Tội phạm nhằm vào người gốc Á tăng mạnh tại New York
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 14/2, nhiều người dân tại thành phố này đã xuống đường biểu tình phản đối nạn bạo lực phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á tại đây sau khi một phụ nữ gốc Hàn quốc bị một kẻ lạ mặt sát hại tại căn hộ trong khu China Town của người gốc Hoa vào rạng sáng cùng ngày.
Người dân biểu tình phản đối nạn bạo lực phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Getty Images
Cảnh sát đã bắt được hung thủ Assamad Nash, người da màu, 25 tuổi, ngay sau khi đối tượng sát hại cô Christina Yuna Lee, 35 tuổi. Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công nhằm vào người gốc Á xảy ra tại New York trong thời gian gần đây. Tuần trước, một quan chức của Phái bộ Hàn quốc tại LHQ đã bị kẻ lạ hành hung phải cấp cứu khi ông đang đi trên đại lộ 5 (5th Avenue), con phố trung tâm đông đúc bậc nhất ở New York. Giữa tháng Một, một phụ nữ gốc Trung Quốc bị một người đàn ông da màu cố tình đẩy xuống đường ray khi đoàn tàu đang lao tới tại ga tàu trung tâm ngay gần Quảng trường Thời đại khiến cô thiệt mạng.
Người dân thành phố New York nói chung và cộng đồng người gốc Á nói riêng hiện đang phải sống trong cảm giác lo âu, thiếu an toàn, bởi các vụ tấn công bạo lực nhằm vào người gốc Á xảy ra thường xuyên và mỗi người đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, anh Kuhyun Kwon, người Hàn Quốc, sinh viên Đại học Albany, New York, cho rằng đây là những vụ tấn công có chủ đích nhằm vào người gốc Á. Theo anh, rõ ràng có một bộ phận người Mỹ kỳ thị người gốc Á và điều này cần phải được thay đổi.
Số liệu cảnh sát New York công bố cho thấy số vụ tấn công nhằm vào người gốc Á tăng mạnh từ 30 vụ trong năm 2020 lên tới 133 vụ trong năm 2021, tương đương tăng 343%. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân thứ nhất dẫn tới tình trạng người gốc Á bị tấn công nhiều kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra bởi một bộ phận người Mỹ có tâm lý đổ lỗi cho người châu Á là nguồn cơn gây bùng phát đại dịch. Nguyên nhân thứ hai là đại dịch xảy ra khiến nhiều người mất việc, mất chỗ ở, rơi vào khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng nhưng đã không được các cơ sở y tế tâm thần giúp đỡ kịp thời bởi chính những nơi này cũng phải ngừng hoạt động vì đại dịch.
Thị trưởng thành phố New York Eric Adams và Thống đốc bang New York Kathy Hochul đã công bố các kế hoạch triển khai thêm lực lượng cảnh sát để đảm bảo an ninh cho người dân, đặc biệt là cộng đồng người gốc Á, ở các khu vực dễ xảy ra các vụ tấn công như bến xe bến tàu điện ngầm. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết nhanh chóng và chỉ khi đời sống của cộng đồng dân nghèo, đặc biệt là cộng đồng người da màu, được cải thiện về mọi mặt, thì những vụ việc đau lòng như vừa xảy ra mới có thể giảm bớt.
Trung Quốc 'sạch bóng' đại diện Top 10 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới
Tập đoàn Tencent và Alibaba đã rớt khỏi danh sách 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, khiến Trung Quốc không còn đại diện nào trong top 10.
Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, gõ búa khai màn phiên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York hôm 19/9/2014. Ảnh: Getty Images
Theo dữ liệu của QUICK-FactSet, năm 2020, Tencent từng đứng ở vị trí thứ 7, tiếp sau đó là Alibaba ở vị trí thứ 9. Hồi tháng 2/2021, Tencent từng vươn lên hạng 6 trước khi vốn hóa thị trường sụt giảm 40%. Tính đến ngày 18/12, ông lớn công nghệ Trung Quốc này đứng thứ 11.
Bản danh sách cập nhật ghi nhận sự thống trị của các đại gia công nghệ Mỹ. Apple, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) lần lượt chiếm ba vị trí đầu tiên. Xếp thứ tư là Saudi Aramco - gã khổng lồ trong ngành dầu mỏ toàn cầu. Kế đến là tập đoàn Amazon.com, Tesla và Meta - hãng vận hành Facebook.
Đứng thứ 8 và thứ 9 cũng vẫn là hai đại diện của Mỹ, đó là hãng chế tạo chip Nvidia và tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway của trùm tỉ phú Warren Buffet. Đại diện còn lại không phải của Mỹ là hãng chip TSMC của Đài Loan/Trung Quốc, đứng thứ 10 về giá trị vốn hóa thị trường.
Khi thị trường chứng khoán lên đỉnh vào năm 2007 nhờ bùng phát kỳ vọng vào triển vọng kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới từng có 4 đại diện trong top 10 này, với tập đoàn dầu khí PetroChina xếp ở vị trí đầu bàng. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc, với vốn hóa phình to nhờ mô hình kinh doanh mới cùng với đó là thị trường rộng lớn.
Tuy nhiên, việc chính quyền Bắc Kinh gần đây mạnh tay siết hoạt động của các công ty công nghệ cùng với căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, đã khiến doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa thị trường của nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc suy yếu, sụt giảm.
Dịch COVID-19 khiến New York bị hơn 2 triệu con chuột 'gặm nhấm' Nạn chuột hoành hành ngày càng trở nên tồi tệ ở thành phố New York (Mỹ), khi số chuột đã tăng 40% trong 11 tháng của năm 2021. Ước tính có hơn 2 triệu con chuột đang "gặm nhấm" đô thị này. Những con chuột chết nằm la liệt bên đường - Ảnh: GUARDIAN Trong đại dịch COVID-19, các dịch vụ thu gom...