Tội phạm sử dụng thông tin hộ chiếu được đánh cắp như thế nào?
Vụ đánh cắp 5 triệu số hộ chiếu từ chuỗi khách sạn Marriott năm ngoái tiếp tục khiến nhiều người lo ngại rằng bọn tội phạm đang sử dụng thông tin của họ để lừa đảo hoặc thậm chí đi du lịch.
Không giống thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội, không có cơ chế nào giúp cảnh báo người dùng rằng số hộ chiếu của họ đã bị đánh cắp và được dùng cho mục đích lừa đảo.
Theo nghiên cứu từ công ty tình báo an ninh mạng Flashpoint, dữ liệu hộ chiếu được bán ở ba dạng trên các darkweb (web đen), bao gồm quét mã kỹ thuật số, mẫu để tạo hộ chiếu và hộ chiếu hoàn chỉnh. Các mức giá dao động từ 5 – 65 đô la Mỹ cho mỗi lần quét mã, 29 – 89 đô la cho các mẫu và lên đến 5.000 đô la cho một sản phẩm hoàn chỉnh.
Thủ tục xuất nhập cảnh hiện đại ở hầu hết các quốc gia có thể phát hiện những kẻ giả mạo và hộ chiếu được giả làm với chi phí thấp, giúp hạn chế các hành vi trộm cắp danh tính.
Nhưng một số quốc gia lại không quét mã vạch hộ chiếu, đây chính là lý do giúp bọn tội phạm dễ dàng nhập cảnh bằng hộ chiếu giả giá rẻ, theo Brian Stack, Phó chủ tịch kỹ thuật và giám sát tại Experian.
Để có được một cuốn hộ chiếu giả trông như thật thường mất khoảng 1.000 – 2.000 đô la. Hoạt động kinh doanh này diễn ra ở nhiều quốc gia.
Những kẻ giả danh có thể dùng hộ chiếu giả để tham dự các sự kiện hoặc đi du lịch.
Video đang HOT
Các phiên bản hộ chiếu giả vượt qua bài kiểm tra bằng mắt thường có giá hàng trăm đô la. Các phiên bản chưa hoàn thiện này được sử dụng cho các hành vi như đột nhập vào một sự kiện thể thao, kinh doanh, văn phòng chính phủ hoặc trường học.
Đối với những tấm hộ chiếu “xịn” hơn, tội phạm phải trả tới 3.000 đô la, với khoản phí bổ sung cho các tính năng đặc biệt như quan hệ ngoại giao, theo Charles Henderson, người đứng đầu nhóm an ninh mạng X-Force Red của IBM, tiến hành nghiên cứu trên các diễn đàn darkweb.
“Tại quốc gia chúng rời đi hoặc nhập cảnh, những tên tội phạm chỉ cần các thông tin cơ bản như số hộ chiếu, tên, ngày cấp, ngày hết hạn và thỉnh thoảng là mã vạch ở cuối hộ chiếu”, ông Hend Henderson nói. Những dữ liệu này phổ biến trong các vụ vi phạm thông tin khi quét toàn bộ hộ chiếu, còn tại Marriott, chủ yếu liên quan đến số hộ chiếu và các dữ liệu nhập thủ công.
“Tại các cảng hiện đại, máy quét tìm kiếm những điểm không nhất quán và nhanh chóng đánh dấu chúng, bao gồm kiểu chữ hoặc thông tin khách du lịch không trùng khớp. Tuy nhiên, việc tìm ra ai đó đang sử dụng hộ chiếu giả mạo hoặc đánh cắp danh tính của bạn khó hơn khi thẻ tín dụng bị đánh cắp, không có cách nào để nhanh chóng cảnh báo với bạn về loại lừa đảo này”, Henderson cho biết thêm.
Bộ Ngoại giao Mỹ trước đây đã từng tuyên bố các vi phạm thông tin hộ chiếu không đồng nghĩa với hộ chiếu bị giả mạo, vì hộ chiếu mới có rất nhiều tính năng bảo mật để chống làm giả và nhấn mạnh rằng mọi người không thể đi du lịch chỉ bằng số hộ chiếu.
Theo thesaigontimes
Nhật Bản đối phó với tội phạm trên mạng
Trong khi số vụ phạm tội tại Nhật Bản giảm mạnh giai đoạn 2002 - 2007, từ 2,85 triệu vụ xuống còn 915.000 vụ, thì một sự thật đáng buồn khác lại đang diễn ra.
Đó là tỷ lệ tội phạm trên mạng gia tăng đến mức báo động, buộc các cơ quan chức năng phải đưa ra biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngày càng nguy hiểm
Theo thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NAP), số vụ lừa đảo qua mạng xã hội và các dịch vụ internet năm 2017 tăng gấp gần 4 lần so với năm 2013. Báo cáo cập nhật ngày 9/3 của NAP cho thấy, chỉ tính riêng năm 2018, số lượng trường hợp phạm tội qua mạng, gồm cả hành vi lừa đảo là 9.040 vụ.
Số vụ tấn công email có mục đích cũng tăng, lên 6.740. Đặc biệt, các nhà chức trách nhận thấy có sự gia tăng tội phạm sử dụng phương pháp mới là gửi email đính kèm file PDF khiến máy tính nhiễm độc và đánh cắp thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Ước tính, những tổn thất do tội phạm qua mạng có thể lên đến 610 triệu USD. Điều đáng lo ngại hơn cả là con số phạm tội liên quan đến trẻ em đáng báo động. Có đến gần 2.000 trẻ em dưới 18 tuổi đã trở thành nạn nhân.
Lý giải cho tỷ lệ tội phạm mạng gia tăng mạnh năm vừa qua, đặc biệt là các vụ nạn nhân là trẻ em, các nhà phân tích cho rằng ngày nay, mọi người dân Nhật Bản đều có thể tiếp cận internet thường xuyên và dễ dàng. Theo thống kê, có đến 90% học sinh cấp 3, 60% học sinh cấp 2 sử dụng điện thoại thông minh.
Với quan điểm đề cao tính cá nhân, không gian riêng tư, phụ huynh Nhật Bản hiếm khi kiểm tra con mình truy cập, tiếp cận thông tin gì. Cũng do vấn đề quyền riêng tư, các vụ xâm hại trẻ em không được đăng tải cụ thể mà thường tổng hợp thành báo cáo mang tính số liệu của cơ quan chức năng. Điều đó phần nào không tạo được sự răn đe mạnh đối với hoạt động tội phạm nhằm vào giới trẻ qua mạng.
Báo cáo của NAP chỉ ra rằng, tội phạm mạng hiện nay tại Nhật Bản có 3 đặc điểm nguy hiểm: Ngày càng quy mô, tinh vi và có tổ chức. Tất cả tạo áp lực rất lớn lên việc bảo đảm an ninh mạng ở nước này.
Nỗ lực từ mọi phía
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, ngay từ năm 1998, Nhật Bản đã xây dựng chương trình cảnh sát mạng. Tính đến nay, trên toàn đất nước hoa anh đào, tất cả các đơn vị cấp tỉnh đều có phòng an ninh mạng chuyên đấu tranh với tội phạm trên internet. Cùng với sự gia tăng của loại hình tội phạm mới, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe phải tăng cường nhân lực và tài chính cho lực lượng này.
Đặc biệt, để chuẩn bị cho hàng loạt sự kiện tầm cỡ thế giới do Nhật Bản đăng cai như: World Cup bóng bầu dục, Hội nghị G20, và nhất là Olympics 2020, xứ sở Phù Tang đang gấp rút đẩy mạnh bảo vệ an ninh mạng. Đầu tháng 2 vừa qua, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia Nhật Bản bắt đầu khảo sát vấn đề an ninh mạng của hàng trăm triệu thiết bị với sự đồng ý của nhà cung ứng dịch vụ internet. Cơ quan này tiến hành kiểm tra nhiều lỗ hổng tiềm ẩn trong các bộ định tuyến, webcam và hàng loạt thiết bị gia dụng kết nối mạng.
Ông Tsutomu Youshida, phát ngôn viên của Viện cho biết: "Nhiều sản phẩm như webcam dễ dàng bị tin tặc tấn công bởi cài mật khẩu quá đơn giản. Do đó, nhiều hình ảnh dễ bị phát tán mà chủ nhân không biết. Đợt khảo sát sẽ cho biết tỷ lệ các sản phẩm dễ bị tấn công mạng trong số 200 triệu thiết bị được kiểm tra". Dù không tiến hành kiểm tra các vật dụng cá nhân như smartphone, nhưng khảo sát có thể được áp dụng đối với các bộ định tuyến tại nhiều quán cà phê có cung ứng internet miễn phí cho người dùng di động.
Ngoài ra, các công ty lớn của Nhật Bản cũng chủ động hợp tác với cảnh sát để phòng ngừa tội phạm mạng. Điển hình như Rakuten, trang thương mại điện tử lớn nhất của đất nước mặt trời mọc đã ký thỏa thuận định kỳ trao đổi thông tin với Cục Cảnh sát để ngăn ngừa các hành động tấn công mạng, mua bán hàng bằng thẻ tín dụng ăn cắp hay đánh cắp thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, cùng với các biện pháp ngăn chặn tội phạm mạng từ phía nhà chức trách, Nhật Bản cũng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình trước những hình thức lừa đảo trên không gian ảo.
Theo tài chính
Tin tặc kiếm hàng triệu USD nhờ đánh cắp dữ liệu từ SEC Âm mưu giao dịch cổ phiếu quốc tế dùng cơ sở dữ liệu đánh cắp từ Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) giúp nhiều kẻ lừa đảo ở Mỹ, Nga và Ukraine bỏ túi 4,1 triệu USD. Theo Reuters, giới công tố viên liên bang Mỹ sắp công bố cáo buộc về động thái phi pháp được cho là...