“Tôi quá mệt mỏi vì quảng cáo thuốc trên YouTube”
Chỉ vài tuần sau “cơn bão” thuốc trị xương khớp, người dùng YouTube tại Việt Nam lại tiếp tục bị tra tấn bởi hàng loạt quảng cáo khác liên quan đến thuốc đau dạ dày, thuốc yếu sinh lý.
“Ai bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày gặp tôi là chữa được hết, chỉ cần 7 đến 10 ngày là hết đau ngay. Tôi đã giúp hàng nghìn người hết đau dạ dày rồi. Bà con bị bệnh cứ điện cho tôi là tôi gửi thuốc về tận nhà cho”, trích đoạn quảng cáo đang gây ám ảnh cho không ít người dùng YouTube tại Việt Nam trong vài ngày gần đây.
Chỉ vài tuần sau “cơn bão” quảng cáo thuốc trị xương khớp, người dùng YouTube tại Việt Nam lại tiếp tục bị tra tấn bởi hàng loạt quảng cáo thuốc đông y khác.
Đoạn quảng cáo trên được làm giống với quảng cáo thuốc trị xương khớp từng ám ảnh người dùng YouTube tại Việt Nam vào cuối tháng 3. Vẫn là giọng đọc khàn đặc cùng tần suất xuất hiện nhiều, nó đã khiến không ít người dùng cảm thấy khó chịu. Chúng có thể xuất hiện trên mọi thiết bị từ TV, máy tính cho tới smartphone.
“Tôi quá mệt mỏi vì những quảng cáo liên quan đến thuốc chữa bệnh trên YouTube. Chỉ trong khoảng thời gian một buổi tối, tôi có thể bắt gặp đủ loại quảng cáo thuốc từ thuốc xương khớp, thuốc dạ dày, thuốc trị yếu sinh lý,… Tôi không thể hiểu được vì sao Google vẫn để lọt những quảng cáo sai phạm này xuất hiện tràn lan trên nền tảng của họ”, Minh Nhật, một nhân viên văn phòng tại Đống Đa, Hà Nội phàn nàn.
Theo chính sách về chăm sóc sức khỏe và thuốc trên trang web của Google, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo tại Việt Nam.
Video đang HOT
“Chúng tôi cam kết tuân thủ các quy định quảng cáo về chăm sóc sức khỏe và thuốc, do đó chúng tôi hy vọng rằng quảng cáo và đích đến tuân theo các luật và tiêu chuẩn ngành phù hợp. Một số nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe hoàn toàn không được phép quảng cáo, trong khi các nội dung khác chỉ được quảng cáo nếu nhà quảng cáo được chứng nhận với Google và chỉ nhắm mục tiêu đến các quốc gia được chấp thuận”, chính sách Google cho biết.
Thậm chí, theo báo cáo An toàn quảng cáo năm 2020 được Google công bố cách đây không lâu, gã khổng lồ công nghệ này cho biết công ty đã xóa 3,1 tỷ nội dung vi phạm chính sách, đồng thời hạn chế hiển thị với 6,4 tỷ nội dung khác.
Trong các quảng cáo bị xóa, có 867 triệu nội dung “lạm dụng hệ thống quảng cáo để đánh lừa người dùng click chuột”. Thuốc và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực đứng thứ hai về số lượt vi phạm.
Cũng theo Google, các lỗi vi phạm đối với chính sách chăm sóc sức khỏe và thuốc là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng những quảng cáo vi phạm chính sách của công ty vẫn xuất hiện một cách tràn lan và công khai trên nền tảng của họ.
Những quảng cáo thuốc đông y, thuốc nam vi phạm nghiêm trọng chính sách của Google.
Có vẻ như, giới chạy quảng cáo thuốc đông y vẫn dễ dàng vượt mặt được các bước kiểm duyệt của Google khi những nội dung quảng cáo thuốc đông y, thuốc nam vẫn tồn tại nhan nhản trên nền tảng này.
“Nhiều khả năng họ đã sử dụng một số thủ thuật giả mạo giấy phép để vượt qua kiểm duyệt của YouTube. Việc cấm các tài khoản Google Ads không phải là giải pháp có thể xử lý triệt để vấn nạn này. Ngưng tài khoản này thì họ sẽ tạo tài khoản khác và điều đó không hề khó. Đặc biệt, việc kinh doanh thuốc đông y, thuốc nam có biên độ lợi nhuận lớn, vì thế họ thường có thói quen làm việc theo kiểu ăn xổi, đánh nhanh rút gọn”, ông Nguyễn Nhật Anh, một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing chia sẻ.
Quảng cáo thuốc kích dục xuất hiện ở video ca nhạc thiếu nhi trên YouTube
Nửa tháng sau "cơn bão" quảng cáo thuốc trị xương khớp, một số người dùng YouTube tại Việt Nam bắt đầu than phiền rằng họ lại bị "tấn công" bởi những video quảng cáo liên quan đến thuốc kích dục.
"Mấy ngày nay, mỗi khi mở video ca nhạc trên YouTube cho các con xem, hàng loạt quảng cáo thuốc kích dục với những lời mời chào thô tục, nhạy cảm lại hiện ra. Chúng thậm chí xuất hiện ngay trên những video ca nhạc dành cho thiếu nhi", anh Hữu Thiện, một nhân viên văn phòng sống tại Hà Đông, Hà Nội chia sẻ.
Anh Thiện cũng cho biết thêm rằng anh đã chuyển qua sử dụng nền tảng YouTube Kids khi muốn cho các con xem video. Đồng thời, anh và gia đình cũng phải để mắt đến các con nhiều hơn, tránh trường hợp chúng bị "tấn công" bởi những quảng cáo không phù hợp như trên.
Quảng cáo thuốc kích dục xuất hiện trên video ca nhạc dành cho thiếu nhi.
Nửa tháng sau "cơn bão" quảng cáo thuốc trị xương khớp, một số người dùng YouTube tại Việt Nam bắt đầu than phiền rằng họ lại bị "tấn công" bởi những video quảng cáo liên quan đến thuốc kích dục. Tương tự với những quảng cáo thuốc xương khớp, quảng cáo thuốc kích dục cũng xuất hiện trên mọi nền tảng từ smartphone, máy tính cho đến TV.
"Những đoạn quảng cáo này chứa hình ảnh cùng với từ ngữ nhạy cảm, không phù hợp. Đôi khi, cả gia đình tôi đang xem video thì chúng lại hiện ra khiến mọi người đều cảm thấy bối rối", chị Hoài Linh, 27 tuổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết.
Trên thực tế, những loại quảng cáo thuốc kích dục này vi phạm nghiêm trọng chính sách của chính Google. Theo chính sách về chăm sóc sức khỏe và thuốc trên trang web của Google, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo tại Việt Nam.
"Chúng tôi cam kết tuân thủ các quy định quảng cáo về chăm sóc sức khỏe và thuốc, do đó chúng tôi hy vọng rằng quảng cáo và đích đến tuân theo các luật và tiêu chuẩn ngành phù hợp. Một số nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe hoàn toàn không được phép quảng cáo, trong khi các nội dung khác chỉ được quảng cáo nếu nhà quảng cáo được chứng nhận với Google và chỉ nhắm mục tiêu đến các quốc gia được chấp thuận", chính sách Google cho biết.
Tháng trước, người dùng YouTube tại Việt Nam cũng liên tục bị "tra tấn" bởi các video quảng cáo thuốc trị xương khớp. Chúng xuất hiện với tần suất dày đặc khiến người xem cảm thấy ám ảnh và khó chịu.
Quảng cáo thuốc trị xương khớp từng khiến nhiều người dùng YouTube ám ảnh vào tháng trước.
Theo báo cáo An toàn quảng cáo năm 2020 được Google công bố cách đây không lâu, lượng vi phạm về quảng cáo đã tăng mạnh trong năm vừa qua. Google cho biết công ty đã xóa 3,1 tỷ nội dung vi phạm chính sách, đồng thời hạn chế hiển thị với 6,4 tỷ nội dung khác.
Trong các quảng cáo bị xóa, có 867 triệu nội dung "lạm dụng hệ thống quảng cáo để đánh lừa người dùng click chuột". Thuốc và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực đứng thứ hai về số lượt vi phạm.
Cũng theo Google, các lỗi vi phạm đối với chính sách chăm sóc sức khỏe và thuốc là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những quảng cáo vi phạm chính sách của công ty vẫn xuất hiện tràn lan trên YouTube.
Cảnh báo: Nhiều video giả phóng sự truyền hình quảng cáo thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên YouTube, cẩn thận "tiền mất tật mang" Vì tin vào những quảng cáo được lồng ghép, chỉnh sửa như một phóng sự trên đài truyền hình quốc gia mà nhiều người dùng YouTube đang lâm vào cảnh mất tiền còn rước thêm bệnh! Những ngày gần đây, quảng cáo trên YouTube ngày càng biến tướng đang khiến nhiều người dùng vô cùng ngao ngán. Như đã đưa tin về hàng...