà soát, chỉnh sửa nghiêm túc cả nội dung và hình thức, chuẩn xác hóa trong diễn đạt, làm rõ nội hàm các khái niệm, nội dung, vấn đề, bảo đảm sự nhất quán, tránh mâu thuẫn, trùng chéo, không có sai sót về kỹ thuật văn bản, đủ điều kiện in ấn, gửi phục vụ đại hội đảng bộ cơ sở sắp tới.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị lưu ý, đây mới là dự thảo bước đầu để gửi xin ý kiến đại hội đảng bộ cơ sở, tới đây sẽ tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện nhiều lần, trình lại Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và lấy ý kiến nhân dân trước khi hoàn chỉnh trình Đại hội XIII xem xét, quyết định.
Video đang HOT
Bộ Chính trị thống nhất cho rằng, những nội dung lớn, quan trọng của dự thảo Báo cáo Kinh tế – Xã hội; dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng đã bám sát, phù hợp, thống nhất với dự thảo Báo cáo Chính trị, là báo cáo chuyên đề, minh chứng, làm sâu sắc hơn dự thảo Báo cáo Chính trị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (ảnh TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh các Tiểu ban và Tổ Biên tập đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các dự thảo báo cáo. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu tiếp tục rà lại một lần nữa các dự thảo báo cáo, bảo đảm thống nhất quan điểm tư tưởng, với tinh thần báo cáo chính trị là trung tâm; văn phong chính xác, dễ hiểu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý “Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau”. Bởi vậy, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp phải có quan điểm, lập trường, lý lẽ, phương châm là bình tĩnh lắng nghe, trân trọng tất cả các ý kiến, cân nhắc thật kỹ, rồi tiếp thu tối đa. Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp không được đơn giản, dễ dãi về cả hai phía, không tiếp thu cũng là sai, mà nói cái gì tiếp thu ngay cũng là sai. Việc tiếp thu phải có lý lẽ, có thực tiễn, thuyết phục, đúng nguyên tắc, đúng bản lĩnh, hết trách nhiệm và phải bảo vệ cho được ý kiến.
Nguồn: Tiền Phong
Theo vtc.vn
Đại biểu phải thật sự có phẩm chất, năng lực, uy tín tiêu biểu
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hiện nay, các cấp ủy tổ chức Đảng các cấp đã và đang tích cực chủ động triển khai các bước phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong bài viết này, chúng tôi muốn có một số ý kiến về vấn đề bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng các cấp.
Trong bài viết nhan đề "Chuẩn bị và tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng" (Báo Nhân dân, 6/6/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ: "Đại hội là cơ quan lãnh đạo, tập trung bản lĩnh, trí tuệ của từng Đảng bộ. Do đó khi lựa chọn, bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng cấp trên phải bầu cho được những đồng chí thật sự có phẩm chất, năng lực, uy tín và tiêu biểu cho trí tuệ của Đảng bộ".
Như vậy, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định rõ khi bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng cấp trên, trước hết, phải bầu cho được những đồng chí thật sự bảo đảm bốn yếu tố: phẩm chất, năng lực, uy tín và tiêu biểu cho trí tuệ của toàn Đảng bộ. Rõ ràng là một trong những vấn đề có tính quyết định để góp phần thành công của Đại hội Đảng các cấp, để nâng cao chất lượng Đại hội chính là chất lượng đại biểu được bầu. Bởi vì Đại hội là nơi quyết định những vấn đề quan trọng các phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc phát triển toàn diện các mặt của đời sống nhân dân, đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, Đại hội cũng bàn vấn đề xây dựng Đảng, bầu Cấp ủy, bầu Đại biểu đi dự Đại hội Đảng cấp trên. Điều quan trọng nhất theo chúng tôi nghĩ là phải đề xuất, xem xét, lựa chọn "để bầu cho được những đồng chí tiêu biểu cho phẩm chất, trí tuệ, nguyện vọng của quần chúng nhân dân mà họ đại diện" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, trang 215).
Toàn cảnh cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cho ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội XIII. Ảnh: TTXVN
Về vấn đề này, phải kiên quyết không bầu những đảng viên thiếu kiên định, vững vàng về lập trường, tư tưởng, bản lĩnh cách mạng, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", dính dáng đến tham nhũng, tiêu cực, có biểu hiện làm mất đoàn kết trong đảng, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không dám dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm, không nêu gương cho quần chúng học hỏi, nói không đi đôi với làm, có tư tưởng cục bộ, bản vị, độc đoán, chuyên quyền, xa rời dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân, kiên quyết không bầu những người chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm, chạy luân chuyển.
Phải kiên quyết không bầu đi dự Đại hội Đảng những người ngại đấu tranh, ngại va chạm, không dám đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của nhân dân, không có ý kiến độc lập của mình về những vấn đề cần được thảo luận trong Đại hội, "dĩ hòa vi quý", hoặc chỉ thảo luận chiếu lệ và biểu quyết thông qua vấn đề một cách dễ dãi. Không bầu những người không dám phản ánh hoặc không có khả năng phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của Đảng viên và quần chúng ở địa phương mình, ở ngành mình, không bầu những người thụ động, không chuẩn bị chu đáo các ý kiến về những vấn đề bức xúc, gay cấn, những vấn đề đặt ra ở địa phương mình, ngành mình, những vấn đề cần được đem ra thảo luận ở Đại hội.
Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra công trình, dự án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVIII tại Cảng Cửa Lò. Ảnh tư liệu: Đào Tuấn
Một điểm nữa cần lưu ý là các đại biểu được bầu đi dự Đại hội Đảng cấp trên phải có ý thức tích cực, chủ động chuẩn bị các nội dung, các vấn đề mình sẽ trình bày, phát biểu trước đại hội cấp trên. phải tự mình chủ động chuẩn bị chứ không chờ lãnh đạo phân công. Phải ghi chép tỉ mỉ, cụ thể các vấn đề được thảo luận, tranh luận ở đại hội cấp mình để trình bày ở đại hội cấp trên, qua đó tham khảo ý kiến của các đại biểu ở Đại hội cấp trên để tìm phương hướng giải quyết vấn đề cho cấp mình.
Tất cả các đại biểu được bầu đều phải chuẩn bị để tránh tình trạng đại biểu nào được phân công viết thì mới chuẩn bị, còn các đại biểu còn lại đi dự Đại hội chỉ việc biểu quyết thông qua. Khi chuẩn bị viết, tránh tình trạng viết tham luận nặng về báo cáo thành tích cơ sở mình mà ít đề xuất, kiến nghị. Bản tham luận phải nói lên được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề mà quần chúng quan tâm, những vấn đề quần chúng còn bức xúc... để rồi sau đại hội, khi về báo cáo kết quả Đại hội cho quần chúng nhân dân biết đại biểu sẽ nói rõ những băn khoăn, thắc mắc, bức xúc của nhân dân được thảo luận, bàn bạc, kết luận và phương hướng giải quyết ở đại hội cấp trên như thế nào.
Các đại biểu dự Đại hội Đảng bộ huyện Quế Phong nhiệm kỳ 2015 - 2020 bỏ phiếu bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Ảnh tư liệu
Tóm lại, bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng cấp trên là một trong những khâu quan trọng trong tiến trình Đại hội Đảng các cấp. Khâu này cần được làm thật tốt, cẩn trọng, chu đáo. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Đại hội Đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã nhất trí càng nhất trí hơn nữa. Phải làm thật tốt các bước của quá trình Đại hội Đảng các cấp" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, trang 219).
ThS. Đoàn Mạnh Tiến
Theo Baonghean
Những điểm mới về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp cao Khung tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá lãnh đạo cấp cao mới được ban hành là một trong những cơ sở để quy hoạch cán bộ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành quy định 214 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí...