Tôm xào sấu, món ăn ngon lạ ngày hè
Là loại quả đặc trung xứ Bắc, với vị chua chua, thanh thanh cùng hương thơm dịu nhẹ, sấu không chỉ hấp dẫn với những món ăn truyền thống, sấu còn được biến tấu mới lạ với tôm xào sấu chua.
Theo Đông y, thêm sấu vào món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiêu hóa. Tôm xào sấu chua nghe có vẻ lạ nhưng cách làm đơn giản, lại là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Người Hà Nội thường dùng sấu trong các món canh thịt nạc, canh ngao, sấu ngâm đường, ô mai sấu nhưng sấu còn dùng trong món xào. Khi xào sấu giảm vị chua gắt, giữ nguyên mùi thơm đặc trưng.
Tôm có quanh năm, là thực phẩm quý giá cung cấp nguồn can xi bổ dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Tôm cũng không chỉ được biết đến với món luộc hay nướng, tôm xào giữ nguyên chất ngọt, béo. Vì vậy, tôm xào sấu chua kết hợp từ những nguyên vật liệu đơn giản nhưng hài hòa, là món ăn của mùa hè. Bởi Hà Nội là mảnh đất nổi tiếng với “mùa nào thức ấy” nên người Hà Nội mùa đông dầm me, mùa hè dầm sấu.
Rất nhiều nơi trồng sấu nhưng chỉ có Hà Nội mới có những phố sấu dài như Phan Đình Phùng, Trần Phú…Mùa hè có cả những người làm nghề trẩy sấu mưu sinh. Đi dọc “phố sấu”, dễ dàng bắt gặp những chú bé đầu trần, chân đất, mắt dõi lên vòm cây cao, một tay cầm que, một tay đeo bao tải nhỏ. Người lớn tuổi mắt kém đi nhặt sấu rụng, lựa những quả con tươi xanh đem về các chợ bán. Mùa hè, ở Hà Nội từ chợ cóc, chợ xổm đến chợ đầu mối, chợ lớn, gian hàng nào cũng có sấu.
Để món ăn ngon nên lựa những quả sấu còn tươi xanh vừa được hái trên cây. Những con tôm tươi ngon nhất là loại tôm sú, thịt chắc, vỏ bóng trơn, sống giữa thân tôm trong.
Video đang HOT
Tôm xào sấu chua.
Sấu là thức quà hấp dẫn. Quả sấu đầu mùa xù xì có vị hơi chát nhưng qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị trở nên có “duyên”. Trước khi xào nên tách lấy thịt sấu bỏ hạt, xào sấu trước, đến khi thịt sấu mềm nát như nước sốt sau đó mới cho tôm vào. Khi ấy món ăn có độ sánh nhẹ, mang hương vị đậm đà. Nên xào tôm để trên lửa nhỏ, đảo đều cùng nước sốt sấu, nêm gia vị, lửa lớn món ăn dễ bị khét mà không chín.
Quê tôi không có sấu nên mỗi khi nghỉ hè, trong hành lý về quê tôi không quên mang cả bịch sấu to theo. Tôi mang sấu về bỏ sấu trong tủ lạnh, dùng ăn dần. Để lấy vị chua cho món ăn, ở nhà mẹ tôi thường nuôi mẻ trong lọ sành, dùng cho cả năm nhưng khi được tôi giới thiệu món sấu chua xào tôm mẹ rất thích thú.
Trước nhà tôi có một con sông nhỏ, buổi sáng, mẹ cầm rổ to, tôi cầm rổ nhỏ men theo bờ sông vớt tôm. Tôm được vớt lên có khi lẫn cả sỏi, rác nên được chao dưới nước cho sạch rồi mang về nhà rửa lại. Mẹ chọn những con tôm thân đỏ, người nạc dành cho tôi trổ tài nấu nướng, con gầy và nhỏ mẹ đem rang để dành. Bữa cơm trưa giữa mùa hè oi nồng được ăn món tôm xào sấu chua thì không còn gì thích hơn. Những con tôm có vị ngọt như vị tinh túy của đất trời hòa cùng vị chua dịu của sấu tạo cảm giác dễ ăn, ngon miệng.
Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Trong máu người Hà Nội đều có vị chua của sấu”, sấu còn gắn bó với cả những người dân ngoại tỉnh như gia đình tôi, đặc biệt là món tôm xào sấu chua.
Theo Báo Lao Động
Quả sấu chữa nôn nghén, chữa ho
Quả sấu nấu canh chua với thịt nạc băm giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hoặc nấu với cá diếc chữa nôn nghén hiệu quả
Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc...
Cây có thể cao tới 30m. Ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè - thu. Quả được thu hái vào khoảng tháng 7 - 9 hằng năm. Quả tươi để nấu canh, hay lấy cùi thịt quả làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai sấu, sấu dầm... Song cũng giàu dược tính, nên trong Đông y có sử dụng làm thuốc trị liệu một số bệnh chứng đạt hiệu quả.
Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 - 6g cùi quả.
Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu (nguồn ảnh: internet)
Bài liên quan:
Vị thuốc lạ từ sấu
Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.
Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau... Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Để tham khảo, xin giới thiệu một vài phương thuốc tiêu biểu được sử dụng từ cây sấu.
- Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.
Quả sấu nấu canh chua tăng cường hệ tiêu hóa (nguồn ảnh: internet)
- Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
- Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
- Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 - 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Chuẩn bị 'yêu' là đau 'chỗ kín' Làm sao khi trước khi yêu thường đau chô kín? "Trước khi "yêu", thậm chí khi anh ấy kích thích tôi hoặc khi bắt đầu "chuyện ấy", tôi thường thấy nhức hoặc đau ở bụng dưới gần chỗ kín, hoàn toàn là ở phần bên trong..." "... Trước và sau kỳ kinh nguyệt, triệu chứng này rõ rệt hơn. Bác sĩ có thể...