‘Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh’
Người đàn ông ở Hà Nội tự nhận mình khỏe mạnh, không thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Kết quả ung thư giai đoạn cuối khiến ông bất ngờ.
Tại hội thảo Chăm sóc sức khỏe toàn diện – Thời 4.0 diễn ra ngày 23/4 ở Hà Nội, ông N.V.V. (84 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ cách đây 2 tháng, ông đã có kết quả sinh thiết của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khẳng định mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV. Dù đã uống thuốc điều trị được 2 tháng, ông vẫn không tin được điều này.
Nam bệnh nhân tự nhận bản thân là người có sức khỏe tốt. Năm năm gần đây, cân nặng của ông luôn ổn định ở mức 66 kg. Bắt đầu từ năm ngoái, ông thấy cơ thể giảm cân nhiều, còn 58 kg, nhưng chủ quan không kiểm tra. Sau đó, con trai khuyên nên ông đến một bệnh viện tư gần nhà để khám. Bác sĩ không phát hiện bất thường.
Ông tiếp tục đi khám khi bị đau ở hông. Sau 10 ngày nằm viện, người đàn ông này thấy hết đau nên được xuất viện. Tuy nhiên, sau đó một tuần, ông V. thấy cơ thể mệt mỏi, không ăn được, nổi 2 hạch ở cổ. Nam bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội mới biết mình mắc ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Ảnh: Getty Images.
“Trước đó, tôi không thấy cơ thể có gì bất thường, đi tiểu bình thường, không ra máu. Tôi cũng không tiểu rắt, tiểu buốt. Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng. Tại sao lại như thế?”, ông V. đặt câu hỏi.
Giải đáp thắc mắc này, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Tuyết, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, nói: “Ung thư tiền liệt tuyến diễn tiến rất âm thầm kín đáo. Phần lớn trường hợp mắc chỉ phát hiện ra khi bệnh đã di căn đến nơi khác. Khi bệnh còn khu trú, thường không có dấu hiệu gì”.
Theo bác sĩ này, đa số ung thư tiền liệt tuyến được phát hiện từ hạch, di căn ở phổi, bụng. Đặc biệt, ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến xương.
Video đang HOT
“Nhiều người chỉ đau lưng, xương đùi, hông, đi khám bệnh, chụp phim, xét nghiệm thì phát hiện tổn thương ung thư. Ung thư chính là như thế, dù không có dấu hiệu, bệnh vẫn tiến triển”, tiến sĩ Tuyết nói.
Theo ghi nhận của Globocan, tại Việt Nam, năm 2018 chỉ phát hiện 3.959 ca mắc ung thư tuyến tiền liệt mới, nhưng có tới 1873 ca tử vong do bệnh lý này. Điều này có thể được giải thích là việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, do đó, các ca mắc mới đa phần ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong còn cao.
Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề này, người dân cần có ý thức hơn trong việc chủ động đến cơ sở y tế để khám tầm soát định kỳ.
Chàng trai 26 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối: "Xin hãy coi tôi như một lời cảnh báo, đừng phạm những sai lầm này nữa"
Mới đây, theo Sohu, một chàng trai 26 tuổi phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, trong quá trình nhập viện, anh đã chia sẻ về căn bệnh ung thư dạ dày của mình và kêu gọi các bạn trẻ hãy lấy mình làm cảnh báo.
Ngồi trên giường bệnh, Tiểu Lưu 26 tuổi có nước da đẹp, mái tóc gọn gàng, nhìn khá điển trai. Anh nói đùa rằng: "Sau khi hóa trị, nhìn tôi sẽ rất khó coi nếu bị hói đầu". Nhìn vẻ ngoài tươi cười, nhưng thật ra trong lòng anh đang rất phiền muộn. Tiểu Lưu nói rằng: Xin hãy coi tôi như một lời cảnh báo, đừng phạm phải những sai lầm này nếu muốn tránh ung thư dạ dày.
1. Ba bữa ăn không cố định
Ảnh minh họa
Sáu năm trước, Tiểu Lưu xuất ngũ và trở về quê hương để bắt đầu công việc. Khi đó, Tiểu Lưu mới 20 tuổi tràn đầy năng lượng và sức sống. Hai năm sống trong quân ngũ đã khiến anh rất vất vả: "Chấn thương trong quá trình huấn luyện là chuyện thường tình. Đau quá nhiều khiến tôi không sợ bất cứ điều gì". Sau khi xuất ngũ anh lao vào làm việc kiếm tiền, nhưng công việc hiện tại lại có những khó khăn khác: thường xuyên đi công tác và giao lưu với đối tác.
Những chuyến công tác dài ngày, thường xuyên thức đến 12 giờ đêm, có hôm bận việc đến 2 giờ sáng, thậm chí là đến 4 giờ mới được đi ngủ, nhịp sống sinh hoạt bị đảo lộn. Công việc bận rộn kéo theo việc ăn uống không được điều độ. Tiểu Lưu nói: "Sáng dậy phải bắt xe kịp đi làm, thường không ăn sáng, có hôm 3 giờ chiều mới được ăn bữa đầu tiên trong ngày, ăn tối thường là 8, 9 giờ. Lâu dần 1 ngày chỉ ăn 2 bữa".
2. Thích ăn đồ nướng, không đụng đến rau củ quả
Ảnh minh họa
Mặc dù đã giảm số lượng bữa ăn, nhưng khi ăn Tiểu Lưu vẫn ăn rất nhiệt tình, đặc biệt là món thịt nướng yêu thích. Mỗi bữa Tiểu Lưu có thể ăn được đến 30 xiên thịt, cả bữa không ăn chút rau nào. Tiểu Lưu nói: "Tôi là người kén ăn từ khi còn nhỏ. Tôi không đụng đến bất kỳ loại rau củ quả nào. Tôi chỉ ăn thịt". Dù mẹ tôi thường xuyên chỉ trích, nhưng vì là con một của gia đình, nên mọi người vẫn chiều theo sở thích của anh.
3. Bỏ qua tín hiệu cảnh báo, khiến cơ thể chuyển thành ung thư
Tiểu Lưu chia sẻ: "Tôi đã từng rất khỏe mạnh, từng là người đứng đầu trong cuộc chạy bền 5 km trong quân đội. Vài năm trở lại đây, tôi thậm chí còn chưa bị cảm. Tôi luôn tự tin và nghĩ rằng tôi "cách ly" với bệnh tật". Lúc này, Tiểu Lưu lòng đầy hối hận, vì không chú ý đến sự báo động của cơ thể mà trì hoãn việc điều trị.
Cách đây 3 năm, trong một lần đi công tác đột nhiên Tiểu Lưu ăn uống không ngon, ăn vài miếng thịt đã cảm thấy đầy bụng, cơ thể khó chịu, có đêm không ngủ được, thậm chí nôn ói lúc 4-5 giờ sáng. Anh cho rằng, có lẽ do nguồn nước và thức ăn không hợp mới dẫn đến tình trạng này. Nhưng điều mà anh không ngờ, đó là tình trạng mệt mỏi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, anh đã cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn của mình nhưng tiếc là điều đó chẳng có ích gì.
Ảnh minh họa
Mùa hè năm 2020, anh quyết định đến bệnh viện khám, bác sĩ đề nghị một tuần sau đến nội soi dạ dày. Tuy nhiên, đợt đó anh lại đi công tác nên cuộc hội chẩn đã bị trì hoãn. Cho đến cuối năm, một hôm khi ăn cơm với bạn, chán ăn, anh gọi một tô mì, nhưng ăn được vài miếng thì lao vào nhà tắm nôn thốc nôn tháo, người bạn nghiêm mặt: "Anh vẫn phải đến bệnh viện thăm khám."
Lần này đến bệnh viện kiểm tra xong thì phát hiện ra một vết loét rất lớn, ngay cả bác sĩ cũng ngạc nhiên là chưa bao giờ thấy một vết loét lớn như vậy, kết quả sau khi sinh thiết chính là ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Thực tế, nhìn vào cuộc sống của chàng trai 26 tuổi trong những năm gần đây, ba bữa ăn không đúng giờ, công việc và nghỉ ngơi bị đảo lộn, anh thích ăn đồ nướng, ít ăn trái cây và rau, và anh ta đã trì hoãn đi kiểm tra sức khỏe sau khi xuất hiện sự khó chịu.... Mọi thói quen xấu đã làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của Tiểu Lưu.
Cẩn thận: 4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày
1. Giảm cân không thể giải thích được: Biểu hiện chủ yếu của ung thư là giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân. Đó là do khối u liên tục lấy dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, khối u phát triển tiêu hao năng lượng nên cân nặng và sức lực của người bệnh sẽ giảm xuống, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, dễ đổ mồ hôi.
Ảnh minh họa
2. Bụng trên đau âm ỉ: Biểu hiện chính là những cơn đau âm ỉ và dữ dội ở vùng bụng trên, lúc đầu đau nhẹ sau đó nặng dần lên. Điều này người bệnh thường nhầm với bệnh viêm dạ dày, sau khi điều trị thì các triệu chứng bệnh sẽ tạm thời thuyên giảm nhưng đa số bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn. Ngoài ra còn có cảm giác nóng rát và đầy bụng, nhất là sau bữa ăn.
3. Buồn nôn, ợ hơi, trào ngược axit và nôn: Khi trọng tâm của ung thư dạ dày nằm ở môn vị, triệu chứng ban đầu rõ ràng nhất thường là buồn nôn. Một khi đường ra dạ dày bị tắc nghẽn hoàn toàn, sẽ có mùi chua hoặc mùi trứng thối, hoặc nôn mửa.
4. Phân đen và dính máu: Nếu khối u xâm lấn và phá hủy các mạch máu nhỏ trong dạ dày, triệu chứng chính là phân có máu. Nếu khối u xâm lấn và phá hủy các mạch máu lớn, sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc phân đen như hắc ín. Tất nhiên, như đã nói ở trên, nếu chỉ nhìn vào các triệu chứng thì rất khó để phán đoán ung thư dạ dày. Vì vậy, để xác định bệnh lý dạ dày là lành tính hay ác tính, khuyến cáo nhóm nguy cơ cao và những người có các vấn đề về thể chất trên nên nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Cô gái thấy mình có phúc khi... ung thư 'Những ngày nằm viện điều trị bệnh ung thư, được bố mẹ 2 bên, anh chị em, cô dì chú bác, bạn bè, đồng nghiệp quan tâm chăm sóc... khi đó mới thấy mình thật có phúc', chị Nguyễn Thị Thu Hường chia sẻ Chị Nguyễn Thị Thu Hường - NVCC "Có bệnh thì chữa, có sao đâu" Vốn là một người khỏe...