Tổn thất tồi tệ nhất trong 10 năm của thị trường dầu mỏ
Bước sang tháng 12, thị trường dầu mỏ đã khép lại tháng 11 tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ.
Dầu thô kỳ hạn đã tăng nhẹ trong ngày giao dịch 30/11 sau khi Ủy ban cố vấn OPEC khuyến nghị cắt giảm sản lượng 1,3 triệu thùng một ngày. Tuy nhiên, giá cuối cùng đã giảm 22% trong tháng 11 – mức giảm sâu nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Điều đó cho thấy một tháng đầy biến động do lo ngại về việc bùng nổ sản xuất và tác động của căng thẳng thương mại quốc tế.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào Hội nghị G20 tại Argentina – nơi các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Nga, Ả rập Saudi- ba nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới sẽ tập trung vào một cuộc họp quan trọng của OPEC vào ngày 6-7/12 tại Viên sau những báo hiệu từ thị trường dầu mỏ.
Video đang HOT
Các quan chức Nga và Ả rập Saudi dự kiến sẽ gặp nhau tại Matxcova, báo hiệu rằng một thỏa thuận cắt giảm sản xuất có thể xảy ra nếu các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Hoàng tử Ả rập Mohammed Bin Salman diễn ra tốt đẹp tại Argentina. Cùng với diễn biến này, giá xăng kỳ hạn giảm 0,9% xuống 1,4413 USD một thùng.
Thị trường dầu mỏ đã đưa ra con số, sản lượng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục mới trong tháng 9, làm tăng thêm áp lực cho OPEC và các đồng minh phải cắt giảm sản lượng. Trận động đất 7 độ richter ở Alaska vào sáng ngày 30/11 đã phá vỡ đường ống dẫn dầu quan trọng nhất của bang này và có khả năng đe dọa xuất khẩu dầu thô.
Một cuộc khảo sát hàng tháng cho thấy sản lượng trong tháng 11 từ 12 thành viên OPEC với mục tiêu giảm nguồn cung theo một thỏa thuận sản xuất trước đó đã giảm 110.000 thùng một ngày từ tháng 10, trong khi tổng sản lượng OEPC đã giảm 160.000 thùng một ngày. Chỉ số CME cho rằng kỳ vọng cắt giảm sản xuất đang suy yếu. Công cụ này được gọi là OPECWatch, sử dụng cho các thị trường lựa chọn dầu thô Tây Texas để tính toán xác xuất của một số kết quả nhất định của các cuộc họp OPEC. Tâm lý thị trường đã chuyển từ kỳ vọng 70% cắt giảm sản lượng đến cơ hội 56%. Dự trữ dầu đang tăng nhanh ở Mỹ, nơi các kho dự trữ dầu thô tăng 10 lần liên tiếp lên 450,5 triệu thùng, nhiều nhất trong năm, do sản lượng vẫn ở mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng một ngày – theo Cơ quan Thông tin Năng lượng.
V.D
Theo congthuong.vn
Giá dầu thế giới 29/11: Lại quay đầu giảm mạnh, dầu brent trượt mốc 60 USD
Giá dầu thế giới ngày 29/11 phản ứng tiêu cực trước thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần đến 23/11 tăng 3,6 triệu thùng.
Tính đến 9 giờ sáng 29/11, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2019 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 50,09 USD/thùng, tăng 61 cent/thùng trong phiên nhưng giảm tới 1,99 USD/thùng so với cuối giờ sáng 28/11.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 59,28 USD/thùng, tăng 52 cent/thùng trong phiên nhưng giảm 1,73 USD/thùng so với cuối phiên sáng 28/11.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, tính đến 9i giờ sáng 29/11, giá dầu WTI đang được giao dịch ở mức thấp nhất là 50,87 USD/thùng và cao nhất là 50,92 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 50,36 USD/thùng, giảm 3,52%.
Với dầu brent, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 59,60 USD/thùng và cao nhất là 59,66 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 60,98 USD/thùng.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 23/11.
Hà Lê
Theo petrotimes.vn
Giá dầu châu Á tăng hơn 1% Giá dầu châu Á ngày 26/11 hồi phục sau khi giảm gần 8% trong phiên trước, nhưng giá dầu Brent không giữ được ở mức trên ngưỡng 60 USD/thùng giữa bối cảnh các thị trường tài chính nhìn chung khá yếu. Giá dầu châu Á tăng hơn 1%. Ảnh: Reuters Tại thị trường Singapore vào lúc 14 giờ 45 phút theo giờ Việt...