“Tôi muốn Quốc hội tỏ rõ quan điểm về Biển Đông”
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) – người đã đề nghị bổ sung nội dung nghe báo cáo về Biển Đông vào chương trình kỳ họp này – giải thích, ông muốn Quốc hội cần tỏ một cách rõ ràng quan điểm của mình về vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 25/5 (ảnh: Việt Hưng).
Việc yêu cầu Quốc hội bố trí chương trình nghị sự để xem xét về tình hình Biển Đông của ông tại phiên họp trù bị trước khi khai mạc kỳ họp thứ 9 đã nhận được kết quả khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tán thành và Quốc hội đã thống nhất xếp lịch 1 giờ đồng hồ cuối chiều ngày 5/6/2015 để nghe Chính phủ báo cáo về vấn đề này. Tuy nhiên, đây lại là một phiên họp kín. Quan điểm của ông về cách thức tổ chức phiên họp này?
Thực ra nếu để cho dân biết là tốt nhất. Khi Quốc hội họp trù bị, tôi phát biểu là không chỉ cử tri cả nước, mà cả người Việt Nam ở nước ngoài cũng rất quan tâm lo lắng trước việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông. Mà chẳng những Việt Nam quan tâm, các quốc gia liên quan cũng đặc biệt chú ý về những diễn biến trên Biển Đông, nên nếu bằng cách nào đó mà cử tri có nhiều thông tin một cách sát thực, rõ ràng là điều hết sức tốt.
Quốc hội họp riêng, tôi nghĩ là có những vấn đề trong quan hệ quốc tế cần có sự cân nhắc. Nếu họp công khai, thậm chí có người nói là truyền hình cho cả nước theo dõi thì cũng là cái tốt, nhưng mà có thể có những nội dung không thuận.
Quan trọng là ngay trong quá trình họp, Quốc hội có đầy đủ thông tin, thấy được quan điểm chính thức của Đảng, Nhà nước ta và của từng đại biểu, cũng như ý chí chung của Quốc hội, để sớm chuyển tải đến ý kiến cử tri, để cử tri thấy rằng đây là việc hết sức hệ trọng.
Có nhiều lý do xác đáng để giải thích cho việc, không phải đến giờ mà từ nhiều kỳ họp, vấn đề Biển Đông đã rất nóng trên nghị trường mà Quốc hội luôn chọn hình thức họp riêng?
Video đang HOT
Khi đề nghị bổ sung nội dung biển Đông vào chương trình, tôi có nói rõ một ý là Quốc hội cần tỏ một cách rõ ràng quan điểm của mình về vấn đề này chứ không chỉ đơn thuần là thông báo một việc đã nghe, đã biết.
Nhất là từ kinh nghiệm của kỳ họp tháng 5/2014 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, lúc bấy giờ có thể nói không khí cả nước sôi sục, cử tri muốn đại biểu Quốc hội phải đại diện cho ý chí nguyện vọng của dân, phải thể hiện được ý kiến mạnh mẽ. Lần này cũng thế, cử tri cũng mong muốn và Quốc hội phải tỏ rõ chính kiến.
Tuy nhiên thì chương trình hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc thông báo, để đại biểu nghe trong một tiếng. Tôi cũng chưa biết là hôm đó có đại biểu nào bấm nút đề nghị thảo luận không.
Cũng có thể là tôi sẽ bấm nút.
Ông cũng có nói một ý, những hình ảnh thực tế về hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo rầm rộ, trên quy mô lớn của Trung Quốc trên khu vực đã chiếm đoạt của Việt Nam suốt thời gian qua khiến ông thực sự lo lắng. Có thể phán đoán thế nào về hệ quả của việc này, nếu chúng ta không kịp thời lên tiếng?
Vừa rồi tôi đã đi ra Trường Sa. Đây là lần thứ hai ra quần đảo. Chứng kiến những diễn biến trên biển, tôi lo lắng một ngày nào đó, bằng một cách nào đấy, người ta có thể đẩy chúng ta vào thế rất khó khăn, khi mà người ta đã có đầy đủ cơ sở về hậu cần, quân sự như chúng ta đang thấy…
Nhiều cử tri ngoài đảo theo dõi trên các kênh chính thức thấy Trung Quốc làm như thế là không thể chấp nhận được. Họ cũng mong muốn từng đại biểu Quốc hội nói riêng và toàn thể Quốc hội nói chung phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ.
Nên chăng sau thời lượng được bố trí để nghe báo cáo, Quốc hội có thể bố trí một phiên thảo luận trong chừng mực nào đó, không ảnh hưởng đến bí mật an ninh quốc phòng, để cử tri có thể theo dõi, yên tâm, thỏa mãn với chính kiến của những người đại diện cho mình về việc đại sự của cả dân tộc?
Tôi nghĩ rằng bằng cách nào đó cũng phải chuyển tải đến cử tri những nội dung đó. Tôi không nắm được là chúng ta đã có những hình ảnh gì về về các đảo xây trái phép của Trung Quốc hay không, nhưng tôi nghĩ rằng nếu như chúng ta có thì nên mạnh dạn đưa ra.
Đề nghị của tôi là cũng để các đại biểu có thêm thông tin và được thông tin chính thức.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (ghi)
Theo dantri
Bổ sung nội dung nghe báo cáo tình hình Biển Đông tại Quốc hội
Chương trình kỳ họp gửi lại cho các đại biểu Quốc hội cuối giờ chiều qua, 20/5, có một nội dung được bổ sung vào nghị trình. Quốc hội được bố trí 1 giờ làm việc tại hội trường nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Đây là phiên họp kín.
Những hình ảnh thể hiện việc Trung Quốc rầm rộ xây dựng trên đảo Gạc Ma khiến dư luận hết sức bức xúc, lo lắng.
Cụ thể, nội dung này được đưa sắp xếp thêm từ 16h chiều ngày 5/6/2015. Chương trình được bổ sung mới so với lịch trình được biểu quyết, thông qua tại phiên họp trù bị sáng qua.
Tại phiên họp trù bị này, góp ý về chương trình kỳ họp, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đã đề xuất cần bố trí riêng thời lượng cho việc bàn về tình hình, diễn biến trên Biển Đông thay vì chỉ lồng ghép trong nội dung thảo luận về tình hình kinh tế xã hội.
"Cử tri rất bức xúc về việc Trung Quốc rầm rộ xây đảo trên biển Đông. Vì vậy tại kỳ họp này, Quốc hội rất cần nghe Chính phủ báo cáo về tỉnh hình biển Đông và thể hiện thái độ về việc này. Đây là vấn đề cử tri rất quan tâm rất bức xúc và đại biểu Quốc hội cần phải quan tâm" - ông Sơn phân tích.
Nhận xét của ông Sơn được cho là xác đáng vì báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội kỳ họp này do UB Trung ương MTTQ Việt Nam tổng hợp cũng nêu rõ tâm tư chung của người dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Qua MTTQ, cử tri và nhân dân gửi yêu cầu đến Đảng, Nhà nước "thúc" các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các chủ trương, giải pháp hiệu quả để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đó đã yêu cầu sắp xếp nội dung này vào thời gian thích hợp. Quyết định sau cùng, nội dung này Quốc hội họp riêng trong khoảng một tiếng để nghe báo cáo về vấn đề này.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghị sĩ nam là tác nhân hiện thực hóa pháp luật về bình đẳng giới Ngày 28/3, trong khuôn khổ các hoạt động IPU 132, Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia bao gồm 2 phiên họp vào buổi sáng và buổi chiều. Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Hội nghị có sự tham gia...