Tôi trách vợ không giữ dáng, chỉ muốn tốt cho cô ấy thôi mà
Tôi trách vợ không biết giữ dáng. Giờ thấy cô ấy ốm o, hốc hác đi mà tôi xót xa cả lòng.
Vợ tôi mới sinh con được 8 tháng. Con tôi mấy tháng đầu khó chịu lắm, cứ ngày ngủ đêm khóc, có khi khóc gần tới sáng. Thời gian đó, vợ tôi cứ như bị trầm cảm vì mất ngủ, mệt mỏi và áp lực. Vợ tôi cũng vì thế mà xuống sắc không ngừng. Vốn dĩ trước khi cưới, vợ tôi cũng thuộc dạng dễ thương, đáng yêu. Tạng người cô ấy dễ mập nhưng nhờ có phương pháp ăn uống, tập luyện khoa học nên cô ấy vẫn giữ được vóc dáng thanh mảnh.
Thế mà từ lúc sinh con, cứ quần quật với con từ sáng đến tối, lại ăn nhiều cho có sữa nên người vợ tôi bắt đầu xồ xề ra. Nhiều khi đi ra ngoài, thấy mấy cô gái ăn diện, thảnh thơi đi uống cà phê, ăn hàng quán, tôi lại chạnh lòng khi nghĩ đến vợ đang vật lộn với con nhỏ ở nhà.
Về nhà, tôi hay bảo vợ nên dành thời gian tập thể dục, đặc biệt lúc con ngủ để lấy lại vóc dáng cho phù hợp. Mấy lần tôi nói thế, vợ đều giãy nãy lên, trách tôi vô tình, bạc bẽo. Nhưng thú thật, tôi chẳng có ý gì xấu cả, cũng không phải là chê vợ. Tôi chỉ khuyên cô ấy và muốn tốt cho vợ mà thôi. Với lại tôi cũng giúp vợ việc nhà, nấu ăn giặt giũ chứ có phải dạng bỏ bê gia đình vợ con gì đâu.
Tôi nên làm gì để vợ thôi quá trình ép giảm cân phi khoa học đây mọi người? (Ảnh minh họa)
Nhưng hai tháng nay, tôi thấy vợ bắt đầu có sự thay đổi rất lớn. Cô ấy ốm đi thấy rõ, ốm đến mức gương mặt hốc hác hẳn. Sợ vợ có bệnh gì mà giấu, tôi cố hỏi thì cô ấy lảng tránh đi. Tôi nhìn vợ ốm o mà xót xa cả người. Thậm chí có khi tôi còn thấy vợ đi lại lảo đảo như kiểu đã mệt mỏi, choáng váng lắm rồi.
Mấy ngày trước, tôi theo dõi thì thấy cứ tối tối, vợ lại lén lút ghi ghi chép chép gì đó rồi cất cuốn sổ vào trong tủ. Hôm nay, tranh thủ lúc vợ đi chợ, tôi lục tung tủ ra và tìm thấy cuốn sổ đen nhỏ kia. Lật từng trang, tôi càng bất ngờ lẫn hối hận vì những lời nói vô tâm trước đây của mình.
Đó là cuốn sổ nhật kí kiêm sổ giảm cân của vợ tôi. Cô ấy ghi lại từng câu nói mà tôi từng nói và có chỗ bị nhòe nước như thể cô ấy đã khóc. Cô ấy nói cô ấy đau khổ, bất lực khi thấy mình xấu xí, mập mạp. Cô ấy phải giảm cân bằng mọi cách để không còn bị tôi chê bai nữa. Từ đó, cứ cách một tuần, vợ lại ghi lại cân nặng của mình và ép cân bằng cách giảm ăn, chạy bộ nhiều. Nhưng cô ấy quá ép bản thân nên sức khỏe cũng yếu hẳn đi.
Tự dưng tôi có cảm giác mình giống như tội đồ vậy. Mặc dù tôi không hề có ý xấu gì cả. Tôi nên làm gì để vợ thôi quá trình ép giảm cân phi khoa học đây mọi người? Cứ thế này, có khi cô ấy kiệt sức mất.
Giới trẻ nói gì về việc kết hôn trước 30 tuổi?
Nhiều bạn trẻ cho rằng, trong hôn nhân, tình yêu là chưa đủ mà còn những nỗi lo về kinh tế, về sự nghiệp,... vì thế độ tuổi kết hôn phụ thuộc vào hoàn cảnh từng người.
Tâm sự của những người trẻ lựa chọn kết hôn trước tuổi 30
Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 588/QĐ-TTg trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi đã nhận được nhiều sự ủng hộ và quan tâm của dư luận, đăc biệt là các bạn trẻ đang trong độ tuổi kết hôn.
Nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình với việc nên kết hôn trước 30 tuổi để sớm ổn định gia đình lo cho sự nghiệp và kinh tế. Nhưng cũng không ít bạn trẻ bày tỏ sự lo lắng trước những khó khăn, thách thức khi tiến tới hôn nhân sớm.
Chị Phạm Trần Yến Trang, 29 tuổi, sống tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội một trong những người kết hôn trước 30 tuổi chia sẻ: "Kết hôn trước 30 tuổi cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Mình kết hôn lúc 25 tuổi, khi ấy công việc cũng đã ổn định, có thể tự lo cho bản thân. Tuy nhiên, 25 tuổi là lúc mà sự nghiệp mới bắt đầu. Khi mình có con, gia đình có sự eo hẹp về kinh tế. Ngoài ra khi đó bạn bè còn đang độc thân, vui chơi và hưởng thụ thì mình lại lo cho chồng con, lo vun vén gia đình.
Gia đình nhỏ của Yến Trang.
Nhưng kết hôn sớm vẫn có những thuận lợi. Sinh con khi còn trẻ thì sức khỏe của cả mẹ và con đều tốt hơn, mình có nhiều thời gian dành cho con cái. Hơn nữa, mình có thể tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và cách nuôi dạy con hiện đại. Tới khi mình 28, 29 tuổi, con cái cũng đã lớn, ngoan ngoãn và tự lập nhiều, mình lại có thời gian cho bản thân và sự nghiệp".
Cùng quan điểm với chị Trang, chị Hương, 25 tuổi sống tại Long Biên, Hà Nội cũng trải qua những khó khăn khi kết hôn sớm, song đã nhanh chóng ổn định, hạnh phúc khi có người chồng luôn yêu thương, chia sẻ.
Chị Hương kể: "Thời điểm mình đang ở tuổi 24 nông nổi nhiều hoài bão, ham vui thì bắt đầu với 1 vị trí mới là làm vợ, làm dâu. Mình không còn được thích nghĩ gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Mọi lời ăn tiếng nói phải chỉn chu hơn, đặc biệt là khi tiếp xúc với họ hàng bên nhà chồng. Ngày lễ tết cũng phải biết xuống phụ giúp mẹ chồng món này món kia, lo chu toàn mọi thứ, không được chiều như "công chúa" khi còn ở với bố mẹ nữa. Kết hôn gần 1 năm thì mình có em bé nên càng bận hơn. Gần như các mối quan hệ ngoài xã hội, các cuộc vui đều bị cắt ngang".
Vừa mới bước khỏi cánh cổng đại học đã tiến tới cánh cửa hôn nhân, Hương từng stress vì mọi thứ bỗng bị đảo lộn. Tuy nhiên, Hương thật may mắn khi luôn có chồng bên cạnh.
Cuộc sống gia đình với Hương vì thế cũng có nhiều điều thú vị: "Mình có thêm bạn đồng hành cùng đi chơi, cùng nấu ăn, cùng đi làm. Mình không phải một mình làm mọi thứ nữa. Có người cùng mình gây dựng sự nghiệp, xây dựng gia đình sẽ hiệu quả hơn là tự gồng mình gánh vác. Mình còn tiết kiệm được khá nhiều tiền khi có gia đình nữa vì mọi chi phí sinh hoạt và vui chơi đều có chồng san sẻ. Mình trưởng thành hơn và biết nghĩ cho mọi người xung quanh nhiều hơn trước đây".
Với nhiều người kết hôn sớm có thể là gánh nặng nhưng với chị Hương thì đó là một lựa chọn đúng đắn giúp chị trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.
Kết hôn trước hay sau 30 tuổi, đều phải tùy vào hoàn cảnh của mỗi người. Trong hôn nhân, yêu chưa bao giờ là đủ. Bên cạnh đó còn là những nỗi lo về kinh tế, về sự nghiệp,... Nếu bạn đã ổn định mọi thứ, kết hôn trước hay sau 30 không còn là vấn đề. Với nhiều người thì nỗi lo có thể là kinh tế.
Chia sẻ về điều này, chị Tuyết, 25 tuổi, sống tại Hà Nội nói: "Mình nghĩ còn tùy vào khái niệm "đủ kinh tế" của từng nhà. Nhưng nếu cả lương vợ và chồng cộng lại mà không được 7 - 8 triệu thì thật sự không nên. Nếu có ở với bố me chồng thì cũng phải đóng góp chi tiêu, ăn uống khoảng 3 - 4 triệu rồi. Số còn lại để tiết kiệm khi có em bé nữa".
Chị Tuyết và chồng
Bản thân Tuyết đã có thể tự lập tài chính ngay từ khi còn đi học nên khi quyết định tiến tới hôn nhân khi 24 tuổi, Tuyết cảm thấy đây là thời điểm phù hợp nhất. Theo Tuyết, có lẽ hạnh phúc chỉ là vui vẻ khi ở cạnh nhau, không cãi vã to tiếng.
Còn Thanh Hằng, Long Biên, Hà Nội hiện đang sống một cuộc sống độc thân, dành nhiều thời gian cho bản thân, gia đình. Tuy nhiên, khi chia sẻ về quan điểm kết hôn trước 30 tuổi Hằng cho hay, đó cũng sẽ là lựa chọn của cô. Nhưng hiện tại, ở độ tuổi 25, Hằng chưa muốn ràng buộc điều gì.
"Hôn nhân là hạnh phúc cả đời, mình không thể vội vàng được. Mình nghĩ ai cũng cần phải chuẩn bị cả vật chất và tinh thần trước khi tiến tới hôn nhân. Người phụ nữ hiện đại tuy không cần giàu nhưng phải đủ độc lập về kinh tế, trau dồi các kỹ năng trong cuộc sống như quản lý tài chính, nấu ăn, cách chăm sóc trẻ em, người lớn tuổi và cách ứng xử sao cho văn minh, hợp tình hợp lý. Mình nghĩ đó là những cái tối thiểu, còn hơn thì càng tốt", Thanh Hằng chia sẻ.
Xem thêm: Cụ ông 94 tuổi bật khóc khi được tặng gối in hình vợ quá cố.
Sự hy sinh của phụ nữ là vô hạn nhưng sức chịu đựng của họ có hạn Đàn bà hy sinh, nhẫn nhịn vì gia đình nhưng họ không phải là những người ngu ngốc. Họ sống cạn kiệt vì gia đình nhưng trái tim không phải là sỏi đá để có thể hứng chịu mãi những vô tâm, bạc bẽo. Lẽ thường, một cuộc hôn nhân trọn vẹn luôn có sự góp sức, đồng lòng của cả hai vợ...