Tôi làm nội trợ toàn thời gian trong 5 năm và tiết kiệm được 2,7 tỷ chỉ nhờ sống tối giản
Trải qua những năm khó khăn về kinh tế, rất nhanh, phụ nữ sẽ nhận ra rằng, cảm giác an toàn và tự tin lớn nhất đến từ số dư trong thẻ ngân hàng của mình.
Bài viết là lời chia sẻ của Chin Yiu (sinh năm 1988):
Trước khi kết hôn, về cơ bản tôi là một người làm công việc hành chính. Mỗi ngày đều bắt đầu công việc từ lúc 8h sáng và kết thúc vào lúc 5h30 chiều. Kể từ khi kết hôn và trở thành một bà nội trợ toàn thời gian, phải quản lý tài chính của cả gia đình, tôi mới biết rằng, trong cuộc sống có quá nhiều thứ phải chi tiêu đến thế.
Tìm hiểu về các cách tiết kiệm trên Internet, tôi thấy hiện nay có nhiều người sống tối giản, nghĩa là đơn giản hóa cuộc sống và giảm bớt những ham muốn không cần thiết. Tôi thấy điều đó đặc biệt phù hợp với mình.
Vì vậy, tôi đã kiên trì thực hiện trong 5 năm và tiết kiệm được 2,7 tỷ đồng nhờ vào lối sống này. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cuộc sống tối giản của mình để mọi người có thể tham khảo.
(Ảnh minh họa)
01. Đừng quan tâm đến ánh mắt của người khác và hãy sống cuộc sống mà bạn mong muốn!
Tôi thấy ngày nay có nhiều người sống mà cứ phải để ý người khác. Cho dù đó là trang điểm, mua quần áo, làm móng tay hay thay đổi kiểu tóc, có vẻ như họ đang phục vụ cho cái nhìn của xã hội.
Bước đầu tiên để tôi bắt đầu một cuộc sống tối giản là xé bỏ những nhãn mác trên người mình.
Tôi thường không trang điểm khi ra ngoài mà chỉ thoa kem chống nắng và son môi. Cách này cũng giúp da tôi được chăm sóc thay vì tác động tiêu cực lên nó. Khi mua quần áo, tôi cũng chú ý hơn đến chất lượng và chất liệu vải, thay vì mù quáng theo đuổi phong cách của những người nổi tiếng.
Kể từ khi tôi bắt đầu sống một cuộc sống tối giản, trong tủ quần áo chỉ có khoảng 5 bộ để mặc cho 1 quý. Chúng đều có màu sắc và thiết kế đơn giản, dễ phù hợp với nhiều dịp khác nhau. Lâu rồi tôi không mua quần áo, quần áo trong tủ cơ bản là do bạn bè sử dụng hoặc do bạn bè tặng, miễn sạch sẽ, gọn gàng là được.
Sau khi thực hiện những điều này, tôi mới thấy thì ra cuộc sống cũng không bị ảnh hưởng chút nào. Chưa kể, tôi còn nhận thấy chi phí hàng tháng của mình đã giảm hơn một nửa và số dư trong thẻ ngân hàng của tôi cũng theo đó mà không ngừng tăng lên.
02. Hãy sử dụng mọi món đồ một cách tốt nhất thay vì mua mọi thứ mới
Lý do quan trọng nhất khiến tôi có thể tiết kiệm được nhiều tiền như vậy là: Những vật dụng nào trong nhà có thể tái sử dụng được thì về cơ bản tôi sẽ tái sử dụng thay vì trực tiếp vứt đi.
Video đang HOT
Nhờ điều đó, tôi thực sự ngưỡng mộ khả năng tái chế rác thải của mình!
Những lon sữa bột nhà tôi đã biến thành thùng đựng hạt ngũ cốc còn những chiếc thùng lớn đã biến thành thùng rác, khăn mặt thì dùng để lau sàn và lau gương sau khi đã không còn có thể sử dụng vào mục đích chính.
03. Thay vì trồng hoa hãy trồng rau
Nhiều gia đình trồng hoa trên ban công nhưng ban công nhà tôi thì khác, toàn là rau củ quả các loại.
Ví dụ, cây ớt, hành tây, rau diếp, rau mùi và tỏi là những loại rau tương đối dễ trồng. Khi cần, tôi chỉ hái một ít để nấu ăn. Chúng khiến cuộc sống có màu sắc thực tế hơn, trông giống như một cuộc sống hơn là trồng hoa. Ngoài ra còn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.
Gia đình tôi trồng rất nhiều rau, và tôi thực sự có thể tiết kiệm ít nhất vài chục nghìn tiền mua rau mỗi ngày! Và bạn có thể yên tâm rằng rau tự trồng vẫn rất tươi ngon, chỉ có điều bạn sẽ mất công hơn 1 chút.
(Ảnh minh họa)
04. Thiết lập khoản tiết kiệm bắt buộc
Dù không đi làm hàng tháng nhưng tôi tìm được một số công việc bán thời gian và có thu nhập cố định ngoài tiền lương hàng tháng của chồng.
Tôi thiết lập khoản tiết kiệm như sau: 1/3 số tiền được sử dụng cho chi tiêu hàng ngày và 2/3 còn lại được tiết kiệm bắt buộc. Và tôi phải hạch toán hàng ngày, đồng thời cần ghi nhớ rõ ràng từng khoản chi tiêu trong gia đình, để khi tổng kết hàng tháng có thể biết được số tiền nào nên chi, số tiền nào không nên chi.
05. Đừng vứt bỏ đồ đạc một cách mù quáng
Ngày nay, nhiều bạn trẻ chủ trương từ bỏ, cho rằng môi trường sống sẽ tốt hơn nếu vứt bỏ những thứ bừa bộn trong nhà.
Nhưng tôi không bao giờ vứt bỏ một cách mù quáng. Hầu hết những thứ tôi không sử dụng ở nhà sẽ được bán trên các sàn bán đồ cũ. Tôi sẽ suy nghĩ kỹ trước khi mua đồ và không mua những thứ phi thực tế để mang về nhà.
06. Nấu 3 bữa/ngày
Tôi nhận thấy rằng khoản chi lớn nhất của hầu hết các gia đình chính là tiền ăn.
Về cơ bản, tôi nấu 3 bữa một ngày cho gia đình. Tôi không bao giờ gọi đồ ăn cầm đi hay đi ăn nhà hàng. Ngay cả bữa trưa của chồng cũng do tôi tự tay nấu để anh ấy mang đi làm.
(Ảnh minh họa)
Việc tự nấu đồ ăn không chỉ tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng mà còn tiết kiệm rất nhiều tiền so với việc gọi đồ ăn cầm đi hay ra nhà hàng.
Hiện tại, dù không đi làm nhưng số tiền tôi tiết kiệm được từ thu nhập của chồng và công việc làm thêm của tôi đã lên tới 2,7 tỷ đồng trong 5 năm chỉ nhờ cách sống tối giản. Bây giờ nhìn lại, tôi mới thấy, tiết kiệm được tiền thực sự gây thích thú ! Nhìn số dư trong thẻ ngân hàng của mình tăng lên từng ngày một, tôi cảm thấy thật an toàn và hạnh phúc.
Nghiện sống tối giản, cô gái lương 13 triệu nhưng tháng nào cũng mua được vàng: Tất cả nhờ 3 nguyên tắc đơn giản
Cô nàng không còn tiêu hết sạch tiền lương sau khi theo đuổi lối sống tối giản.
Chi tiêu trong cuộc sống của nhiều người trẻ bị ảnh hưởng vì giá cả tăng do lạm phát, đồng lương sụt giảm vì bão sa thải và kinh tế khó khăn. Cũng vì thế, họ phải học cách sống tiết kiệm để chuẩn bị cho các dự định tương lai, cũng như phòng ngừa cho biến cố có thể ập đến. Cô gái dưới đây, với cách chi tiêu khéo léo từ mức lương còn không quá cao, là ví dụ như thế.
Đều đặn mua vàng hàng tháng từ lương 13 triệu
Hạnh Nguyên (SN 1999, Hà Nội) chia sẻ cô quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân từ khi còn là sinh viên năm cuối. Vì thời điểm này, cô đã đi làm, kiếm được đồng lương nên không còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính gia đình.
Thời gian đầu mới đi làm, cô nàng còn duy trì cách quản lý tài chính "làm ít thì tiêu ít, làm nhiều thì tiêu nhiều". Tháng nào Hạnh Nguyên cũng không cần vay nợ, nhưng cũng không để dành được đồng tiền tiết kiệm nào. Sau 2 năm ra trường, mức lương của cô nàng tăng lên, đồng thời nhu cầu cuộc sống cũng tăng cao nên thành ra quỹ tiết kiệm không được cải thiện.
Cô nàng tâm sự: "Cứ cuốn theo vòng xoáy tiêu dùng đó, mình tự hỏi bản thân, liệu việc tiêu tiền của mình có đáng hay không? Nếu mình cứ đợi lương tăng rồi mới sống tiết kiệm thì đến bao giờ mới có đồng dư dả.
Đúng lúc này, mình biết đến lối sống tối giản ở trên mạng xã hội. Đó là nguyên tắc sống giảm bớt đồ, giảm bớt chi tiêu nhưng khiến bản thân vẫn thấy hạnh phúc và đủ từ sâu bên trong. Từ lúc sống tối giản, mình bắt đầu quản lý chặt dòng tiền, không còn tiêu xài hoang phí nữa".
Ảnh minh họa
Cũng nhờ lối sống tối giản mà từ một người luôn tiêu hết sạch lương kiếm được, cô nàng đã có thể tiết kiệm được 7 triệu/tháng. Có tháng đỉnh điểm Hạnh Nguyên còn tiết kiệm được 10 triệu đồng nhờ chỉ trả tiền nhà và tiền đồ ăn. Với số tiền tiết kiệm đang có, cô chỉ giữ một phần nhỏ trong tài khoản ngân hàng, còn lại dành để mua vàng.
Cô nàng chia sẻ về chi tiêu trong một tháng của mình: "Sống ở thành phố lớn với mức giá đắt nên mình cố gắng mua sắm bình dân, tối giản hoá đồ đạc hết mực có thể. Mình thuê phòng 1,5 triệu/người/tháng cùng bạn thân, đây là khoản chi tiêu cố định và không thay đổi. Chi tiêu một tháng trung bình còn lại gồm: 3 triệu tiền ăn; 1,5 triệu mua quần áo và mỹ phẩm; 1 triệu gồm mua đồ sinh hoạt; 500 ngàn cho xăng xe,... Còn dư khoảng một nửa lương, thì mình giữ một phần trong tài khoản ngân hàng, 1 phần mang đi mua chỉ vàng vào đầu tháng".
3 nguyên tắc để quản lý tiền bạc
Hạnh Nguyên cho rằng, để tiết kiệm được tiền thì bạn cần phải kỷ luật chi tiêu, tuyệt đối không cho phép bản thân tiêu xài hoang phí. Cô nàng nói thêm: "Khi duy trì lối sống tối giản, mình học được cách thỏa mãn dù bản thân có ít đồ đạc, chỉ mua những món đồ cần thiết và làm cuộc sống của mình gọn nhẹ hơn".
Bên cạnh đó, cô nàng còn đang áp dụng 3 nguyên tắc trong chi tiêu, nhằm hoàn thành đúng mục tiêu tiết kiệm ít nhất 50% lương mỗi tháng.
1. Đặt hạn mức chi tiêu cho từng khoản lớn trong tháng
Khi vừa qua tháng mới, Hạnh Nguyên sẽ tự động chuyển 7 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng khác dùng làm tài khoản tiết kiệm. Còn lại 7 triệu đồng, cô nàng sẽ chia chúng thành các mục là: tiền nhà, mỹ phẩm và quần áo, đi chơi, xăng xe và ăn uống. Việc phân chia rõ ràng khoản tiền cho từng hạng mục sẽ giúp cô không tiêu xài linh tinh, vượt ngoài kế hoạch đặt ra. Nếu tháng nào mà Hạnh Nguyên không dùng hết tiền trong tài khoản dành cho chi phí sinh hoạt thì cuối tháng cô sẽ chuyển về tài khoản tiết kiệm.
"Một điều mình thấy còn thiếu trong kế hoạch chi tiêu hiện tại là không có quỹ dự phòng. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng mình vẫn không ghi chép hết các khoản chi tiêu hàng ngày, dẫn đến cuối tháng có chi phí phát sinh nhưng mình không biết đã tiêu tiền để mà dẫn đến thâm hụt tài chính", cô nàng cho hay.
Ảnh minh họa
2. Từ bỏ một số chi tiêu không cần thiết
Trước đó, Hạnh Nguyên chi rất nhiều tiền để mua quần áo, ăn uống bên ngoài và đi du lịch. Tuy nhiên, giờ đây các khoản chi tiêu này đều được cô nàng cắt giảm tối đa, thậm chí khoản chi cho du lịch bằng không.
Cô nàng lý giải: "Bởi lẽ giờ mình đã qua cái tuổi cần mua nhiều đồ cho bản thân để sống hưởng thụ. Giờ trước khi mua gì, mình cũng sẽ suy nghĩ: 'Nếu không có thức này, cuộc sống của mình có bị sao hay không?'. Nếu câu trả lời là "không" thì mình sẽ không chi tiêu cho chúng.
3. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm
Hạnh Nguyên chia sẻ, trước đó dù mức lương không cao nhưng cô thường xuyên mua đồ không cần nhìn giá. Bởi Hạnh Nguyên quan điểm "hàng đắt xắt ra miếng", do đó cô nàng thường mua đồ chất lượng để có độ bền cao và giá trị sử dụng cho bản thân tốt. Tuy nhiên, Hạnh Nguyên nhận ra có những món đồ hàng triệu đồng được cô mua về, nhưng chỉ sử dụng 1-2 lần, dẫn đến làm lãng phí giá trị của chúng. Từ đó, Hạnh Nguyên mua đồ ở tầm giá phù hợp so với thu nhập, nhờ đó ở thời điểm vừa vứt đi, món đồ cũng vừa hết giá trị sử dụng của chúng.
10 năm hoang phí khiến tôi vô cùng hối hận về thói quen chi tiêu của mình Vào năm 2024, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn và sống một "cuộc sống tối giản" - mua ít đồ hơn, tập trung vào chất lượng và đồng thời tiết kiệm nhiều tiền hơn. Lối sống này mang lại cho tôi không chỉ sự thoải mái về vật chất mà còn mang lại sự bình yên và thỏa mãn về mặt tinh...