Toilet thông minh cảnh báo được bệnh ung thư
Cảm biến gắn trong bồn tiểu có khả năng phân tích nước tiểu để kiểm tra lượng protein và glucose, phát hiện sớm tiểu đường và ung thư.
Toilet thông minh được các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, phối hợp với giới chuyên gia vệ sinh tạo ra, theo Daily Mail.
Ngoài phát hiện biến động của lượng protein và glucose, cảm biến trong bồn tiểu có thể kiểm tra các chỉ dấu sinh hóa khác trong nước tiểu, từ đó đưa ra cảnh báo sớm về ung thư hoặc tiểu đường. Dữ liệu có thể gửi tới điện thoại thông minh của người dùng hoặc các bác sĩ gia đình để chữa trị kịp thời.
Ảnh minh họa: Daily Mail
Ông Michael Lindenmayer, chuyên gia về sức khỏe và thiết bị vệ sinh thông minh tại Liên minh Ủy ban nhà vệ sinh, cho biết toilet công nghệ cao đem lại cho con người cơ hội lớn để “kiểm soát sức khỏe tốt hơn”.
“Mọi người thường chỉ gặp bác sĩ khi bị bệnh. Chúng ta vẫn chưa lắng nghe cơ thể mình đầy đủ trong khi nhà vệ sinh sẽ làm điều đó nhiều hơn. Có một lượng thông tin sức khỏe khổng lồ đã trôi tuột xuống cống mỗi khi chúng ta xả nước”, Lindenmayer nói.
Chuyên gia nghiên cứu dạ dày – ruột Sameer Berry cho rằng nhà vệ sinh thông minh sẽ hữu ích trong việc thu thập dữ liệu của bệnh nhân ung thư ruột, áp xe hậu môn…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc “thông minh hóa” nhà vệ sinh công cộng còn giúp giới chức y tế theo dõi và dự đoán dịch bệnh, có cơ hội cảnh báo sớm trước khi dịch bùng phát.
Ông Davide Coppola, Giám đốc Không gian vệ sinh tại ESA, cho biết nếu kết hợp dữ liệu sức khỏe từ các cảm biến thông minh trong nhà vệ sinh với dữ liệu vệ tinh quan sát trái đất, chúng ta có thể tạo thành hệ thống thông tin y tế mang tính phòng chống dịch bệnh.
“Nếu có 1.000 nhà vệ sinh thông minh cùng giám sát một số loại bệnh cụ thể tại một khu vực, bạn có thể dùng dữ liệu không gian để tính toán khả năng xảy ra dịch bệnh”.
Nhà vệ sinh thông minh dựa trên công nghệ sử dụng để theo dõi sức khỏe của các phi hành gia trên vũ trụ. Trạm Không gian quốc tế (ISS) đã thử nghiệm một thiết bị mang tên Hệ thống Giám sát nước tiểu, với mục đích thu thập và kiểm tra nước tiểu của từng thành viên phi hành đoàn.
ESA và MIT đang tìm kiếm các công ty sản xuất nhà vệ sinh giúp điều chỉnh công nghệ của họ để sử dụng trong nhà vệ sinh thông minh.
Mục tiêu của nhà vệ sinh thế hệ mới là kết hợp các công nghệ thành một nhà vệ sinh thông minh hoàn chỉnh. “Người dùng kết nối điện thoại của họ với nhà vệ sinh để nhận thông tin sức khỏe của mình. Nếu có gì bất ổn, họ sẽ đi gặp bác sĩ để kiểm tra thêm”, Lindenmayer cho biết.
Ngoài ra, các công ty thiết bị vệ sinh của Nhật đang phát triển nhà vệ sinh kết nối wifi giúp đo chỉ số khối cơ thể (BMI), các thành phần sinh hóa như đường, protein, nhiệt độ nước tiểu… Tại Mỹ, các nhà khoa học tại Đại học Stanford đã phát triển loại giấy vệ sinh đổi màu có thể phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu với sự hỗ trợ của camera trên điện thoại thông minh.
Cẩm Anh
Theo VNE
Thiết bị kỳ dị phát hiện dạng ung thư đàn ông "hiểm ác" nhất
Căn buồng kỳ dị với bàn tay người thò ra trông có vẻ buồn cười nhưng hứa hẹn giúp đẩy lùi ung thư tinh hoàn - dạng ung thư chuyên tấn công các chàng trai trẻ.
Thiết bị vừa được Tổ chức Ung thư tinh hoàn New Zealand giới thiệu nhằm hướng tới nguyên nhân chủ yếu khiến căn bệnh này, dù thuộc loại ung thư dễ chữa nhất, vẫn hại chết 2-5% bệnh nhân và để lại di chứng cho nhiều người khác: phát hiện trễ.
Thiết bị kỳ dị được tạo ra nhằm đối phó với dạng ung thư hiểm ác ở nam giới trẻ và hay bị phát hiện trễ chỉ vì sự ngại ngùng - ảnh: Testicular Cancer New Zealand
Theo các nghiên cứu, nguyên nhân phát hiện trễ chủ yếu là do đa phần người bệnh rất ngại đi khám "vùng kín", trong khi thiếu kiến thức để có thể tự kiểm tra ở nhà. Điểm hiểm ác nhất của ung thư tinh hoàn là nó chỉ thích tấn công các chàng trai trẻ, với lứa tuổi mắc phổ biến là 15-39. Với độ tuổi này, đa số người bệnh lại càng ngại ngùng chuyện đi kiểm tra tinh hoàn và lại càng đau khổ vì căn bệnh hơn bởi tinh hoàn là hai nhà máy chủ lực sản sinh ra sự nam tính.
Ông Graeme Woodside, Giám đốc điều hành Tổ chức Ung thư tinh hoàn New Zealand cho biết thiết bị mang tên Testimatic thực ra đơn giản là một căn buồng kín di động bảo đảm vệ sinh y tế, gồm 2 ngăn hoàn toàn tách biệt, thông nhau bởi... một cái lỗ ngang tầm "cậu nhỏ" của quý ông. Điều bạn cần làm chỉ là bước vào đó, kéo quần xuống và chờ đợi bàn tay thò ra của một bác sĩ tiết niệu.
Một người đàn ông đang chuẩn bị khám - ảnh: Testicular Cancer New Zealand
Nhu vậy, việc kiểm tra sẽ hoàn toàn ẩn danh và theo các khảo sát, nhiều nam giới sẽ chấp nhận việc kiểm tra hơn, nhất là nhóm thanh thiếu niên, khi không phải đối mặt với bác sĩ.
Sự ngại ngùng là một vấn để ngày một được y học quan tâm, bởi đó có thể là lý do nhiều bệnh nhân phải hứng chịu di chứng nghiêm trọng trong những căn bệnh tế nhị. Một nghiên cứu gần đây của Mỹ cho thấy chỉ có chưa đầy 50% phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ nghĩ đến chuyện đi tìm bác sĩ, cho dù vấn đề đó khiến họ xấu hổ, ảnh hưởng đến chức năng "chăn gối" và chất lượng sống rất nhiều.
Bác sĩ sẽ thò tay qua vách ngăn và kiểm tra tinh hoàn bệnh nhan, hoàn toàn ẩn danh - ảnh: Testicular Cancer New Zealand
Trước đó vài ngày, hãng Micron Technology (Mỹ) cũng vừa tung ra một thiết bị không kém phần kỳ quặc, cũng vì mục tiêu tương tự: đó là một chiếc bồn cầu trang bị... bộ não điện tử, giúp thực hiện xét nghiệm phân mà không phải đi đến bác sĩ, một điều khá nhiều người ngại ngùng.
Theo 24h.com.vn
Chất PFAS trong hộp đựng thực phẩm có thể gây bệnh thận Hợp chất PFAS là thành phần có trong hộp đựng thực phẩm, thuốc tẩy, vải không thấm nước... gây bệnh thận, ung thư. Thế giới có khoảng 850 triệu người bị bệnh thận, riêng Mỹ đến 30 triệu người bệnh, gấp đôi số bệnh nhân tiểu đường và gấp 20 lần số người bệnh ung thư. Phần lớn bệnh nhân thận phát hiện...