Tóm gọn nam thanh niên ngoại quốc lừa đảo gần 150.000 USD qua Facebook
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Okwudilichukwu Chinedu Timothy để điều tra hành vi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 3/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Okwudilichukwu Chinedu Timothy (SN 1989, quốc tịch Negeria) để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo hồ sơ vụ việc, đầu tháng 7/2017, anh N.T.L. (SN 1993, quê Hậu Giang) lên facebook kết bạn với một người nước ngoài giới thiệu là người quốc tịch Anh. Sau một thời gian nói chuyện qua lại, người này ngỏ ý sẽ tặng cho anh L. một thùng hàng bao gồm nước hoa, điện thoại và một phong bì trị giá 20.000 USD gửi thông qua công ty giao nhận.
Đến ngày 31/7/2017, một phụ nữ gọi điện cho L. và nói người của công ty giao hàng. Người này cho biết L. đang có một thùng hàng, nếu muốn nhận phải đóng 18,3 triệu đồng tiền phí. Tin lời, L. đã ra ngân hàng chuyển khoản số tiền này.
Hình minh hoạ.
Thế nhưng, sau một ngày chuyển tiền, L. vẫn không thấy hàng được chuyển đến nên tiếp tục gọi điện thoại cho người phụ nữ. Lúc này, người này nói do có 20.000 USD nên phải đóng hơn 80 triệu đồng nữa mới được nhận.
Video đang HOT
Nghi có sự mập mờ, L. không đồng ý và yêu cầu chuyển lại 18,3 triệu đồng thì đường dây này không liên lạc được. Biết bị lừa, L. đã trình báo sự việc đến cơ quan chức năng.
Qua điều tra, Công an TP.HCM xác định số tài khoản nhận tiền là Nguyễn Tuấn Anh (SN 1998, ngụ huyện Phú Thiện, Gia Lai) và một phụ nữ khác ở Khánh Hoà.
Khai nhận tại cơ quan điều tra, Nguyễn Tuấn Anh cho biết đã cùng với bạn là Nguyễn Thị Thanh Ngân (SN 1997, quê Di Linh, Lâm Đồng) ra Công viên 23 tháng 9 (quận 1, TP.HCM) để học tiếng Anh. Trong quá trình học, 2 người này làm quen với một người tên Edu Grace. Sau đó, người này nhờ Tuấn Anh và Ngân mở giùm một số tài khoản ngân hàng để làm ăn.
Không những mở giùm tài khoản, Tuấn Anh còn nhiều lần đi rút tiền cho Edu Grace. Ngày 15/9/2017, Tuấn Anh bị công an mời lên làm việc thì khai rằng chỉ mở tài khoản và rút tiền hộ.
Trong lúc Tuấn Anh đang bị tình nghi thì Edu Grace gọi nhờ anh rút tiền giùm. Trong lúc Tuấn Anh hẹn Edu Grace ra một quán thức ăn nhanh ở quận 1 nói chuyện thì bị công an tạm giữ.
Tại cơ quan điều tra, Edu Grace khai nhận tên thật là Okwudilichukwu Chinedu Timothy, sang Việt Nam du lịch và ở lại làm việc cho một người bạn, do bị mất hộ chiếu nên sống lang thang. Quá trình sinh sống tại Việt Nam, Okwudilichukwu Chinedu Timothy đã lên mạng lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin.
Qua lời khai ban đầu, Okwudilichukwu Chinedu Timothy thừa nhận đã lừa gần 1,2 tỷ đồng và gần 91.000 USD. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, người này nhiều lần thay đổi lời khai về số tiền lừa đảo.
TUỆ LÂM – QUANG ANH
Theo VTC
Bác sĩ giả ngang nhiên hành nghề hơn 20 năm tại Anh
Giới chức Anh đã phải kiểm tra lại kỹ càng lý lịch của 3.000 bác sĩ nước ngoài sau vụ việc một bác sĩ tâm lý giả không có bằng cấp nhưng vẫn hành nghề trong hơn 22 năm.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết bà Zholia Alemi đã bị bắt giam hồi tháng 10 vì tội lừa đảo do cố tình đổi di chúc của khách hàng để làm lợi cho cá nhân.
Nữ bác sĩ giả Zholia Alemi. Ảnh: Daily Mail
Sau đó, mọi việc còn ngã ngũ rằng bà này khi đến Anh làm việc năm 1995 đã dối trá cơ quan y tế ở đây rằng bà có bằng cấp từ Đại học Auckland ở New Zealand. Trên thực tế, bà Alemi đã rời trường Đại học Auckland từ năm thứ nhất.
Từ trường hợp này, Hội đồng Y khoa Tổng quát Anh (GMC) đã mở cuộc điều tra hàng ngàn bác sĩ đã đăng ký giấy phép tương tự cách bà Alemi áp dụng.
GMC - cơ quan có thẩm quyền quyết định liệu các bác sĩ có đủ khả năng hành nghề tại Anh, đã thừa nhận rằng trong thập niên 90 của thế kỷ trước có sơ hở, đồng thời lên tiếng xin lỗi về rủi ro mà các bệnh nhân gặp phải từ vụ việc.
Năm 1995, bà Alemi đã lợi dụng một điều khoản (vốn bị loại bỏ từ năm 2003) thuộc Đạo luật Y tế của Anh cho phép cử nhân y khoa tốt nghiệp tại các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng Chung không phải trải qua một số thủ tục kiểm tra giấy tờ.
Vỏ bọc của bà Alemi chỉ bị phát hiện sau khi tờ báo News and Star của Anh điều tra về bác sĩ giả này trong tháng 10. Trước khi bị bắt vì tội lừa đảo, bà Alemi làm bác sĩ tâm lý tại Cumbria, Tây Bắc nước Anh. Mỗi năm thu nhập của bác sĩ giả này là 100.000 bảng Anh.
Ngoài việc lừa thay đổi di chúc nữ bệnh nhân cao tuổi, Alemi còn trộm nhiều tài sản của bà. Với những hành động phạm pháp này, Alemi đã nhận bản án 5 năm trong tù.
Bộ Y tế Anh trong khi đó đề nghị GMC điều tra rõ về vụ việc và đảm bảo không tái phạm trường hợp tương tự.
Theo Quang Anh/Báo Tin tức
Tổng thống Putin: "Cựu điệp viên Skripal là kẻ lừa đảo và kẻ phản bội" Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (3/10) đã gọi cựu điệp viên Sergei Skripal là một kẻ lừa đảo đã phản bội nước Nga. Cựu điệp viên Sergei Skripal từng được cho là bị đầu độc ở thị trấn Salisbury, Anh hồi tháng 3/2018. Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng ở thủ đô Moscow, Tổng thống Putin đã bác bỏ...