Tôi muốn thực sự bất lực trước thói quen kì quặc của vợ
Chuyện bé tí thế mà vợ chồng tôi cũng cãi nhau được. Tôi làm lành, cô ấy càng được nước lấn tới. Tôi không nói gì thì cô ấy lại càng dỗi vì chồng lạnh nhạt.
Tôi đang có chút khúc mắc như thế này muốn tâm sự, chủ yếu là nhờ chị em đọc rồi tư vấn và cho đôi lời khuyên để về đưa vợ xem.
Tôi là nhân viên tư vấn tài chính, nghề nghiệp chính của tôi là đánh giá và phân tích thị trường để đưa ra lời khuyên cho khách hàng, về mặt tiền bạc thì tôi có thể giải quyết được, còn về mặt tình cảm và xử lý tình huống kiểu này, tôi xin “bái lạy”.
Chuyện là tôi lấy vợ từ tháng 3/2014, hai vợ chồng ở với nhau cũng không còn gì phải che giấu hay xấu hổ nữa. Vì thế, việc vợ tôi thản nhiên thay quần áo trước mặt tôi hay đi tắm gọi tôi vào cọ lưng cho là chuyện thường. Chúng tôi sống rất tình cảm, lúc nào, đi đâu cũng kè kè bên nhau. Hai đứa còn trẻ, lại chưa con cái nên cuộc sống hôn nhân cũng thoải mái.
Ngoại trừ một chuyện, vợ tôi là “chuyên gia trang điểm hóa trang và thay đổi trang phục”. Đi đâu vợ tôi cũng phải trang điểm kỹ càng, ăn mặc chải chuốt bóng bẩy và hoàn mỹ nhất. Thú thật là lúc yêu, tôi cũng có thích cái cảm giác mỗi lần nhìn người yêu trong bộ váy xúng xính xuất hiện, nhưng từ khi cưới, tôi chỉ muốn vợ đơn giản, thuận tiện và nhanh nhất có thể.
Vậy nhưng cô ấy luôn chiếm khoảng hơn một tiếng cho việc tô vẽ mặt mũi và 30 phút cho việc thay một bộ váy. Thời gian này đủ để cánh đàn ông chúng tôi có thể làm vô số thứ khác.
Vậy nhưng cô ấy luôn chiếm khoảng hơn một tiếng cho việc tô vẽ mặt mũi và 30 phút cho việc thay một bộ váy. (Ảnh minh họa)
Tôi không thể hiểu được sao một người phụ nữ lại cần nhiều quần áo đến vậy? Tuần nào cô ấy cũng đi dạo phố hoặc lăn xả vào các shop online để đặt hàng. Tủ quần áo trong nhà càng ngày càng chật. Hiện tại quần áo của tôi đã bị gập gọn rồi nhét vào một cái túi to trong khi các giá mắc áo thì chật kín váy của cô ấy. Bàn trang điểm trong phòng ngủ thì la liệt mỹ phẩm, nước hoa.
Tôi không phản đối việc cô ấy mua sắm, vì tiền cô ấy kiếm được, cô ấy tiêu. Nhưng tôi không thể ngồi đợi cô ấy hàng tiếng đồng hồ để cô ấy trang điểm được. Rảnh rỗi thì chẳng sao, đằng này đang lúc bận rộn vội vã, cô ấy vẫn phải chỉn chu cho thật rực rỡ.
Video đang HOT
Hôm vừa rồi là đám cưới cậu bạn thân của tôi. 10 giờ sáng xin nghỉ làm, tôi phóng xe sang công ty vợ, hai vợ chồng vội vội vàng vàng về nhà thay đồ sửa soạn để đi cho kịp giờ hẹn với mấy cậu bạn khác. Thực ra buổi sáng tôi đã bảo vợ mang theo chiếc váy, rồi thay ở công ty và đi luôn cho khỏi vội. Nhưng vợ tôi là người cầu toàn, cô ấy không thích như vậy. Mà bảo cô ấy mặc quần áo công sở đi đám cưới thì thà cô ấy ở nhà còn hơn.
Về nhà, chỉ 20 phút là tôi đã hoàn tất việc tắm, thay quần áo, đeo đồng hồ, chải tóc, đi tất, đi giày, cầm điện thoại và ví, sẵn sàng lên đường. Nhưng lúc đó, vợ tôi vẫn đang ngân nga trong phòng tắm. Tôi đập cửa bảo vợ nhanh lên, cô ấy khoác khăn tắm đi ra và bắt đầu ngồi ở bàn trang điểm.
Biết vợ mình có tính lề mề nên tôi ngồi ngoài phòng khách chơi game giết thời gian, thỉnh thoảng gọi với vào giục vợ nhanh tay nhanh chân.
Một tiếng đồng hồ sau vẫn chưa thấy vợ đi ra, tôi gọi hỏi: “Xong chưa vợ ơi? Nhanh lên em, đến muộn thì tan tiệc”. Vợ tôi bên trong nói vọng ra: “Em chưa xong đâu. Anh vào đây em nhờ tí”.
Đi vào, thấy vợ tôi vẫn đứng trước gương, ướm trước ướm sau 2 chiếc váy. Cô ấy quay lại, mặt mày tươi rói hỏi: “Anh bảo em nên mặc bộ nào thì hợp hơn. Cái váy trắng này cho trẻ trung hay váy đỏ cho quyến rũ?”.
Một tiếng đồng hồ sau vợ tôi vẫn thắc mắc nên mặc chiếc váy nào cho phù hợp. (Ảnh minh họa)
Tôi “bái lạy”. Váy nào chẳng để che thân, việc gì phải quan trọng trẻ trung hay quyến rũ. Tôi chỉ đại vào chiếc màu trắng, bảo vợ mau mặc vào để đi. Vợ tôi mặc vào, đến khi kéo khóa thì hơi khó kéo, tôi cũng vội vã nên kéo mạnh tay cho nhanh. Bỗng đâu “xoạch” một cái, chiếc khóa nhỏ xíu liền gãy đôi. Vợ tôi trố mắt nhìn tôi rồi trách móc tôi tay chân vụng về.
Tôi bảo cô ấy mau thay chiếc màu đỏ rồi đi gấp, về tính sau. Vợ tôi mặt mày ủ dột, mặc chiếc màu đỏ vào sau đó cô ấy ngắm nghía trước gương và bảo: “Ôi, em béo lên rồi, mặc cái váy đỏ này lộ rõ bụng mỡ quá!”. Vậy là cô ấy tiếp tục cởi ra, mặc thử những cái khác.
Trưa hôm đó, đến khi vợ tôi chỉnh tề trong chiếc váy màu xanh da trời, bước được vào đến hội trường hôn lễ thì mọi người đã ăn uống xong, chỉ còn mấy cô cậu bạn thân đang đứng chụp ảnh cùng cô dâu chú rể. Tôi xấu hổ kéo vợ vào trong tiếng trách móc của đám bạn rằng tưởng nay vợ chồng tôi không đến. Tôi đành nói dối nay công ty họp đột xuất nên đến muộn.
Sau hôm đó, đáng lẽ người bực bội là tôi thế mà vợ tôi cứ mặt sưng mày sỉa với tôi. Tôi góp ý bảo vợ lần sau nên chuẩn bị trước và cũng nhanh nhảu lên chút. Vậy mà vợ tôi cáu: “Lần sau đi đâu thì anh đi một mình ấy nhé, đừng có lôi kéo em theo”.
Chuyện bé tí thế mà vợ chồng tôi cũng cãi nhau được. Tôi làm lành, cô ấy càng được nước lấn tới. Tôi không nói gì thì cô ấy lại càng dỗi vì chồng lạnh nhạt. Thế nhưng, tôi đi đâu mà không cho vợ đi cùng là y như rằng, về nhà sẽ nhìn thấy cái mặt bánh đa nhúng nước của vợ và ít nhất một ngày không có cơm để ăn.
Chị em bày cách cho tôi giải quyết chuyện vợ tôi rề rà cả tiếng đồng hồ với chuyện trang điểm với quần áo này với! Tôi xin cảm ơn lắm lắm!
Theo Afamily
Những cuộc hôn nhân rỗng ruột
Coi người chồng ngoại tình như cái bóng trong nhà, song chị Hoài không ly hôn mà chỉ muốn giữ lại cái "vỏ" gia đình cho đỡ xấu mặt.
ảnh minh họa
Người phụ nữ 32 tuổi, là giảng viên một trường đại học tại Hà Nội này chia sẻ, khi biết tin chồng trăng hoa, chị rất sốc và muốn tung hê tất cả. Nhưng sau đó, chị lại cố gắng nhẫn nhịn để mong giữ gia đình bình yên và thực tế, chồng chị cũng không muốn bỏ vợ theo bồ. Dù vậy, anh ta vẫn không kết thúc mối quan hệ ngoài luồng và thậm chí còn có con riêng. Chị Hoài luôn cảm thấy buồn và cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Sau những ngày tháng hờn ghen, tức giận, chị trở nên lạnh nhạt, không tranh cãi, cũng chẳng nghĩ tới chuyện ly hôn.
"Người ngoài đều tưởng gia đình tôi hạnh phúc. Chồng nghĩ tôi đương nhiên phải giữ thể diện cho anh ta vì tôi cần cái vỏ bọc gia đình bình yên cho các con và chính mình. Hằng ngày, tôi vẫn đi làm và chu tất mọi việc trong nhà như trước đây. Nhưng đêm về, dù người đàn ông ấy có nằm bên hay không, tôi đều cảm thấy trống rỗng và chán ghét", chị Hoài kể.
Trong một lá thư chia sẻ với chuyên gia tư vấn, chị Hoài thổ lộ niềm băn khoăn "liệu có nên mãi sống như vậy". Bản thân chị không hề muốn kết thúc hôn nhân dù chẳng còn hy vọng hàn gắn lại gia đình. Chị vẫn loay hoay không biết phải làm sao vượt qua tâm trạng giằng xé, đau khổ của mình.
Cũng không còn tình cảm và tiếng nói chung, anh Toàn, chị Ngân (Hà Nội) lại chọn cách thẳng thắn trao đổi với nhau rằng cả hai sẽ duy trì hình ảnh gia đình hạnh phúc trong khi tôn trọng quyền tự do của người kia. Hai người thống nhất, họ có thể tự tìm niềm vui riêng, chỉ cần làm mọi việc một cách kín đáo, luôn cư xử tôn trọng với nhau và cùng chăm lo cho con cái.
"Thật ra cũng khó giấu cái kim trong bọc. Chuyện tôi có người phụ nữ khác và vợ vui vẻ bên ngoài cũng có nhiều bạn bè biết. Nhưng chúng tôi cứ coi như không. Khi tham gia các sự kiện của công ty chồng hay vợ, chúng tôi vẫn dẫn nhau đi cùng các con. Ở nhà, cả hai vẫn chu toàn mọi trách nhiệm với con. Có thể ai đó cảm thấy như vậy là sống hai mặt, là giả dối nhưng ít nhất đó là lựa chọn của cả hai chúng tôi trong thời gian này, khi con cái còn nhỏ và bố mẹ hai bên vẫn sống bằng niềm tự hào về những đứa con thành đạt và hạnh phúc", anh Toàn chia sẻ.
Kết quả một khảo sát với hơn 1.500 người của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện trong tháng 5 và tháng 6/2015, cho thấy, đa số những người tham gia vẫn giữ quan điểm truyền thống cho rằng gia đình là phải có bố mẹ và con. Và vì điều này, nhiều người cố duy trì "vỏ" gia đình trong khi những giá trị "ruột" của nó như tình yêu thương và sự tôn trọng hầu như đã biến mất.
Cũng theo khảo sát này, cứ 10 phụ nữ thì có hai người cảm thấy ngoại tình là vấn đề trong gia đình mình. Số chị em có cảm nhận "không bình yên" và "không thỏa mãn" trong gia đình cũng nhiều hơn nam giới.
Nói về điều này, tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương, Viện Nghiên cứu Văn hóa, cho rằng, khi nói tới giá trị gia đình, hiện nay, dường như chúng ta đang quan tâm đến hình thức theo khuôn mẫu hơn là cốt lõi thực sự làm nên hạnh phúc. Theo đó, các gia đình chuẩn mực thì phải có kết hôn, đầy đủ cha mẹ (khác giới tính), có con cái. Những gia đình "phi truyền thống" như đơn thân, ly hôn, không con cái... được cho là lựa chọn bất hạnh và lệch lạc.
"Khi gia đình truyền thống trở thành cái vỏ an toàn, dù cho cốt lõi của nó không còn thì người ta vẫn cố duy trì hình thức của gia đình. Hậu quả của nó chính là bạo lực gia đình và ngoại tình. Đến khi đó, liệu gia đình có còn thực sự là tổ ấm?", bà bày tỏ.
Bà Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cho biết, trong quá trình tư vấn, bà gặp không ít trường hợp các cặp chỉ là vợ chồng về hình thức, còn thực tế, mạnh ai người nấy sống, mối quan tâm chung duy nhất là con cái. "Có những trường hợp, vợ chồng cố sống với nhau dưới một mái nhà cho tới khi con cái trưởng thành rồi đường ai nấy đi. Lý do có nhiều, vì họ muốn con cái có 'gia đình', sợ dị nghị, sợ thành kiến về việc ly hôn... Nhưng, khi đó, thực sự khó cho người phụ nữ bắt đầu lại khi họ đã ở bên kia triền dốc của đường đời", bà kể.
Bà Hà chia sẻ, việc duy trì "vỏ bọc" cho hôn nhân kiểu này kéo dài được hay không và thực sự có lợi cho con cái trẻ không lại tùy thuộc vào nhân cách, cách ứng xử của vợ chồng. Có những đôi dù không còn tình yêu nhưng cả hai đồng thuận không ly hôn, tự nguyện chấp nhận cuộc sống riêng của bạn đời, cư xử tôn trọng nhau... thì vẫn tạo ra khía cạnh tích cực cho con cái được phát triển dưới mái nhà có đầy đủ bố mẹ với sự quan tâm, yêu thương từ hai phía. Tuy nhiên, số cặp làm được như vậy không nhiều.
Theo bà, thường gặp hơn, là một trong hai vợ chồng đồng ý duy trì "vỏ" hạnh phúc nhưng trong lòng bất bình, tức tối mà cố nén lại. Tình trạng này giống như quả bom nổ chậm, chắc chắn có lúc sẽ bùng lên và khi đó sức phá hoại còn lớn hơn nhiều lần. Thậm chí, khi một người cảm thấy mình phải cố chịu đựng sống chung vì sợ định kiến nhưng trong lòng luôn khổ sở, thù ghét, rồi lôi kéo con cái vào cuộc chiến chống lại bạn đời... thì gia đình đó thậm chí còn tệ cho trẻ hơn so với việc bố mẹ ly hôn.
"Quyết định duy trì hình thức gia đình kiểu nào là lựa chọn của người trong cuộc bởi mỗi nhà mỗi cảnh và cuộc sống vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, dù chọn thế nào, điều quan trọng là cần tìm được sự bình yên, thăng bằng trong lòng mình và nhớ là chỉ khi bố, mẹ có sự tôn trọng nhau và bản thân mỗi người thấy hạnh phúc thì mới là môi trường thuận lợi cho con cái phát triển", nhà tâm lý chia sẻ.
Theo VNE
Vợ lạnh nhạt với tôi, nhưng lại nhắn tin đầy "mùi mẫn" với trai lạ Cô ấy luôn như khúc gỗ khi quan hệ với chồng, nhưng tôi lại phát hiện những tin nhắn tục tĩu trong điện thoại của vợ với gã đàn ông lạ. ảnh minh họa Tôi năm nay 42 tuổi, lấy vợ được 9 năm, cuộc sống gia đình cũng khá êm đềm. Vợ tôi kém tôi 6 tuổi, cô ấy đang làm nhân...