Tôm, cua chết hàng loạt ở TT-Huế: Hậu họa từ nuôi tự phát, giấu dịch
Thả nuôi theo kiểu tự phát, khi bị dịch bệnh thì giấu nhẹm là những nguyên nhân khiến tôm, cua nuôi ở Thừa Thiên – Huế chết hàng loạt vì dịch bệnh lây lan.
Thiệt hại nặng nề
Gia đình ông Phan Trai (thôn An Gia, thị trấn Sịa) có 7 hồ nuôi tôm với tổng diện tích 5.000m2. Từ cuối tháng 2.2016, ông Trai thả nuôi 10 vạn con tôm sú và 2.500 con cua giống tại những hồ nuôi này. Sau khi thả nuôi khoảng 1,5 tháng, tôm và cua tại các hồ nuôi bắt đầu chết vì dịch bệnh. Đến nay, các loại thủy sản này tại 6/7 hồ nuôi của ông Trai đã bị chết sạch.
“Chỉ tính riêng chi phí giống, thức ăn, tiền công, gia đình tôi đã thiệt hại khoảng 120 triệu đồng do tôm, cua chết” – ông Trai buồn bã nói.
Xử lý hồ nuôi bằng cloramin sau khi tôm nuôi xen ghép chết hàng loạt tại huyện Quảng Điền. Ảnh: A.S
Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Trai là hàng loạt hộ dân khác ở thôn An Gia và thị trấn Sịa.
Ông Trần Thế Sơn – cán bộ phụ trách thủy sản của UBND thị trấn Sịa cho biết, từ trước đến nay chưa có năm nào dịch bệnh trên các diện tích nuôi tôm xen ghép ở địa phương lại xảy ra trên diện rộng như năm nay. Đến thời điểm hiện tại, đã có 70/100 hồ nuôi của người dân nơi đây bị thiệt hại do dịch bệnh lây lan. Trong khi đó, vào thời điểm này mọi năm, dịch bệnh trên tôm, cua tại đây có xảy ra nhưng chỉ rải rác ở vài hồ nuôi.
Tương tự thị trấn Sịa, người nuôi tôm xen ghép tại nhiều địa phương khác ở huyện Quảng Điền cũng điêu đứng vì tôm, cua chết hàng loạt do dịch bệnh.
Video đang HOT
Theo thống kê, đến nay, trong tổng số 500ha hồ nuôi tôm xen ghép ở Quảng Điền đã có 80% diện tích bị thiệt hại do dịch bệnh. Địa phương bị thiệt hại nặng nhất ngoài thị trấn Sịa còn có các xã Quảng Công và Quảng An. Đây cũng là thực trạng chung tại nhiều diện tích nuôi tôm sú xen ghép và nuôi tôm chân trắng ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền.
Nuôi tự phát, giấu dịch
Theo ông Nguyễn Đình Châu – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sịa, ngoài yếu tố thời tiết, việc dịch bệnh bùng phát trên các diện tích nuôi tôm xen ghép ở địa phương là do hậu quả của việc nuôi trồng tự phát. Như tại vùng nuôi thôn An Gia của thị trấn, các hồ nuôi chưa có hệ thống xử lý nước thải cũng như nước đầu vào. Tại đây, nước thải từ các hồ nuôi và nước cấp cho các hồ đều đi qua đường thủy đạo tự nhiên. Với tình trạng này, khi một hồ nuôi bị dịch bệnh không được xử lý đảm bảo thì mầm bệnh sẽ lây lan rất nhanh ra cả vùng nuôi.
Tôm nuôi chết hàng loạt tại huyện Quảng Điền. Ảnh: A.S
Ông Hoàng Vọng – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Quảng Điền cho biết thêm, dịch bệnh lây lan mạnh trên các diện tích nuôi tôm xen ghép ở huyện ngoài do hạ tầng các vùng nuôi không đảm bảo còn do người nuôi giấu dịch.
Cụ thể, theo ông Vọng, vì nuôi xen ghép nên khi xảy ra dịch bệnh trên tôm, người dân không thông báo cho lực lượng chức năng vì sợ ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi khác trong hồ. Chủ các hồ nuôi bị dịch bệnh thường lén lút xả nước thải ra môi trường khiến mầm bệnh phát tán.
Tại huyện Phong Điền, hiện vẫn còn nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng không có hệ thống xử lý nước thải và nước cấp cho hồ nuôi. Nhiều người nuôi tôm nơi đây thường bơm trực tiếp nước biển vào hồ, nước thải thì xả trực tiếp ra biển khi chưa qua xử lý, khiến dịch bệnh lây lan nhanh.
Ông Nguyễn Đăng Phúc – Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hòa cho biết, mặc dù chính quyền đã yêu cầu người nuôi tôm tuân thủ quy trình sản xuất an toàn nhưng nhiều hộ không chấp hành.
Tập trung nguồn lực phòng, chống dịch bệnh ở thủy sản Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường năng lực công tác thú y thủy sản. Trong đó chú trọng tổ chức rà soát, chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm bảo đảm cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước) phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu nhiễm chéo các loại mầm bệnh giữa các ao nuôi, vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến.
Lãnh đạo các tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, bố trí nhân viên cấp huyện, cấp xã được hỗ trợ kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác thú y thủy sản; xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện đề án, dự án tăng cường năng lực thú y thủy sản các cấp tại địa phương.
Bên cạnh đó khẩn trương phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; chủ động giám sát cảnh báo dịch bệnh; quản lý thuốc thú y theo đúng các quy định hiện hành; đặc biệt tập trung nguồn lực để phòng, chống các loại dịch bệnh quan trọng ở thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản.
Các địa phương cần tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật… Nhật Anh
Theo Danviet
Tôm nuôi chết hàng loạt, hóa chất xử lý hồ không còn một lạng
Tôm nuôi chết hàng loạt, trong khi cơ quan chức năng 'bó tay' vì vắc xin hết sạch còn hóa chất xử lý hồ không còn một lạng.
Hơn 80 ha tôm nuôi của người dân Quảng Trị bị thiệt hại vì dịch bệnh. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Việc gia súc, thủy hải sản mắc bệnh chết và cơ quan chức năng hết vắc xin, hóa chất xử lý hồ nuôi, chuồng trại... như đã trở thành một "điệp khúc buồn" tại Quảng Trị. Lần này đến lượt tôm nuôi.
Ngày 30.5, ông Nguyễn Văn Huân, Trưởng phòng nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Trị) cho hay từ đầu tháng 4 đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có trên 80 ha tôm nuôi của người dân bị chết do bệnh gan tụy, đốm trắng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ hóa chất xử lý hồ nuôi cũng như hỗ trợ thiệt hại vì tôm chết hầu như không diễn ra vì... không có kinh phí.
Theo ông Huân, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 1.000 ha và bệnh gan tụy,đốm trắng có nguy cơ lan nhanh vì thời tiết ở Quảng Trị những ngày này mưa nắng bất thường, hồ tôm bị bệnh lại không được xử lý bằng hóa chất.
"Bệnh gan tụy, đốm trắng chỉ cần sau 2 ngày phát bệnh là tôm sẽ chết. Bệnh dễ lây lan nếu không được xử lý tốt", ông Huân nói.
Tôm chết, hồ tôm chưa thể dùng hóa chất xử lý nên cạn trơ đáy. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Trước đó, để hỗ trợ người dân xử lý hồ tôm nuôi, ngày 23.2 và ngày 23.5, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Trị đã gửi tờ trình đề nghị Sở Tài chính trình UBND tỉnh Quảng Trị xem xét phê duyệt kinh phí 923,6 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa được hồi đáp.
Ngày 10.12.2015 và ngày 3.3, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra các quyết định phê duyệt lần lượt 1,4 tỉ đồng và 1,7 tỉ đồng hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi. Nhưng đến nay, tiền hỗ trợ vẫn chưa thể đến tay người dân.
Đây không phải là lần đầu tiên Quảng Trị lâm vào hoàn cảnh trớ trêu này.
Như Thanh Niên đã thông tin, giữa tháng 2, dịch lở mồm long móng bùng phát, Chi cục Thú y tỉnh này cấp báo không còn liều vắc xin nào. Tiếp đó, giữa tháng 4, dịch heo tai xanh nổ ra nhưng ngành chức năng địa phương cũng "kêu trời" vì hết vắc xin và hóa chất xử lý chuồng trại.
Nguyễn Phúc
Theo Thanhnien
Đắc Lắc: Khẩn trương phòng chống dịch bệnh do virus Zika Ngành y tê Đắc Lắc đây mạnh tuyên truyên đê người dân tích cực diêt bọ gây, nhằm ngăn chặn mâm mông trung gian truyên vi rút Zika. Trước việc phát hiện 2 bệnh nhân nhiễm vi rút Zika, trong đó có trường hợp ở tỉnh Khánh Hoà - là tỉnh giáp ranh, có hoạt động giao thương, đi lại diễn ra thường...