‘Tốn 2.970 tỉ của người dân để đổi GPLX, có cần thiết không?’
Theo tính toán của đại biểu Quốc hội, nếu đổi toàn bộ giấy phép lái xe (GPLX) không thời hạn cấp trước ngày 1.7.2012, người dân sẽ phải bỏ ra chi phí 2.970 tỉ đồng.
Điều này có cần thiết hay không?
Chiều 24.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Khoản 2 điều 81 dự thảo luật quy định: GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 1.7.2012 phải được đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long). Ảnh GIA HÂN
Cho ý kiến về nội dung trên, đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long) đề nghị ban soạn thảo cân nhắc có cần thiết hay không?
Ông Bình dẫn số liệu từ Cục Đường bộ Việt Nam, cho thấy cả nước có khoảng 22 triệu GPLX mô tô không thời hạn bằng vật liệu giấy, được cấp từ năm 1995 đến tháng 7.2012. Trong khi đó, lệ phí cấp đổi GPLX theo quy định là 135.000 đồng.
Như vậy, nếu phải cấp đổi toàn bộ số GPLX nêu trên, người dân sẽ phải tốn 2.970 tỉ đồng. Với chi phí lớn như vậy, vị đại biểu tỉnh Vĩnh Long cho rằng cân nhắc kỹ về nội dung này.
Video đang HOT
Trước đó, trong báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ, Chính phủ cho hay, việc đổi GPLX không thời hạn cấp trước ngày 1.7.2012, từ chất liệu giấy sang chất liệu nhựa PET, là cần thiết, phù hợp.
Việc chuyển đổi như trên còn hướng đến mục tiêu thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành về việc chuyển đổi số, đồng bộ hóa dữ liệu, định danh và xác thực điện tử, phục vụ công tác quản lý nhà nước và phục vụ công dân thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử.
Chính phủ viện dẫn Nghị định số 59/2022, nhiều loại giấy tờ được đồng bộ thông tin vào tài khoản định danh điện tử, trong đó có GPLX.
Tuy nhiên, với những GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 1.7.2012 còn thiếu một số thông tin cơ bản như ngày, tháng sinh, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân… Điều này dẫn tới không thể đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước.
Mặt khác, GPLX cấp trước ngày 1.7.2012 được sử dụng trên 10 năm đã cũ, nhàu, nát; cần chuyển đổi sang GPLX thẻ nhựa thì mới có thể tích hợp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
Theo dự thảo luật TTATGT đường bộ, GPLX không thời hạn cấp trước ngày 1.7.2012 sẽ phải đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định. Ảnh TUYẾN PHAN
Tuy nhiên, Chính phủ cũng thừa nhận, việc chuyển đổi từ GPLX bằng chất liệu giấy sang chất liệu nhựa sẽ phát sinh chi phí về tài chính và thời gian cho người dân.
Để hạn chế tạo ra áp lực chuyển đổi, tạo thuận lợi hơn cho người dân, Chính phủ sẽ thực hiện chuyển đổi có lộ trình, nghiên cứu các mức chi phí, biện pháp thực hiện đảm bảo thuận lợi nhất.
Đề nghị cấp đổi miễn phí
Trao đổi với Thanh Niên, anh Nguyễn Viết Long (35 tuổi, trú tại Hà Nội) cho biết đang sử dụng một GPLX hạng A1, cấp năm 2010, tức là thuộc diện phải đổi GPLX như đề xuất của dự thảo luật TTATGT đường bộ.
Bày tỏ ủng hộ việc đổi GPLX để thuận lợi cho công tác quản lý, nhưng anh Long đề nghị quy trình cấp đổi phải thuận lợi, không gây phiền hà cho người dân, nếu được thì nên thực hiện trực tuyến. Đồng thời, khi cấp đổi GPLX, người dân phải được miễn lệ phí. Bởi lẽ, GPLX anh đang sử dụng được cấp đúng quy định, nếu Nhà nước có sự thay đổi về chính sách quản lý thì cần tạo điều kiện tốt nhất để không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Tương tự, nhiều bạn đọc đặt vấn đề sao không liên thông giữa căn cước công dân và chứng minh nhân dân để cập nhật dữ liệu. Với việc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào vận hành, liệu có thể rà soát để tự động cập nhật các dữ liệu còn thiếu? Như vậy, vừa phát huy được hiệu quả của cơ sở dữ liệu, vừa tránh gây phiền hà đến người dân.
Một số ý kiến khác thì gợi ý cơ quan chức năng có thể giao về cho quận, huyện thực hiện với hình thức nộp bản sao GPLX cũ có đối chứng (không sao y) và hẹn ngày lấy. Điều này sẽ thuận tiện cho việc đi lại của người dân…
Bộ Công an đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi
Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó đề xuất khi đăng ký khai sinh thì cấp luôn căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi.
Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, dự thảo bổ sung một số quy định như cấp CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, cấp giấy chứng nhận CCCD cho người gốc Việt Nam; phát huy giá trị, tiện ích của CCCD trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Bộ Công an đề xuất sửa Luật Căn cước công dân để có thể cấp thẻ CCCD cho trẻ dưới 6 tuổi.
Theo dự thảo, việc cấp CCCD cho công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc như quy định của Luật hiện hành.
Đáng chú ý, dự thảo đề xuất việc cấp CCCD cho trẻ em dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì cấp CCCD đồng thời khi đăng ký khai sinh. Việc cấp CCCD cho đối tượng này sẽ không thực hiện việc thu nhận thông tin sinh trắc học. Với trẻ từ đủ 6 tuổi trở lên thì thủ tục cấp CCCD sẽ tiến hành thu nhận vào hệ thống dữ liệu về ảnh khuôn mặt.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong cơ sở dữ liệu CCCD vào thẻ căn cước công dân.
Các thông tin về khai sinh, BHYT, BHXH, giấy phép lái xe, văn bằng, chứng chỉ, tình trạng hôn nhân và các lĩnh vực khác thuộc nội dung quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung gắn với CCCD sẽ giúp người dân giảm giấy tờ, thuận lợi hơn trong thực hiện giao dịch dân sự, chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.
Ngoài ra, dự thảo luật quy định chuyển tiếp, giới hạn giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân đã cấp trước đây muộn nhất đến hết ngày 31-12-2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Để phòng ngừa những rắc rối không cần thiết trong quá trình chuyển tiếp, dự luật quy định các cơ quan quản lý nhà nước không được đưa ra các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin với lý do người dân chuyển từ chứng minh nhân dân sang CCCD.
Dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) cũng bổ sung quy định nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu CCCD phù hợp với định hướng quản lý CCCD.
Mua lại thẻ căn cước của mình từ một... cặp đôi thuê phòng khách sạn bỏ lại Anh N.Đ.A. mất ví, trong có thẻ căn cước công dân. Sau đó, anh A. bất ngờ biết căn cước của mình được tài khoản "H.L." rao bán. Người bán nói đang làm lễ tân nhà nghỉ, do các cặp đôi thuê phòng bỏ lại căn cước nên đem bán... Thanh niên có tài khoản "H.L." ra giá CCCD của anh A. là...