Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến thắng đại dịch
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19″.
Ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến thắng đại dịch.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương sự vào cuộc của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương tới cơ sở; biểu dương sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành Y tế, lực lượng quân đội, công an và các ban, bộ, ngành Trung ương; sự vào cuộc kịp thời, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt cảm ơn đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã tin tưởng, ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, hiện nay, chúng ta đang ở vào thời điểm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng lớn, toàn hệ thống chính trị phải tập trung cao độ để tiếp tục chủ động ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; không quá hốt hoảng nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; phải nắm chắc tình hình, dự báo khả năng xấu nhất, kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn bằng được sự lan rộng lây nhiễm. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, mỗi địa phương cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện các công việc phòng, chống dịch; ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức cho công việc hệ trọng này.
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội. Thời gian qua, toàn dân ta đã đồng lòng, cùng chung sức với Đảng, Nhà nước ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh bước đầu có hiệu quả. Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa.
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch ở vào thời điểm vô cùng quan trọng này, một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cũng như cuộc sống hằng ngày của đồng bào ta. Với tinh thần coi sức khoẻ và tính mạng của con người là trên hết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông sâu sắc và đang hết sức cố gắng, nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này.
“ Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19“, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi.
XUÂN TRƯỜNG
Người Việt có nhu cầu về nước phải đăng ký để được đón theo từng đợt
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 118/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
Thông báo nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ trân trọng thông báo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao và biểu dương toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có các ngành, các cấp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, cán bộ nhân viên y tế, lực lượng vũ trang đã nỗ lực, cố gắng, đoàn kết và quyết tâm cao thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt kết quả bước đầu. Đây là thắng lợi của cả hệ thống chính trị ưu việt, nhân văn của nước ta, thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý các đánh giá tích cực về công tác phòng, chống dịch trong Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, của Văn phòng Chính phủ và các phát biểu của các bộ, ngành, các đồng chí Phó Thủ tướng. Kết quả đạt được đến nay là đáng mừng. Tuy nhiên, trong công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số lỗ hổng, hạn chế, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch vẫn rất cao; cần nghiêm túc khắc phục các tồn tại, không thỏa mãn với kết quả đạt được, luôn đề cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan và phải luôn chủ động, sẵn sàng mọi điều kiện ứng phó với mọi tình huống, chuẩn bị sẵn sàng một số phương án cụ thể, kể cả tình huống xấu nhất.
Công tác phòng, chống dịch đã bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi quyết tâm cao hơn nữa, sự đoàn kết, trách nhiệm hơn nữa của cả hệ thống chính trị với các giải pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, nhân dân, nhất là các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường vận động, khuyến cáo và thực hiện từ từng cơ quan, tổ chức, nhóm dân cư, gia đình và từng người dân về thay đổi mạnh mẽ các thói quen, nếp sinh hoạt để thích ứng với các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh như tăng cường giao dịch trực tuyến, hạn chế tập trung đông người, đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng; khuyến cáo người dân ít ra những nơi công cộng, hạn chế tối đa việc tập trung đông trên 50 người tại các đám cưới, đám hiếu; tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ giải trí như karaoke, mát xa; vận động các tổ chức tôn giáo tu hành tại gia, không tiến hành các nghi lễ tập trung đông người.
Các cơ quan nhà nước tiếp tục dừng, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, tăng cường họp trực tuyến, tích cực cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn trong xử lý công việc; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả mạng xã hội để đảm bảo ổn định xã hội, chú trọng thông tin về các kết quả tích cực, các mô hình tốt, sự chung tay của cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh; chủ động thông tin về kết quả điều trị, các ca tiến triển tốt, các ca mắc bệnh nặng để tránh hoang mang trong xã hội; thông tin nhiều hơn nữa về cách phòng tránh dịch bệnh, cảnh giác đối với dịch bệnh, tránh đưa các thông tin gây bi quan, sợ hãi hoặc kỳ thị đối với người mắc, người nghi mắc bệnh; gắn kết với các trường đại học, viện nghiên cứu đưa thông tin khoa học tới cộng đồng.
Các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp sau đây:
Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ 0 giờ ngày 22/3/2020. Riêng đối với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao...) thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện việc cấp thị thực (nếu cần) và các thủ tục kiểm tra, khai báo y tế bắt buộc tại khu vực riêng và được cách ly phù hợp tại cơ sở lưu trú theo đúng quy định. Cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam có hình thức cam kết thực hiện giám sát y tế đối với công dân nước mình trong thời gian công tác ở Việt Nam. Đồng thời, tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân, áp dụng từ 0 giờ ngày 22/3/2020; giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh cả đường biển, đường thủy, đường bộ và đường hàng không.
Các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục hạn chế kịp thời, tối đa và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài (vì dễ dẫn đến quá tải các khu cách ly). Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ngành hàng không thực hiện ngay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay chở hành khách là người nước ngoài rời khỏi Việt Nam.
Một chuyến bay đặc biệt đón người Việt Nam từ vùng dịch Hàn Quốc về nước hồi đầu tháng 3.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục vận động, khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài (học sinh, sinh viên, người lao động, Việt kiều) hạn chế tối đa về nước trong thời điểm hiện nay và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở nước sở tại. Trường hợp thực sự có nhu cầu về nước phải đăng ký với Cơ quan đại diện để kịp thời phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ngành hàng không tổ chức theo từng chuyến bay thương mại và phải đăng ký, tuân thủ sự sắp xếp theo từng chuyến, đợt, thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, cách ly theo đúng quy định.
Người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đi công tác nước ngoài khi về nước phải tuân thủ thực hiện kiểm dịch, khai báo y tế tại cửa khẩu theo quy trình phòng chống dịch hiện nay và thực hiện yêu cầu cách ly bắt buộc theo đúng quy định.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đi công tác nước ngoài quay về nước và các trường hợp đặc biệt khác nêu tại điểm a mục 5; xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp không chấp hành cách ly, không khai báo và hành vi tiếp tay cho các trường hợp trốn cách ly.
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng tiếp tục quản lý, điều phối các cơ sở cách ly tập trung. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung và giao Bộ Quốc phòng tiếp nhận để tổ chức, điều phối việc cách ly tập trung trước ngày 25/3/2020. UBND thành phố Hà Nội chuẩn bị thêm các cơ sở đủ để cách ly 20.000 người, lưu ý lựa chọn các địa điểm gần sân bay, không ở trong các khu đông dân cư. Các tỉnh, thành phố khác được phân công cần tích cực có phương án chủ động các cơ sở cách ly.
Người nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao... có giấy xác nhận không dương tính với virus SARS-CoV-2 do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp và được Việt Nam chấp thuận được phép nhập cảnh và phải được cách ly chặt chẽ tại cơ sở lưu trú, bảo đảm các biện pháp an toàn, phòng chống dịch. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị liên quan cấp hoặc gia hạn thị thực phù hợp cho các trường hợp này (bao gồm những trường hợp bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 không thể về nước, phải tiếp tục ở lại làm việc). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần khẩn trương cấp phép lao động phù hợp cho các trường hợp trên.
UBND tỉnh, thành phố liên quan và ngành y tế cần giám sát chặt chẽ theo các yêu cầu phòng, chống dịch đối với các trường hợp trên khi làm việc tại Việt Nam.
Chính quyền cơ sở, từ thôn bản, tổ dân phố, cảnh sát khu vực... cần tiếp tục rà soát các đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng, nhất là trong số người đã nhập cảnh trong vòng 14 ngày qua nhằm phát hiện sớm nguồn lây bệnh, người có nguy cơ để có giải pháp kịp thời.
Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế cần tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết cho phòng, chống dịch, điều trị người mắc bệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/3/2020; có phương án sẵn sàng huy động nhân lực bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, kể cả người đã nghỉ hưu, sinh viên trường y cho phòng, chống dịch; nâng cao hơn nữa năng lực xét nghiệm, chuẩn hóa các phòng xét nghiệm và quy trình xét nghiệm.
Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế cần đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở...) của các đối tượng được cách ly, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp sau.
Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo việc sản xuất khẩu trang, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước và dành một phần xuất khẩu theo Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ; cùng các ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.
Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong công tác phòng, chống dịch; Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế xem xét, đề xuất cụ thể, trước mắt, xem xét việc Nhà nước mua khẩu trang để viện trợ, hỗ trợ cho các quốc gia có đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Về các đề xuất của Ban Chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng đồng ý để Bộ Quốc phòng mua sớm 10 xe xét nghiệm lưu động như đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Các cấp, các ngành, đặc biệt Bộ Y tế và các thành viên Ban Chỉ đạo cần tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, có cơ chế giải quyết nhanh, kịp thời các vấn đề đặt ra. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, quyết định các giải pháp phòng, chống dịch cụ thể, sát đúng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định kịp thời các vấn đề lớn. Ban Chỉ đạo quốc gia cần sớm giải quyết chế độ cho nhân viên y tế, cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ cách ly.
Bộ Chính trị bổ sung quy định để chỉ đạo, xử lý tham nhũng mạnh hơn Quy định 211-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thay thế cho Quy định 163-QĐ/TW năm 2013, đã có những nội dung được sửa đổi, bổ sung để giúp việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và xử lý...