Tôi kiệt quệ vì chồng 60 vẫn sex như hổ báo
Tôi cảm thấy như sắp chết vì phải đáp ứng nhu cầu giường chiếu của chồng.
Hiện tại, tôi đang lâm vào tình cảnh rất khốn khổ. Thà rằng chật vật về kinh tế, hay đau ốm bệnh tật gì có khi còn bớt dằn vặt, khủng hoảng thế này. Nói ra thì xấu hổ, tuổi đã ngũ tuần, nhưng vấn đề tôi gặp phải lại là chuyện phòng the.
Chồng tôi năm nay 61 tuổi, đã nghỉ hưu. Tới giai đoạn này rồi, lẽ ra anh nên tập trung bồi bổ cơ thể, an hưởng tuổi giả. Thế nhưng, chồng tôi vẫn dốc lòng dốc sức vào chuyện ân ái. Một, hai tuần, anh ấy lại đòi hỏi một lần. Nhưng đáng tiếc là tôi chẳng còn hứng thú gì. Sự suy giảm về sinh lý lẫn tự ti về tâm lý khiến tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng mỗi lần động chạm thân thể. Thế nên, dẫu có cắn răng chịu đựng để chiều chồng, thì với tôi, quan hệ tình dục vẫn như cực hình.
Ngay từ tuổi ngoài 40, tôi đã có biểu hiện uể oải, chệch choạc về sức khỏe như: mất ngủ thường xuyên, kinh nguyệt lúc thưa lúc mau, tính cách cáu bẳn, giận dữ…, đặc biệt là giảm hẳn nhu cầu tình dục. Nhận ra sự thay đổi ấy, ông xã rất tích cực thúc ép tôi chăm chỉ gần gũi để thắp lại “lửa lòng”. Nhưng mọi nỗ lực của anh đều thành công cốc. Nhiều lúc, đang dở “cuộc vui”, tôi thấy đau đớn mà hét lên bắt chồng dừng lại. Có lần, tôi vì sợ con cái phát hiện ra, nên vừa làm “chuyện ấy” vừa khóc rưng rức như mưa. Tôi hiểu anh rất khổ tâm khi vợ không bắt kịp chồng. Nhưng những tâm sự ấy, anh giấu kín trong lòng, không hé nửa lời than phiền, kêu ca. Thật chẳng hiểu, tới tuổi này rồi, quan hệ tình dục đâu còn thú vị, sao ông xã tôi vẫn khát khao, thèm muốn đến vậy.
Vấn đề của chị không quá nghiêm trọng như chị vẫn nghĩ. Trên thực tế, tình cảm vợ chồng chị vẫn rất sâu đậm. (ảnh minh họa)
Cách đây vài tháng, để giải tỏa bức xúc, tôi mạnh dạn đề nghị anh tìm tới các cửa hàng bán đồ người lớn, mua dụng cụ hỗ trợ tình dục để tự giải tỏa nhu cầu. Thực lòng mà nói, tôi đã sức cùng lực kiệt vì phải miễn cưỡng phục vụ chồng. Nhiều lúc, tôi thấy mình ê chề nhục nhã chả khác gì nô lệ tình dục. Nhưng ông xã tôi kiên quyết từ chối: “Thà anh nhịn đi còn hơn là làm trò bệnh hoạn ấy!”. Tôi nghĩ anh giận nên nói giọng hờn dỗi vậy thôi, ai ngờ chồng tôi làm thật. Khoảng hai tháng nay, chúng tôi không hề chung đụng giường chiếu. Vì quá chán nản nên anh ấy bỏ cuộc, hay đơn giản là để tôi được “yên thân”. Nếu chỉ vì lo lắng cho sức khỏe của tôi mà anh phải kìm nén nhu cầu mạnh mẽ trong mình, tôi thấy thật tội lỗi. Xin hỏi, tôi phải giải quyết chuyện này ra sao để gia đình vẫn êm ấm, hạnh phúc?
Video đang HOT
Lời bàn
Vấn đề của chị không quá nghiêm trọng như chị vẫn nghĩ. Trên thực tế, tình cảm vợ chồng chị vẫn rất sâu đậm. Bằng chứng là cả hai đều cố gắng nghĩ cho nhau và muốn làm điều tốt nhất vì đối phương. Điều ấy thật đáng quý. Vấn đề chị mắc phải hiện nay là những suy giảm về sinh lý lẫn tâm lý. Cảm giác đau rát khi quan hệ là điều dễ hiểu ở phụ nữ tuổi trung niên. Trong giai đoạn này, dịch âm đạo tiết ra ít, khiến vùng kín phải đối mặt với hiện tượng khô hạn, vì vậy, đau khi quan hệ cũng là điều dễ hiểu. Muốn cải thiện tình trạng này, chị có thể tham khảo nhiều mẹo hay để “tiếp nước” cho “cô bé” trên sách báo hoặc tích cực thăm khám sức khỏe tiền mãn kinh để có được sự tư vấn hợp lý, chính xác từ bác sĩ chuyên khoa.
Đừng khư khư quan điểm, rằng, phụ nữ trung niên nên “cai sex“. Có câu: “Cuộc sống bắt đầu ở tuổi 40″. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, độ tuổi này mới là thời điểm chín muồi cho hoạt động tình dục ở người phụ nữ. Và thực tế cho thấy, nhiều người cảm thấy cuộc sống gối chăn viên mãn nhất trong giai đoạn này. Vì vậy, khi bước vào độ tuổi trung niên, chị em không nên tắt hẳn “lửa lòng”, mất hết hứng thú với chuyện “giường chiếu” mà nảy sinh nhiều vấn đề về sinh lý lẫn tâm lý.
Theo VNE
Tình hình biển Đông: Báo chí quốc tế chỉ trích TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam
Sự kiện tàu TQ đâm chìm một tàu cá VN đã thu hút sự chú ý của báo chí thế giới, cho thấy cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm của Trung Quốc.
Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển tại ngư trường truyền thống của mình (Nguồn: TTXVN)
Trong bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam", trang tin Bloomberg đánh giá sự kiện là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007.
Trang tin dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng con tàu cá mang số hiệu DNa 90152 bị "tàu Trung Quốc đâm trúng". 10 ngư dân trên tàu DNa 90152 đã được các tàu Việt Nam ở gần đó cứu.
Bloomberg tiếp tục dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh "các hành động hết sức nguy hiểm đe dọa mạng sống con người".
"Điều quan trọng là tất cả các quốc gia cần khôi phục sự ổn định trong khu vực, hành động điềm tĩnh, thận trọng, tuân thủ với luật pháp quốc tế và không hành động đơn phương để làm tăng căng thẳng".
Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5. Việt Nam đã khẳng định vùng biển nơi giàn khoan hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và tuyên bố cân nhắc khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của tòa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.
Theo New York Times thì Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt các phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên.
Trang NYTimes.com - vốn bị chặn tại Trung Quốc - cũng cho biết một người dùng mạng Sina Weibo đã chỉ trích những ngôn từ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, rằng những ngôn từ đó không phù hợp với quy tắc ngoại giao. Song lời bình này sau đó đã bị kiểm duyệt xóa bỏ.
Hãng tin AP dẫn nguồn báo chí Việt Nam nói rằng khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển.
Theo AP, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và điều này đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn hơn trong việc khẳng định chủ quyền và từ chối hoạt động đàm phán.
Nước Mỹ, nơi chia sẻ chung mối quan ngại với các nước gia nhỏ về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc, đã lên án việc triển khai giàn khoan dầu của Trung Quốc là "hành động gây hấn".
Các hãng tin lớn như BBC, AFP, Reuters đều đưa tin về sự kiện, đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng.
Việc thông báo với thế giới về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc là bước đi quan trọng, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc 'vừa ăn cướp, vừa la làng' Trung Quốc đang lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia Đông Nam Á tại biển Đông. Tình hình Biển Đông: Trung Quốc 'vừa ăn cướp, vừa la làng' Tuy nhiên, trong phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải ngày 21/5, Chủ...