Tôn giáo chỉ là cái cớ của những kẻ giết người máu lạnh
Theo Tạp chí New York, có tiền sử bạo lực gia đình và lòng oán hận đối với phụ nữ là đặc điểm chung của những kẻ giết người máu lạnh thời gian gần đây, chứ không phải xuất phát từ yếu tố tôn giáo.
Chân dung những kẻ giết người quy mô lớn. (Nguồn: NYMag)
Chân dung những kẻ máu lạnh
Những báo cáo ban đầu cho thấy rằng Mohamed Lahouaiej Bouhlel – kẻ đã lái chiếc xe tải thuê tấn công vào đám đông trong ngày kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14/7 giết chết hơn 80 người, trong đó có 10 trẻ em, có lẽ không phải là một kẻ sùng đạo.
Thật ra, tên này đã từng có tiền sử bạo lực gia đình. Một người hàng xóm của Bouhlel đã nói về hắn “thường chửi bới và mạt sát vợ của mình”. Người vợ này đã bỏ hắn cách đây hai năm.
Omar Mateen, kẻ đã giết 49 người và làm bị thương 53 người trong một vụ nổ súng tàn sát quy mô lớn tại một câu lạc bộ gay tại Orlando vào tháng 6 vừa qua, cũng từng có tiền sử bạo lực gia đình. Vợ cũ của Mateen từng chia sẻ, hắn không chỉ lấy chi phiếu tiền lương của vợ mà còn cấm vợ ra khỏi nhà. Mateen còn thường xuyên đánh đập vợ nếu y cho là không sống theo những trách nhiệm truyền thống của một người vợ.
Đặc biệt, trường hợp của Robert Lewis Dear, một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo. Vào tháng 11/2015, Robert đã giết chết 3 người và làm bị thương 9 người tại một phòng khám tại tiểu bang Colorado (Mỹ). Giống như Mateen, Robert cũng có tiền sử bạo lực chống lại phụ nữ, cụ thể, hắn đã bị bắt vì tội hiếp dâm và bạo lực tình dục với phụ nữ vào năm 1992. Theo tờ Washington Post, hai trong số 3 người vợ cũ của Robert đã từng cáo buộc hắn thường xuyên bạo hành trong gia đình.
Tiếp theo là vụ Elliot Rodger tiến hành cuộc nổ súng giết người quy mô lớn tại Nam California vào năm 2014 làm 7 người chết rồi tự sát. Elliot Rodger vốn là con trai của một đạo diễn Hollywood. Hắn đã để lại một video trong đó nêu ra chi tiết về cơn giận dữ của mình, đặc biệt là đối với những người phụ nữ đã bỏ rơi hắn ta. “Ta không biết tại sao những cô gái kia không hấp dẫn, nhưng ta sẽ trừng phạt tất cả…Các người cuối cùng sẽ thấy ta là một nhân vật tối cao và là một mẫu đàn ông hoàn hảo.”
Cuộc tàn sát mang tính chủng tộc của Dylann Roof làm chết 9 người đi lễ nhà thờ tại Charleston vào năm 2015 có mang hơi hướng tư tưởng gia trưởng đối với phụ nữ. “Các người hãm hiếp phụ nữ của bọn ta và các người đang điều hành đất nước này và vì vậy các người phải chết”, Dylann nói với những nạn nhân người Mỹ gốc Phi của mình. Dylann Roof đã được nuôi dưỡng trong một gia đình mà cha hắn đã lạm dụng cả cảm xúc và thể chất người mẹ kế của hắn.
Sau khi Adam Lanza giết chết 20 học sinh tại trường tiểu học Sandy Hook, các nhà điều tra phát hiện văn bản trong máy tính của hắn trong đó viết về lý do tại sao những người phụ nữ luôn có tính ích kỷ trong người. Thậm chí kẻ đặt bom thành phố Oklahoma là Timothy McVeigh cũng đã từng bị một phụ nữ ruồng bỏ.
Tôn giáo chỉ là cái cớ
Một nghiên cứu gần đây do tổ chức Everytown for Gun Safety (một phong trào chống sử dụng vũ khí tại Mỹ) thực hiện đã phát hiện ra rằng trong những cuộc xả súng tại Mỹ từ năm 2009 đến năm 2015, 57% số nạn nhân là thành viên trong gia đình, vợ/ chồng hoặc vợ/ chồng cũ của kẻ thủ ác. 16% kẻ tấn công đã từng bị buộc tội bạo lực gia đình.
Video đang HOT
Một bài báo trên tờ New York Times gợi ý rằng sự thôi thúc bạo lực gia đình và bạo lực giới tính có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều người đầu quân cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bởi vì những hoạt động của IS bao gồm có cả nô lệ tình dục và thể hiện lòng trung thành của mình với những quy chuẩn giới tính theo truyền thống. Có lẽ IS đã dùng những công cụ trên để chiêu mộ nhiều nam thanh niên gia nhập tổ chức.
Bởi vậy, không nên vội vàng kết luận tôn giáo là yếu tố quyết định những cuộc tàn sát kinh hoàng cho dù Mohamed Lahouaiej Bouhlel là một người theo đạo Hồi và Robert Lewis Dear là một tín đồ Ki-tô giáo phái Phúc Âm. Có lẽ những gã đàn ông này – và 98% những tên giết người quy mô lớn là nam giới – đã dùng tôn giáo như là một cái cớ để bào chữa cho cơn tức giận cũng như nỗi oán giận của họ đối với phụ nữ.
Theo Thế Giới & Việt Nam
Ảnh độc về đạo Cao Đài ở miền Nam năm 1930
Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực năm 1930.
Trẻ em giáo dân đứng trước khu Tòa thánh đầu tiên của đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Năm 1947, Tòa thánh mới được khánh thành và trở thành một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất Việt Nam.
Cận cảnh tòa thánh Tây Ninh năm 1930, 4 năm sau khi đạo Cao Đài được sáng lập.
Thiên Nhãn - biểu tượng của đạo Cao Đài được đặt trên Cửu trùng đài ở khuôn viên Tòa thánh.
Cung thánh trong Tòa thánh với tượng Chúa Giêsu, Khổng Tử, Đức Phật và quả cầu Thiên Nhãn.
Chức sắc đạo Cao Đài thắp hương tại một bàn thờ.
Sửa soạn nhang khói trước giờ hành lễ.
Giáo sĩ của đạo Cao Đài hành lễ trong Tòa thánh.
Một cậu bé tham gia buổi lễ cùng cha.
Vái lạy trước cung thánh.
Dàn đồng ca nữ.
Chân dung Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959), một trong những giáo chủ quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.
Hộ pháp Phạm Công Tắc với một chức sắc Cao Đài.
Quyền Giáo tông Lê Văn Trung (1876-1934).
Quyền Giáo tông Lê Văn Trung trong lễ phục.
Một chức sắc Cao Đài cao cấp.
Một chức sắc Cao Đài cao cấp.
Nữ chức sắc Cao Đài.
Nữ chức sắc Cao Đài.
Theo_Kiến Thức
Vì sao Trung Quốc 'ngó lơ' người tị nạn Syria Tuy là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn "ngó lơ" trước cơn khủng hoảng di dân vì các lý do chính trị, tôn giáo, nhân khẩu học và văn hóa. Người tị nạn Syria vượt biển đến đảo Lesbos của Hy Lạp. Ảnh: AFP Cuộc xung đột tại Syria đã bước sang năm thứ 5, khiến hơn 4,7...