Tôi muốn chết vì ám ảnh sau sinh
Tôi 29 tuổi, mới sinh con được 3 tháng, nuôi con bằng sữa ngoài vì mẹ không có sữa. Con mới ở viện về, chưa khỏi hẳn bệnh. Chúng tôi sống cùng bố mẹ chồng.
Tôi cảm thấy tâm lý đang biến đổi theo hướng tiêu cực, có thể là trầm cảm sau sinh. Tôi không thiết tha ăn uống, hay cáu gắt mỗi khi bị hỏi chuyện sữa mẹ, bực tức khi con và mình bị so sánh. Mẹ chồng hay so sánh con tôi với 2 đứa cháu lớn, rồi so sánh tôi với chị dâu. Tôi mệt mỏi khi con càng ngày càng khó nết, một phần do con mới ở viện về nên khá quấy.
Tôi thấy bất lực khi áp dụng phương pháp nuôi dạy con nửa vời, sống chung với bố mẹ chồng nên không thể tự do dạy con theo phương pháp mới. Hàng ngày tôi phải đối mặt với bố chồng hay để ý và mẹ chồng hay xen vào chuyện vợ chồng tôi; thậm chí tôi còn ác cảm vì trước đây ông bà toàn hỏi tiền chồng tôi mà không hề bảo qua tôi một tiếng. Tôi không hòa hợp được với chồng, tâm sự nhưng không nhận được sự an ủi thích đáng. Tất cả những gì chồng làm là im lặng, trong khi tôi thèm khát được nói chuyện, trao đổi thẳng thắn, thà cãi nhau còn hơn cứ dồn nén nín nhịn. Tôi không dám để con khóc vài phút vì sẽ bị nói, cũng không dám cáu gắt hay thái độ gì trong ngôi nhà đang sống. Tôi muốn ở riêng, có điều với tiềm lực của hai vợ chồng thì hiện tại là bất khả thi.
Tôi cảm thấy thực sự bị bệnh, không thể nào thoát khỏi sự tù túng này. Tôi thỉnh thoảng hay nghĩ về cái chết, liệu chết đi có phải mọi thứ được giải quyết không? Tôi thậm chí còn hay đập đầu vào tường vì cảm thấy bí bách trong người, kiểu như não không chịu đựng nổi, tim không thở được. Rồi tôi lại nghĩ đến đứa con mới 3 tháng tuổi, mình chết rồi ai sẽ chăm lo cho nó, còn bố mẹ tôi nữa. Mỗi lần chồng nghe tôi tâm sự đều bảo cứ từ từ, rồi đâu sẽ vào đó. Tôi không cần lời nói như thế. Rất mong mọi người có thể cho tôi lời khuyên, lời động viên hoặc lời cảnh tỉnh để thoát khỏi tình trạng này.
Theo vnexpress.net
Cứ đi họp là cả nhóm im thin thít, đây sẽ là cách khắc phục giúp chúng ta ghi điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp
Khi cả nhóm bạn cứ cúi đầu xuống và câm như hến trong buổi họp thì làm ngay theo những mẹo dưới đây nhé!
Nếu bạn đã nhiều lần có cơ hội được dẫn dắt một cuộc họp, hẳn bạn đã từng gặp phải tình huống dưới đây: Bạn đang tổng kết lại toàn bộ thông tin và hỏi các thành viên có thắc mắc và muốn đóng góp gì nữa không. Cả nhóm hầu như im lặng và bạn nghĩ rằng bạn đang làm rất tốt. Mọi người đều hiểu những điều bạn đang nói và không còn gì phải góp ý thêm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự thật có phải như bạn nghĩ không?
Đức - trưởng phòng nhân sự của công ty X, nhận thấy rằng nhân viên của mình rất ít khi phát biểu trong các cuộc họp. Thời gian đầu, anh nghĩ anh đang dẫn dắt cả nhóm rất tốt và không ai có bất mãn với cách làm việc của anh. Nhưng sau đó, điều khiến anh bàng hoàng là hiệu suất công việc cực tệ. Anh tự hỏi nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Đức để ý tới thái độ của nhân viên trong các cuộc họp và nhận ra rằng, sự im lặng của họ không phải là tán thành, thông hiểu mà là sợ sệt. Họ sợ đưa ra ý kiến.
Dưới đây là 4 lý do tại sao trong mỗi cuộc họp các thành viên luôn câm-như-hến và các cách để khắc phục điều này.
1. Trưởng nhóm là người quyết định tất cả
Đây là lý do của hầu hết các nhân viên khiến họ không bao giờ cất tiếng trong mỗi cuộc họp. Họ nghĩ rằng việc của họ chỉ là ngồi trong phòng và nghe theo sự chỉ đạo của sếp. Thậm chí, họ lo lắng lỡ sếp không ưng ý tưởng của họ thì sao? Chính vì vậy, người nhân viên sẽ chọn giải pháp an toàn là im lặng và làm theo tất cả những điều cấp trên chỉ định.
Với tư cách là một người lãnh đạo tâm lý và thấu hiểu, hãy để nhân viên của mình biết rằng ý nghĩa công việc họ đang làm là kết nối và xây dựng. Hãy để họ nhận ra giá trị của mình bắt đầu từ những ý kiến trong cuộc họp.
2. Đồng nghiệp không quan tâm những gì bạn đang nói
Không may thay đây cũng là một trường hợp thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là bởi sự mất kết nối giữa các thành viên trong nhóm. Họ nhận thấy rằng mình không có tiếng nói trong nhóm và bản thân không được coi trọng. Điều duy nhất họ làm trong cuộc họp là tán thành tất cả các ý kiến để có thể nhanh chóng kết thúc và chuyển sang làm một việc quan trọng hơn.
Điều này không hoàn toàn là do lỗi từ đồng nghiệp. Họ chỉ đơn giản thấy rằng việc lên tiếng không liên quan đến công việc của chung, và vì vậy, họ không quan tâm. Giờ đây là lúc bạn cho họ thấy công việc này quan trọng ra sao và người nhân viên chính là những mảnh ghép cần thiết để hoàn thành công việc ấy.
3. Chúng ta không hiểu
Điều tồi tệ nhất là khi bạn đang làm một việc mà chính bạn cũng không thể hiểu.
Bạn nghĩ rằng khi có ai đó trong nhóm không rõ điều gì thì họ sẽ lên tiếng hỏi. Nhưng sự thật là KHÔNG! Không ai muốn lên tiếng khi họ không hiểu cả, họ nghĩ rằng khi ấy mình sẽ thật ngu ngốc và làm trò cười của mọi người. Đặc biệt là trong môi trường công sở, chắc hẳn cấp trên khi thấy nhân viên của mình cứ hỏi đi hỏi lại những điều mình nói, hẳn các sếp sẽ nghĩ người nhân viên này không có năng lực làm việc. Đây chính là điều cản trở các thành viên trong nhóm lên tiếng.
Công việc của bạn là tạo một môi trường làm việc thân thiện - nơi mọi người có thể thoải mái trao đổi, trò chuyện và đóng góp. Một việc làm tưởng chừng như ngớ ngẩn nhưng lại vô cùng hiệu quả, hãy cố tình làm sai. Khi nhân viên thấy thậm chí sếp mình cũng có lúc mắc sai lầm, thì việc họ mắc lỗi cũng là lẽ đương nhiên. Khoảng cách giữa cấp trên - cấp dưới được thu hẹp lại và càng dễ dàng để làm việc hơn.
4. "Liệu có phải chỉ mình nghĩ thế không?"
Lý do cuối cùng, người nhân viên sợ mình khác biệt và phải tách mình ra khỏi đám đông. Một suy nghĩ luôn thường trực trong đầu rằng "Liệu có phải chỉ mình nghĩ thế không?". Ngay cả khi thấy có gì đó không ổn và người trưởng nhóm cần phải biết, thành viên trong nhóm vẫn sẽ không lên tiếng vì suy nghĩ sợ nổi bật và khác người. Họ tự nhủ với chính mình rằng chắc chắn có ai khác sẽ lên tiếng thay mình. Cuối cùng, chẳng có ai dám đứng lên cả.
Trên đây là 4 nguyên do tại sao các thành viên không bao giờ phát biểu trong mỗi cuộc họp. Chìa khóa cho vấn đề này chính là vai trò của người lãnh đạo. Hãy quan tâm tới mọi người hơn, đừng để cuộc họp trở thành buổi độc thoại nội tâm.
Thay vì bắt đầu buổi làm việc bằng câu nói "Tôi nghĩ chúng ta phải làm như này, như kia..." thì hãy hỏi nhân viên của mình "Với vấn đề này có ai có phương hướng khắc phục chưa?", "Tôi coi trọng ý kiến đóng góp của bạn.", "Đừng sợ khác biệt mà hãy tự hào vì bạn là người dám lên tiếng."...
Vì một doanh nghiệp phát triển, đừng bao giờ tiếc lời khen cho đồng nghiệp của mình nhé!
Quiry
Theo toquoc.vn
Niết bàn ở đâu? Hạnh phúc là gì? Có ai lí giải được trọn vẹn và đầy đủ nghĩa của "hạnh phúc". Hạnh phúc là điều tuyệt đối gì mà tất cả chúng ta vẫn thường lựa chọn nó như một thần chú để trao tặng nhau, chúc phúc nhau trong ngày bình thường và cả những nghi lễ thiêng liêng. Hạnh phúc là gì mà tất...