Tôi quá mệt mỏi khi làm được bao nhiêu đều phải trả nợ cho bố mẹ
Mọi thứ đều dựa vào tôi. Từ khi ra trường đến giờ tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc tích góp riêng cho bản thân.
Hình ảnh minh họa
Tôi ra trường lúc 23 tuổi. Trong cả quá trình học hành, ba mẹ luôn cho tôi những kiến thức đầy đủ nhất. Tôi trân trọng điều đó, đã cố gắng học tốt, không nhậu nhẹt, không chơi bời, luôn mong sau này có công việc thật tốt để có thể giúp đỡ và cho ba mẹ những gì tốt nhất.
Ra trường tôi mới biết gia đình đang gặp khó khăn, từ lúc đó tôi lao vào kiếm tiền, làm bất cứ thứ gì để kiếm ra tiền. Lúc này tuy nợ nần nhưng ba mẹ vẫn lao vào bài bạc, 4 hecta cà phê cũng không được quan tâm chăm sóc tốt nữa. 2 năm tôi cố gắng cày bừa, làm mọi thứ, kinh doanh, đầu tư từ 2 bàn tay trắng. Tôi đã vay mượn để làm ăn.
May mắn trong 2 năm tôi làm và kiếm được rất nhiều tiền, trả được nợ, gồng gánh cả gia đình. Tôi càng làm tốt thì gia đình càng ỷ lại, cứ hễ vay được là vay, tôi lại cầm tiền đi trả gốc lãi. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, số nợ mà gia đình giấu tôi quá sức tưởng tượng, tôi làm chỉ mong hết nợ để ba mẹ không phải suy nghĩ nữa nhưng sao ba mẹ không nghĩ cho tôi, tại sao bê tha như thế.
Năm 2015 ba tôi bị ung thư gan, 6 tháng liên tục ba chống đỡ với bệnh và mất đầu năm 2016. Tôi đã ở bên cạnh, đưa ba đi chữa trị khắp nơi, cho đến khi ba trút hơi thở cuối cùng. Nỗi đau về tinh thần và kinh tế đã khiến tôi nghĩ đến việc tự tử, nhưng rồi vẫn phải cố gắng mạnh mẽ để làm điểm tựa cho mẹ, chị gái và em gái.
Ba mất, gia đình tôi phải bán nhà để trả nợ, chị gái bị chồng phản bội rồi ly dị để lại 2 đứa con nhỏ. Giờ tôi làm trong Sài Gòn, còn mẹ, chị gái, em gái đang ở quê. Chị gái thì công việc chẳng vào đâu hết, mẹ chỉ có lương hưu một triệu. Tháng nào tôi cũng gửi tiền về hỗ trợ tiền ăn cho mẹ, tiền học và chi phí hỗ trợ 2 cháu.
Tôi không đồng ý cho anh rể nuôi con vì anh đã có con với người đàn bà khác, trước khi ly dị chị tôi, anh cũng chẳng mua nổi cho hai con được hộp sữa. Tôi còn phải trả hàng tá tiền lãi ngân hàng mà trước kia ba mẹ vay mượn. Tôi làm trong Sài Gòn, thu nhập khá, trung bình khoảng 30-40 triệu một tháng, ngoài ra còn đầu tư nhà trọ, phòng trọ để kiếm thêm thu nhập, chi phí hàng tháng từ đây cũng thêm tầm 25-30 triệu.
Video đang HOT
Nhiều lúc tôi cảm thấy rất mệt mỏi, mọi thứ đều dựa vào tôi. Từ khi ra trường đến giờ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc tích góp riêng cho bản thân, chỉ cố gắng làm sao để trả hết nợ nần thôi. Đến cái áo, cái quần tôi cũng không dám mua đắt tiền hay mua nhiều, cái xe đi làm cũng tạm bợ. Ai trong công ty cũng nói sao bán hàng tốt thế mà không sắm sửa áo quần đẹp tí, không mua xe xịn mà đi (tôi làm bất động sản).
Tôi thấy kiệt sức, cố gắng làm bao nhiêu cũng chỉ dư chút ít, tiền lãi quá nhiều, nếu như vì một lý do gì đó tôi không thể kiếm được thu nhập tốt nữa thì mọi chuyện sẽ ra sao? Chắc lúc đó cả nhà sẽ chết đói, tôi buồn và muốn khóc quá, tôi nhớ ba. Ai hiểu hoàn cảnh này cho tôi lời khuyên với, tôi nên làm gì? Cứ mặc kệ nợ nần để đi làm riêng cho mình, hay cứ tiếp tục trả nợ giúp cho ba mẹ để làm tròn trách nhiệm của người con?
Theo vnexpress.net
Cách trả thù chồng ngoại tình sốc không thể tưởng của người đàn bà trong tiểu thuyết gây tranh cãi dữ dội
Vốn có bản chất mạnh mẽ, phóng khoáng của người dân tộc Bài Di, Bạch Phụng đã nghĩ ra một cách trả thù chồng phản bội rất táo bạo mà có lẽ thời đó không một phụ nữ Hán nào dám làm.
Những ai là fan của tiểu thuyết Kim Dung có lẽ sẽ không thể bỏ qua bộ truyện Thiên Long Bát Bộ. Ngoài những mối tình trẻ trung, ngôn tình của nhân vật chính Đoàn Dự thì có lẽ ấn tượng hơn hết là mối quan hệ oan nghiệt giữa cha mẹ chàng. Và Đoàn Dự cũng là "tác phẩm" không mong muốn của cuộc "tình một đêm" ấy.
Trả thù chồng trăng hoa bằng cách độc nhất vô nhị
Trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ, Đao Bạch Phụng là nguyên phi của Đoàn Chính Thuần - em trai đương kim Hoàng đế nước Đại Lý Bảo Định Đế, giữ chức vụ Trấn Nam vương, tước hiệu Hoàng Thái đệ. Bạch Phụng xuất thân là người Bài Di, là một trong những người vợ tài sắc vẹn toàn của Đoàn Chính Thuần.
Thế nhưng, vốn tính trăng hoa, Chính Thuần quan hệ với rất nhiều phụ nữ bên ngoài, nhiều đến nỗi ông không thể nhớ nổi, mà người nào cũng đẹp tựa tiên nữ. Không thể khuyên can được chồng, Đao Bạch Phụng đau khổ vô cùng. Vốn có bản chất mạnh mẽ, phóng khoáng của người dân tộc Bài Di, Bạch Phụng đã nghĩ ra một cách trả thù chồng rất táo bạo mà có lẽ thời đó không một phụ nữ Hán nào dám làm.
Ảnh minh họa
"Ông ăn chả thì bà ăn nem", cái tư tưởng rừng rực trong đầu Bạch Phụng nó không chỉ đơn thuần là việc đòi công bằng, bình đẳng. Đao Bạch Phụng từng tuyên bố với tướng công của mình: "Ta đã tha thứ cho ngươi hết lần này đến lần khác, bây giờ không thể tiếp tục tha thứ nữa. Ngươi có lỗi với ta, ta cũng sẽ có lỗi với ngươi... Bọn nam nhân nhà Hán các ngươi toàn đồ phụ bạc, khinh bọn nữ nhân Bài Di chúng ta như chó mèo, như bò lợn. Ta nhất định sẽ báo thù...".
Và Bạch Phụng đã hạ nhục chồng mình bằng cách sẽ chọn một tên cặn bạ nhất trong xã hội để "vui vẻ". Nhưng không ngờ, chuyện tình một đêm trong tiểu thuyết kiếm hiệp lại được Kim Dung miêu tả thi vị đến vậy.
Năm đó, Đoàn Diên Khánh bị kẻ thù phục kích, tuy hại sạch được địch nhưng chính mình cũng bị trọng thương, trông "không còn ra người, toàn thân ô uế, khắm khú, vết thương đầy ròi bọ, hàng chục con ruồi nhặng bay vần vũ chung quanh" và nằm thoi thóp dưới gốc bồ đề, chùa Thiên Long.
Tạo hình gã ăn mày "có phúc" trong phim
Và Đao Bạch Phụng xuất hiện. Bà nói với Diên Khánh: "Ta nên tìm một kẻ xấu xí, ô uế nhất thiên hạ để hiến thân. Ngươi là Vương gia, là Đại tướng quân, ta lại càng nên đối xử tốt với gã hành khất bẩn thỉu này".
Trong đêm trăng tròn đầy sương, Bạch Phụng tóc xõa xuống vai, vận áo trắng thanh thoát, dáng vẻ mỹ tú yêu kiều khiến Đoàn Diên Khánh lầm tưởng bà là Quan Âm giáng thế. Rồi nàng không nói gì, dưới gốc bồ đề chùa Thiên Long "từ từ trút bỏ y phục, đến trước mặt Đoàn Diên Khánh, chui vào lòng lão, đưa hai cánh tay như hoa như ngọc quàng lấy cổ lão".
Như vậy, Đao Bạch Phụng đã tặng cho gã ăn mày ghẻ lở, đầy mùi xú uế một đêm "tình cho không, biếu không". Còn gã ăn mày Đoàn Diên Khánh đã thụ hưởng hạnh phúc trời cho, cái hạnh phúc mà gã chẳng bao giờ dám mơ tới. Y không biết người áo trắng, tóc dài đến với mình, ân ái với mình là ai, để rồi kết quả của chuyện tình "qua đường" là công tử Đại Lý về sau mang tên Đoàn Dự.
Đêm ân ái đó tuy được miêu tả có phần thi vị nhưng chẳng thể lãng mạn hay ngọt ngào. Bởi nó đâu bắt nguồn bằng tình yêu, nó như cuộc hội ngộ của hai kẻ bèo nước. Không cần đánh giá thân phận, người thì quá đau đớn và cô đơn, kẻ lại chán nản đến tuyệt vọng. Hai tâm hồn như bù đắp cho nhau, dù họ không thể yêu nhau nhưng ít ra trong giây phút tận cùng của cuộc sống ấy họ đã thật sự tìm thấy niềm đồng cảm. Tuy nhiên, sự trả thù này cũng gây tranh cãi không ít với người đọc khi đánh giá là đúng hay sai, nên hay không và cuối cùng phụ nữ được gì...
Đàn bà khi bị phản bội, thích làm gì cũng được nhưng đừng làm mất giá trị bản thân mình
Đao Bạch Phụng tuy chỉ là một nhân vật trong tiểu thuyết văn học nhưng hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của bà lại xuất hiện trong rất nhiều phụ nữ. Khi chạm đến đáy của nỗi đau, đỉnh cao của sức chịu đựng, đàn bà thường nảy sinh những suy nghĩ nguy hiểm, táo bạo hơn chúng ta tưởng. Yêu càng nhiều thì tổn thương càng lớn, mà có mấy ai bị thương nặng lại vẫn giữ được bình tĩnh để suy nghĩ có lợi cho bản thân mình.
Phụ nữ tìm đến nhiều cách để trả thù chồng, trả thù đời, giải khuây hoặc bất cứ cái gì có thể khiến họ vơi bớt sầu muộn của hiện tại. Đao Bạch Phụng không phải là duy nhất. Buông thả và "phung phí" bản thân mình là cách mà rất nhiều phụ nữ sử dụng để xoa dịu nỗi cô đơn. Cuối cùng, họ tự nhốt mình trong cái vòng tròn luẩn quẩn, hận đàn ông này rồi lại để đàn ông khác vầy vò. Làm thế có đáng không?
Ảnh minh họa
Khi phát hiện ra người chồng mình phản bội mà không thể cứu vãn, thay vì đau khổ dằn vặt tại sao chúng ta không nghĩ đó là sự thiệt thòi của anh ta khi đã đánh mất mình? Thực chất, phụ nữ bị phản bội sẽ được nhiều hơn mất. Được có cơ hội nhận ra bản chất thật của người đàn ông ấy, được dừng lại sớm mọi hi sinh cố gắng trước khi nó trở nên lãng phí, được làm lại một cuộc đời mới, sống tiếp với đam mê và những gì bản thân đã để lỡ khi chọn bước vào hôn nhân.
Sai lầm lớn nhất của đàn bà là biến đàn ông trở thành hơi thở, thói quen, là nguồn sống duy nhất. Có rất nhiều cách để phụ nữ đối diện với đổ vỡ hôn nhân, làm những điều bản thân thực sự muốn, thậm chí là những điều không tưởng. Nhưng lúc nào chị em cũng nhớ một điều: khi đàn ông phản bội lại tình yêu của chúng ta có nghĩa bất cứ hành động tự làm tổn thương bản thân nào cũng sẽ vô nghĩa chứ đừng nói đến việc anh ta mất thể diện hay động lòng.
Không có vết thương nào là không đau đớn, không có con người nào là gồng gánh mãi được những bất công. Cứ làm gì chị em muốn nhưng tuyệt đối không được làm mất giá trị của bản thân mình. Bởi khi ấy một lần nữa, phụ nữ sẽ chỉ tự giày vò chính cái thân thể ngọc ngà của mình hơn thôi.
Theo afamily.vn
Phát hiện vợ ung thư máu, chồng liền cặp bồ rồi nằng nặc đòi ly hôn Bản thân mang trong mình căn bệnh quái ác, thế nhưng người phụ nữ này chưa khi nào nghĩ chị lại bị chính chồng phản bội đau đớn và tàn nhẫn đến như vậy. Người ta thường nói vợ chồng chung sống với nhau không chỉ vì tình mà còn vì nghĩa. Thế nhưng, khi phát hiện người vợ trẻ bị ung thư...