Tom Clancy’s Splinter Cell: Blacklist – danh sách đen
Blacklist không hẳn là cuộc cách tân cho dòng game Splinter Cell mà là tổng thể trau chuốt của những phiên bản ra đời trước.
Tom Clancy’s Splinter Cell từng là lựa chọn số 1 dành cho các fan của thể loại hành động lén lút (stealth). Nhưng cứ sau mỗi phiên bản thành công, dòng game này lại ít nhiều có những bước chuyển mình nhằm thu hút những đối tượng game thủ mới. Ví dụ gần đây nhất và cũng tiêu biểu nhất cho việc mở rộng thị trường và hướng đến bộ phận game thủ đam mê hành động của series là Splinter Cell: Conviction, phiên bản đã từ bỏ cơ chế gameplay thận trọng, tính toán của Chaos Theory (theo quan điểm của người viết là tựa game Splinter Cell chuẩn mực) để theo đuổi phong cách hoàn toàn mới, trong đó súng đạn mới là kẻ chiếm ưu thế chứ không phải bóng tối. 3 năm đã trôi qua và giờ đây với Splinter Cell: Blacklist, hãng phát triển non trẻ Ubisoft Toronto tỏ rõ ý muốn làm vừa lòng tất cả, lấp đầy khoảng cách giữa 2 lối chơi rất khác nhau đó bằng những cách tiếp cận đa dạng và đầy tính tưởng thưởng cho từng màn chơi. Đáng ngạc nhiên là kế hoạch này vận hành khá trơn tru, dù chưa đủ sáng tạo để nâng trò chơi lên tầm cao mới.
* Trailer Tom Clancy’s Splinter Cell: Blacklist – danh sách đen
Một lần nữa, game thủ sẽ được trở lại nhập vai siêu điệp viên Sam Fisher, dù rằng đây là Sam rất khác so với anh chàng Sam mà chúng ta đã biết trong suốt bao năm qua. Với việc diễn viên kì cựu Michael Ironside đã luống tuổi và không còn đảm bảo sẽ đem tới những màn trình diễn chất lượng trong phòng thu, Sam đã được “tặng” một giọng nói mới và diện mạo bề ngoài trẻ trung hơn. Có nhân vật chính trẻ hơn song Blacklist không phải phiên bản làm lại mà vẫn là phiên bản nối tiếp, dù những sự kiện diễn ra trong Conviction có rất ít sự liên quan tới cốt truyện của phần mới này (thậm chí nếu không tính nhân vật Andriy Kobin thì… chẳng có chút liên quan nào cả). Một tổ chức khủng bố tự xưng là The Engineers đột ngột tấn công vào căn cứ quân sự Hoa Kì trên đảo Guam và đe dọa cứ mỗi tuần sẽ thực hiện một cuộc tấn công lên địa phận Mĩ chừng nào quốc gia này chịu rút hết quân đội của mình về nước. Sam tình cờ có mặt trên đảo Guam ngay tại thời điểm diễn ra cuộc tập kích bất ngờ và được người bạn Victor Coste cứu khỏi bị thương, song chính Victor lại chịu thương tích nặng. Cuộc chiến chống khủng bố trở nên “riêng tư” với Sam (như mọi khi), và với tổ chức Fourth Echelon cùng đội phụ tá mới được thành lập, người hùng của chúng ta lập tức tham chiến từ căn cứ di động trên không.
Mang tên Paladin, chiếc máy bay chuyên chở khổng lồ này chính là trung tâm của trò chơi (và mang rất nhiều điểm tương đồng với con tàu Normandy trong Mass Effect). Ngoài việc kích hoạt các nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, co – op và mục chơi multiplayer tất cả đều từ đây, người chơi còn có thể tự do khám phá mọi ngóc ngách trên máy bay và trò chuyện với các phụ tá (và cả con gái Sam qua điện thoại) để lắng nghe cảm nhận của họ về những nhiệm vụ đã hoàn thành. Không giống như Mass Effect, người chơi không thể thay đổi hay mở rộng, phát triển những sự tương tác này theo bất kì cách nào bởi Blacklist không phải tựa game nhập vai, song ít nhất thì trò chơi cũng tỏ rõ “thiện chí” không muốn bạn phải làm việc với những NPC câm lặng, vô hồn. Người quen của series Anna Grímsdóttir cũng trở lại ở lần này và cùng với cô có sự xuất hiện của 2 gương mặt mới. Không ngoa khi nói rằng chính những sự kiện diễn ra trên Paladin, chứ không phải mô típ chống khủng bố cũ kĩ, mới là trái tim trong cốt truyện của Blacklist, với rất nhiều màn xung đột nảy lửa giữa các nhân vật, những giây phút đụng độ cam go và rất, rất nhiều tình tiết khác nữa.
Tuy không thực sự sắc sảo hay lạ lẫm nhưng bù lại, cốt truyện của trò chơi lại đem tới cho Sam cơ hội ghé thăm khắp các địa điểm trên thế giới, từ Benghazi nắng chói chang, London âm u mưa phùn cho tới Denver tuyết phủ… tất cả đều là những màn chơi với lối thiết kế mở rất tài tình của Blacklist. Để “vẹn cả đôi đường”, Ubisoft Toronto đã giao toàn quyền quyết định vào tay người chơi, cho phép người chơi lựa chọn sẽ tấn công trực diện hay nép mình trong bóng tối và trở nên “vô hình”, hay phối hợp chúng lại để tạo nên hiệu quả cao nhất trong những tình huống nhất định. Game chia ra 3 “phong cách” riêng biệt cho bạn tùy ý áp dụng: Ghost là kiểu chơi lí tưởng dành cho những ai muốn “ẩn náu” hoàn toàn và tung ra những pha đánh gục không gây nguy hiểm đến tính mạng. Panther gần giống như vậy song “khuyến khích” thêm chút sát thương bằng vũ lực, trong khi Assault thì ngược lại, rất “ồn ào” với nhiều tiếng nổ và nhiều mạng sống bị tước đoạt.
Thực hiện thành công những hành động tương ứng với mỗi “phong cách” kể trên (đánh ngất kẻ địch, silent kill, lẻn qua địch mà không bị phát hiện,…) sẽ đem lại cho bạn lượng điểm số; số điểm này sẽ được tổng kết vào cuối mỗi màn chơi để đánh giá xem với mỗi cách tiếp cận ấy bạn đã làm được đến đâu và làm tốt đến mức nào (điểm này sau đó được qui đổi thành tiền mặt trong game). Đối với nhiều game thủ, hệ thống tính điểm này sẽ là thước đo chính xác cho tính hiệu quả của lối chơi mà họ đang theo đuổi, trong khi bổ sung leaderboard là nước đi khôn ngoan của nhà sản xuất, góp phần làm tăng thêm tính cạnh tranh cũng như giá trị chơi lại cho game.
Video đang HOT
Nhìn chung, đây là tựa game được thiết kế nên nhằm khuyến khích mọi cách thức tiếp cận có thể. Các màn chơi đều rất rộng lớn và được cấu trúc cực kì tỉ mỉ, đem lại vô số lựa chọn cho game thủ. Bạn muốn bám lấy đường ống thoát nước và leo lên tầng trên rồi bất ngờ phóng từ trên cao xuống, hay muốn hòa mình vào bóng tối và trườn từ chỗ nấp này sang chỗ nấp kia, đánh gục tay lính đang đi tuần ở kề bên rồi sử dụng kĩ năng Mark & Execute để nhanh chóng kết liễu 3 tên lính ở đằng trước? Có thể bạn lại chỉ thích xông vào qua cửa chính và xả súng bừa, hoặc đơn giản hơn nữa là ngắt nguồn điện, rồi lợi dụng lúc nhốn nháo để chui vào ống thông gió và lẻn sang khu vực khác? Thử nghiệm là điểm mấu chốt và cũng là thú vui trong Blacklist.
Nhắc đến Sam Fisher không thể không nhắc đến các thiết bị tối tân, và các thiết bị này thậm chí còn đem lại cho bạn nhiều lựa chọn hơn nữa. Bằng tiền thưởng sau mỗi màn chơi, bạn có thể mua được từ những chiếc camera “dính” hữu dụng phát ra tiếng động, dụ lính canh tới gần cho tới những quả mìn hay một chiếc tri – rotor điều khiển từ xa giống như ta đã từng thấy trong tựa game Ghost Recon: Future Soldier. Mỗi thiết bị sẽ được “đính” vào một loadout có đi kèm với các món vũ khí và trang phục của bạn. Rất nhiều “mảnh” của bộ trang phục này lại có thể được mua mới và cải thiện – từ kính hồng ngoại cho tới ủng – cho phép bạn tùy chỉnh Sam theo ý thích. Bạn có thể muốn mua găng tay “xịn” hơn để kiểm soát vũ khí tốt hơn, hay chấp nhận hi sinh khả năng chống đạn để khoác lên mình Sam chiếc áo giáp Stealth Nanofiber siêu nhẹ, giúp anh di chuyển nhẹ nhàng và nhanh nhẹn hơn nhiều. Lại lần nữa, số lượng những sự lựa chọn là vô kể và yếu tố mang hơi hướng RPG này chỉ càng làm tăng thêm độ hấp dẫn và đa dạng cho Blacklist.
Người chơi hoàn toàn có thể khoác lên mình một cây súng máy mạnh mẽ nếu như thích chơi kiểu “cơ bắp”. Song hãy nhớ rằng Blacklist luôn trao cho bạn cơ hội hạn chế tối đa xung đột và không tốn 1 viên đạn nào nếu như đó là cách bạn muốn thưởng thức trò chơi. Mặc dù vẫn còn đâu đây bóng dáng của Conviction với 2 hệ thống Mark & Execute và Last Known Position, đây có thể coi là tựa game stealth đúng chất y như Chaos Theory ngày xưa. Xét cho cùng thì Splinter Cell vẫn là thương hiệu game hành động lén lút, và trên thực tế thì chơi kiểu lén lút trong game cũng được hưởng lợi hơn, khi mà game thưởng điểm nhiều nhất cho những ai chơi kiểu Ghost – tức hoàn toàn không để Sam bị phát hiện – mặc dù đây là cách chơi không dễ dàng gì. Những fan gạo cội của dòng game ắt hẳn cũng sẽ hứng thú với độ khó “điên đảo” Perfectionist – loại bỏ rất nhiều hệ thống hữu ích của Blacklist và biến kẻ địch thành những cỗ máy giết người có nhãn quan của… diều hâu, đem tới trải nghiệm Splinter Cell thật sự thuần chất, không pha trộn.
Mặt khác, ở những mức thiết lập độ khó thấp như Normal hay thậm chí là Realistic, thiên hướng thiết kế tự do và đề cao tính thử nghiệm, khám phá của Ubisoft Toronto lại khiến trò chơi trở nên đa dạng và dễ tiếp cận. Quyền được nổ súng thoát khỏi vòng vây bất cứ khi nào vấp phải khó khăn với cách chơi stealth chắc chắn rất hữu dụng đối với những ai thiếu kiên nhẫn. Cơ chế di chuyển được cải tiến cũng sẽ giúp ích không nhỏ cho những tân binh của dòng game; việc trượt, lăn từ chỗ nấp này sang chỗ nấp khác, auto – cover, nhảy quả rào chắn và bật bám lên các gờ tường giờ đây có thể được thực hiện khá dễ dàng chỉ bằng một nút bấm. Là sự học hỏi từ cơ chế được tối giản hóa trong Assassin’s Creed III nên cơ chế này vẫn gặp phải một số vấn đề nhỏ, ví dụ như khi game sắp xếp một cửa sổ và một đường ống ở quá gần nhau thì nhân vật của bạn lại… phi qua cửa sổ thay vì leo lên đường ống phía trên, tuy nhiên ngoại trừ vài lỗi vụn vặt đó thì cơ chế di chuyển trong game đã làm quá tốt công việc của mình, khiến bạn cảm thấy như đang được hóa thân vào siêu điệp viên thực thụ vậy. Dù là bạn đang lẻn qua khu căn cứ quân sự nhẹ nhàng như chú mèo hay đang chuẩn bị đánh ngất một tên lính từ phía sau, Blacklist đều tỏ ra rất thuyết phục.
Song, thật đáng tiếc khi các chuyên viên thiết kế tại Ubisoft Toronto lại không dám đặt trọn niềm tin vào lựa chọn trao quyền tự quyết vào tay người chơi mà đôi khi lại quá cầu toàn, chạy theo “mốt” hiện nay trong làng game hành động. Một vài trường đoạn bắn súng điều khiển qua các thiết bị trên không theo mô típ “Death From Above” của Modern Warfare (vốn đã bị khai thác quá nhiều trong vài năm trở lại đây) được lồng vào một cách khiên cưỡng, trong khi ở màn chơi “Transit Yards”, người chơi lại bị buộc phải hành động dưới góc nhìn thứ nhất rất vô duyên tới những 2 lần. Game thỉnh thoảng cũng bó buộc bạn vào những tình huống mà không còn cách nào khác là phải dùng đến súng đạn để mở đường, một vài trong số đó tỏ ra khá “kịch bản” và dù là để phục vụ cho cốt truyện nhưng vô hình chung lại khiến cho người chơi cảm thấy khó chịu. Nếu như sở thích của người chơi là chơi theo kiểu lén lút thì những phân đoạn như vậy có thể gây nên sự bực bội không cần thiết và cũng là những điểm trừ hiếm hoi trong mảng campaign tương đối xuất sắc. Từ bỏ sự tùy hứng và thử nghiệm vốn là điểm mạnh của game để làm “no mắt” người chơi bằng vài cảnh tượng ăn theo phong cách Call of Duty. Đó là sai lầm đáng trách.
Không ăn nhập trong mục singleplayer nhưng những phân đoạn đã nói ở trên hoàn toàn không khiên cưỡng chút nào khi được lồng vào mục chơi multiplayer Spies vs. Mercs. Trong khi game có khá nhiều nhiệm vụ co – op (phần nhiều trong số đó game thủ có thể chơi một mình nếu muốn), trọng tâm của mảng chơi nhiều người trong Blacklist chính nằm ở mục chơi mới mà cũ này (đã từng xuất hiện ở phiên bản Pandora Tomorrow năm 2004). Số lượng game thủ có thể tham gia đã được tăng lên 8 người tất cả song luật chơi gốc thì vẫn được giữ nguyên: một đội nhập vai điệp viên, phối hợp tác chiến để hoàn thành nhiệm vụ truy cập và hack. Đội còn lại đóng vai những tay lính đánh thuê, tìm cách ngăn chặn nhóm hacker bằng súng đạn dưới góc nhìn thứ nhất.
Sự tương phản giữa 2 đội chơi là khá rõ ràng: Các điệp viên yếu thế hơn phải dùng đến “mưu mẹo”, phản xạ nhanh nhạy để có thể sống sót, trong khi nhóm lính săn lùng ở phía bên kia chiến tuyến vượt trội về hỏa lực nhưng lại rất “mong manh” trước những pha ám sát lén lút bởi tầm nhìn của họ tương đối hạn chế. Đây vẫn có thể được xem là một trong những chế độ chơi nhiều người sáng tạo nhất từ trước tới nay, dạng deathmatch nhưng độc đáo và hấp dẫn hơn nhiều. Mục chơi này có thể rất khó nếu không được làm quen từ trước, vì tính đặc thù của nó nên có lẽ sẽ không được phổ biến rộng rãi, song chắc hẳn đối với người hâm mộ của dòng game thì đây là màn “đổi gió” không thể bỏ lỡ.
Splinter Cell: Blacklist đã đi nước cờ đúng đắn xét trên phương diện cách tiếp cận, các lựa chọn chơi và đã phần nào san lấp được khoảng cách mênh mông giữa lối chơi thận trọng của Chaos Theory và phong cách hành động lạ lẫm của Conviction, kết thành một khối đồng nhất có thể làm vừa lòng fan của cả 2 thể loại chơi. Sự “lấn sân” sang những lĩnh vực khác đã phần nào khiến cho độ lôi cuốn của game bị sứt mẻ, song chỉ chừng đó thôi là không đủ nghiêm trọng để làm giảm đi giá trị của sản phẩm stealth đặc sắc, bất kể bạn chơi game theo cách nào đi nữa.
Blacklist không hẳn là cuộc cách tân cho dòng game Splinter Cell mà là tổng thể trau chuốt của những phiên bản ra đời trước nó, thu hút thành công những đối tượng game thủ mới cũng như hoan nghênh sự trở lại của tất cả những ai đã từng say mê những chuyến phiêu lưu trước đây của Sam. Việc gì phải thay đổi để thích nghi hết lần này đến lần khác trong khi có thể làm hài lòng tất cả chỉ qua một tựa game mà thôi? Dù cho Blacklist đã là phiên bản Splinter Cell thứ 7 của game thủ hay mới chỉ là phiên bản Splinter Cell đầu tiên từng chơi, đừng chần chừ vì bất kì lí do gì.
Theo VNE
Người đàn ông độc thân 8 năm quay trộm đồng nghiệp trong nhà vệ sinh
Người này bị nghi là mắc hội chứng Aspergers (một hội chứng tự kỉ, nhưng nhẹ hơn).
James Hoffman, 34 tuổi, nhân viên đã làm việc cho chuỗi các trường mầm non Jancett khắp phía Nam London từ khi 18 tuổi.
Theo tòa án Croydon Crown, người đàn ông này đã lén đặt máy quay trộm, ghi lại hình ảnh các em nhỏ từ 5 - 11 tuổi tại câu lạc bộ của trường mầm non ở Sutton (Surrey, Anh), nơi ông đang làm việc.
Không những thế, ông thậm chí còn đặt máy trong nhà vệ sinh, cả nam và nữ.
Toàn bộ những hành động lén lút này đã được ông Hoffman thực hiện trong suốt 8 năm nay trước khi bị một đồng nghiệp tình cờ phát hiện ra.
Trả lời câu hỏi của một đồng nghiệp về lí do của hành động này, ông đã thú thật rằng đó là bởi mình hoàn toàn cô độc. Ông cho biết ông cảm thấy cô đơn và cũng chưa từng một lần có bạn gái.
Ảnh minh họa
Khám xét nhà hung thủ, cảnh sát đã tìm thấy 16 cuốn băng ghi âm bí mật cảnh mọi người ra vào nhà vệ sinh.
Trong đó có một đoạn video dài 25 phút ghi lại cảnh một em bé cởi trần, chạy nhảy trên sân chơi. Đoạn băng được cho là quay từ hàng rào phía đối diện.
Thêm đó, 10 bức hình "nhạy cảm" của các em nhỏ cũng được tìm thấy trong laptop của ông Hoffman. Dựa theo tính chất bức ảnh, chúng được xếp vào mức 5 - mức nghiêm trọng nhất đối với tranh ảnh khiêu dâm trẻ em.
Thẩm phán Daniel Flahive cho biết: "Đây là hành vi phạm tội nghiêm trọng khi mà ông nhẽ ra phải là một người đáng tin cậy... Tôi đã đọc những báo cáo về tâm thần và có vẻ như ông ta mắc chứng Aspergers, điều này phần nào giải thích hành vi của ông ta. Tuy nhiên, lệnh giam giữ ngay lập tức là cần thiết bởi ông đã xâm phạm quyền riêng tư và lạm dụng niềm tin của người khác".
Theo soha