Tồn kho xăng dầu nhiều doanh nghiệp vượt mức 90%
Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), hiện mức tồn kho xăng dầu trong nước đang ở mức trên 90% so với quy định.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), hiện mức tồn kho xăng dầu trong nước đang ở mức trên 90% so với quy định.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tồn kho của các doanh nghiệp xăng dầu tăng nhanh bất thường thời gian qua một phần do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh trong quãng thời gian thực hiện lệnh cách ly xã hội của Chính phủ. Cùng đó là do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tăng cường mua vào để tích trữ do mức giá liên tục giảm trong 2 tháng qua.
Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tình trạng tồn kho, nhu cầu tiêu dùng giảm cũng khiến các hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn của Việt Nam gặp khó. Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cách đây ít ngày, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiến nghị xem xét việc dừng nhập khẩu xăng, dầu để tránh tình trạng tồn kho vượt ngưỡng giới hạn tại các nhà máy.
Theo đó, các doanh nghiệp đầu mối là khách hàng của 2 nhà máy lọc dầu của Việt Nam đã có những động thái dừng, giãn, hủy nhận hàng khiến cho việc tồn kho các sản phẩm xăng, dầu tại hai nhà máy luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%, vượt xa mức cho phép.
Video đang HOT
Tại thời điểm ngày 30/3/2020, tồn kho các sản phẩm (trừ DO) đều vượt ngưỡng nguy cơ vượt giới hạn tồn trữ. Cụ thể, tồn kho dầu thô tại Nhà máy dầu Dung Quất và Nghi Sơn lần lượt là 384,256 m3 và 533,500 m3 với tỷ lệ tồn kho lần lượt là 76% và 64%; tồn kho xăng tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 138,242 m3, chiếm tỷ lệ 87%, còn tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là 167,520 m3, chiếm tỷ lệ 81%.
Về tồn kho của các doanh nghiệp cũng như giá dầu xuống quá mạnh, ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho hay, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo và kiến Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp (tài chính, đầu tư, thị trường, kinh doanh…) nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành dầu khí giai đoạn này.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu PVN cần nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới để tái cơ cấu lại các loại sản phẩm của PVN nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm trong chuỗi giá trị dầu khí có giá trị gia tăng cao để bù đắp từng phần cho sự chi phối từ sản phẩm dầu khai thác; tổ chức rà soát lại tất cả các nhiệm vụ, chi phí dự kiến của năm 2020. Cùng đó, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường (giảm công suất, điều chỉnh cơ cấu chủng loại sản phẩm Nhà máy lọc dầu); xuất khẩu sản phẩm trong nước không tiêu thụ hết.
PHẠM TUYÊN
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...