Tôi khốn khổ và mệt mỏi vì có chồng làm sếp
Chồng làm sếp, chất lượng hôn nhân sa sút thê thảm, nhưng hễ đề cập là tôi bị anh xem như một người đàn bà lòng tham không đáy, sướng mấy cũng không chịu hài lòng.
Tôi năm nay 35 tuổi, có chồng là giám đốc một doanh nghiệp nhà nước. Bạn bè xung quanh tôi ai cũng khen tôi tốt số, lấy được người chồng giỏi giang, lại sinh ra trong gia đình chuẩn mực, có điều kiện kinh tế. Quả thực, lúc mới kết hôn, nhìn bạn bè xung quanh còn chật vật tìm nhà thuê trong khi mình được ở căn chung cư rộng rãi giữa trung tâm Hà Nội, tôi cũng nghĩ số mình rất “son”. Sau đó, cùng với sự tiến bộ của chồng trong sự nghiệp, điều kiện vật chất của gia đình ngày càng tốt hơn, chúng tôi cũng đổi sang ngôi nhà mới to đẹp hơn nhiều.
Nhưng bây giờ, mỗi lần bạn bè, người quen tỏ ý ước ao được như mình, tôi ngoài mặt tươi cười mà bên trong thầm nghĩ, ở trong chăn mới biết chăn có rận, có chồng làm sếp cũng phải trả giá không ít. Nhiều lúc tôi ước giá như chồng mình chỉ là một nhân viên bình thường, có lẽ cuộc sống của tôi sẽ nhiều niềm vui và bớt tẻ nhạt, ức chế, bức xúc hơn nhiều.
Chồng làm sếp, tôi thấy cô đơn trong căn nhà của chính mình. (Ảnh minh họa: AI)
Chồng tôi không chỉ sở hữu năng lực làm việc đáng nể mà còn có chí tiến thủ. Ngày mới cưới, anh đang là trưởng phòng trong doanh nghiệp lớn, sau đó một thời gian không dài đã vươn lên vị trí phó giám đốc mà bao người mơ ước, rồi trở thành giám đốc. Nhìn bề ngoài, mọi người chỉ thấy anh lên như diều gặp gió, thấy tôi có số phu nhân, tha hồ hưởng phúc mà không biết rằng để từng bước đi đến bậc thang này, cả hai chúng tôi đều phải đánh đổi.
Ở vị trí người vợ, không biết bao lần tôi rơi nước mắt vì chịu không ít thiệt thòi. Hai lần tôi sinh con, chồng đều không thể có mặt tại bệnh viện vì đang đi công tác. Mặc dù rất thông cảm với công việc của anh nhưng mỗi lần nghĩ lại cảnh vượt cạn không có chồng ở bên, tôi vẫn không khỏi tủi thân.
Suốt quá trình nuôi con nhỏ, tôi luôn được đầy đủ về vật chất và không thiếu sự hỗ trợ từ gia đình hai bên, nhưng luôn cảm thấy mình cô đơn và bị bỏ rơi vì chồng có rất ít thời gian ở nhà. Sau giờ hành chính, anh vẫn có các cuộc gặp gỡ, họp hành có, tiếp khách có, tiệc tùng xã giao có… và khi về đến nhà thì con đã ngủ, bản thân anh cũng kiệt sức, chẳng còn tâm trí đâu mà hàn huyên, tâm sự với vợ, hỏi han xem tôi có ổn hay không…
Đối nội, đối ngoại, giỗ chạp hay sinh nhật các con, một mình tôi lo. Những lần con ốm đau, người cùng tôi đưa bọn trẻ đi khám hay chăm sóc trong bệnh viện đều không phải là chồng; nếu không phải mẹ ruột, chị em ruột thì cũng là vài cô bạn thân của tôi.
Cũng vì quá bận rộn, mệt mỏi với công việc, chồng không có thời gian dung hòa mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ chồng, cũng không có đủ hơi sức để thấu hiểu, thông cảm cho những gì tôi phải chịu. Anh nghĩ tôi có mỗi việc chăm con mà còn không hòa thuận nổi với bố mẹ, để những chuyện vụn vặt làm anh mệt mỏi thêm.
Dù ở riêng, mẹ chồng thường xuyên qua nhà tôi và kiểm soát, can thiệp, chê bai đủ thứ. Chỉ cần tôi có chút thái độ là bà lập tức nói con dâu đã quá sướng mà không biết điều, khiến tôi vô cùng stress, nhưng không thể tâm sự với chồng để tìm cách khắc phục.
Còn các con tôi lâu ngày cũng quen với sự thiếu vắng bố. Con càng lớn, tôi càng thấy điều này rất không tốt, nhất là khi các con tôi đều là trai, cần ở gần bố nhiều hơn, chịu ảnh hưởng của anh nhiều hơn. Tôi cố gắng nói điều này với chồng rất nhiều lần, yêu cầu anh thay đổi, cân bằng lại lịch làm việc để dành thời gian cho gia đình nhiều hơn trước khi quá muộn, nhưng vô ích. Mỗi lần như vậy tôi đều bị anh xem như một người đàn bà lòng tham không đáy, dù có sung sướng bao nhiêu cũng không chịu hài lòng.
Chồng bảo, anh luôn cố gắng là để cho cuộc sống của mẹ con tôi tốt hơn, bảo tôi hãy nhìn ra xung quanh xem chị em, bạn bè có ai được như tôi. Quả thật, về đời sống vật chất và danh vị thì như chồng nói, nhưng thế giới tinh thần thì khác. Tôi luôn thấy cô đơn trong ngôi nhà của chính mình, nhiều lúc thấy mình như mẹ đơn thân, cứ tự hỏi liệu mình đang có chồng hay không…
Đối mặt với cuộc sống tẻ nhạt ngày qua ngày, sự có mặt của chồng gần như bằng không, tôi cảm thấy tình cảm ngày một phai nhạt. Tôi biết mình không nên oán trách chồng vì anh không có lỗi, anh cũng cố gắng và vất vả nhiều, nhưng tôi không muốn cuộc sống thế này. Tôi nghi ngờ chồng mình có người phụ nữ khác thì mới thờ ơ với vợ, mới không cần thắt chặt tình cảm với vợ, nhưng chẳng có bằng chứng gì, mà cũng không có khả năng theo dõi hay kiểm soát anh.
Bản thân tôi nhiều lúc cũng lung lay trước những cám dỗ bên ngoài, nhiều lúc quá cô đơn mà muốn ngả theo những lời tán tỉnh, nhưng không dám, vì thế càng buồn bực, khổ não.
Mới đây sau cuộc cãi nhau với chồng, tôi nói với anh sẽ đưa 2 con ra ở riêng tại căn nhà mua năm trước, vị trí của nó khá gần trường các con nên tiện đi lại. Tôi nghĩ hai vợ chồng nên tạm xa một thời gian để suy nghĩ lại về cuộc sống gia đình, hy vọng anh sẽ thay đổi. Tuy nhiên, chồng tôi một mực phản đối, nói rằng chọn cách ly thân như vậy là tôi đang bôi xấu anh, làm ảnh hưởng tới uy tín, mặt mũi của anh. Một lần nữa, nỗ lực giải quyết mâu thuẫn vợ chồng của tôi lại đi vào bế tắc.
Tôi biết làm sao để cứu vãn cuộc sống gia đình để có thể cảm thấy hạnh phúc? Tôi hoàn toàn không muốn nghĩ đến ly hôn vì vẫn yêu thương anh rất nhiều và biết anh cũng thương yêu vợ con, nhưng tiếp tục sống thế này thì tôi không cam lòng. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Video đang HOT
Mời họ hàng ăn sinh nhật bố, tôi không ngờ bị "lừa một vố" với hóa đơn 15 triệu đồng: Ức chế tột cùng nên tôi buộc phải "xài chiêu"
Vì nịnh bợ thông gia mà chú thím tôi định để vợ chồng tôi khốn khổ.
Ngày hôm đó là sinh nhật bố tôi, tôi đưa chồng và các con về nhà chúc mừng bố, bố nói tối nay nhà mình ra ngoài khách sạn ăn liên hoan, mời thêm cả chú thím và bác cả đi cùng. Tôi liền bảo chồng đặt một phòng bao lớn, còn gọi thêm cả một chiếc bánh kem.
Đến tầm chiều tối, tôi và chồng lái xe đưa gia đình bác cả và chú thím đến khách sạn trước, sau đó mới quay vể đón bố mẹ sau. Đợi khi mọi người đông đủ, chúng tôi mới bắt đầu gọi món. Vì hôm nay nhà tôi là chủ tiệc nên vốn bữa ăn này phải do nhà tôi gọi món, nhưng thím lại cướp lấy thực đơn, đòi gọi món hộ bố tôi. Thím gọi một mạch 12 món. Tôi cực kì không vui, bởi thím tôi toàn gọi những món mà gia đình thím thích ăn, mà những món đó bố tôi lại không ăn được vì răng yếu, không thể nhai được. Sau đó tôi gọi thêm cho bố mì và mấy món ăn mềm.
Món ăn lên đủ, bác cả, bố tôi và chú bắt đầu bật chai sâm panh lên uống rượu, vừa uống vừa chuyện trò nên không mấy động đũa. Bác gái và thím tôi cũng vừa ăn vừa nói chuyện về hai đứa em trai và em gái họ của tôi. Nói một hồi thì nói đến chồng tôi, chồng tôi là kĩ sư ở một công xưởng, lương tháng 10 triệu, một mức lương rất thấp trong mắt bác gái và thím tôi.
Bác gái tôi bĩu môi bảo chồng tôi mà sang công ty anh họ làm việc thì lương tháng phải được 30 triệu, chứ làm kĩ sư quèn thế kia vừa mệt vừa khổ, lương thì chẳng đủ nuôi vợ con, lắm lúc còn phải để bố mẹ vợ cho thêm.
Thím ngồi cạnh cũng phụ hoạ theo, chồng tôi nghe được một lúc thì mặt mày nhăn nhó, tôi vỗ nhẹ vào lưng anh ấy, ngầm bảo anh đừng để bụng. Thím tôi lại quay sang nói tôi con cái lớn cả rồi thì phải ra ngoài đi làm đi, đừng có lấy con cái ra làm cớ để nằm nhà cả ngày, không chịu kiếm tiền, để chồng cực khổ một mình nuôi cả nhà là không được.
Mẹ tôi đỡ lời rằng tôi mà đi làm thì mấy đứa trẻ con ở nhà không có ai đưa đón học hành, thím tôi lại bảo mang lũ trẻ sang cho mẹ tôi chăm. Đang lúc hết bác gái đến thím giục tôi đi làm thì phục vụ đến bày món, mẹ tôi liền nói, thôi, ăn đã.
Gia đình bác cả với chú thím vẫn không ngừng nói, mẹ tôi thì chỉ cúi đầu ăn, thỉnh thoảng lại quay sang gắp thức ăn cho tôi và lũ trẻ con. Bác cả uống hết một chai rượu trắng, vừa gọi thêm một chai nữa thì có người mở cửa vào phòng, ngạc nhiên nói: "Ô, bố mẹ cũng ăn cơm ở đây sao?". Hoá ra là em họ tôi, mọi người vội vã mời nó cùng ngồi xuống ăn, nhưng nó chỉ cười bảo con cũng ăn cơm ở khách sạn này, sau đó thì thầm với thím mấy câu rồi đi mất.
Ảnh minh họa
Một lúc sau, thím tôi có điện thoại, thím kéo chú tôi dậy đi WC cùng, chú tôi cực kì không tình nguyện đứng dậy đi cùng, tận 30 phút sau mới quay lại.
Ăn gần cuối bữa, tôi kéo chồng dậy ra quầy thu ngân thanh toán, nếu chúng tôi không thanh toán trước thì lát nữa kiểu gì bố tôi cũng đòi trả bằng được.
Đến quầy, nhân viên tính hoá đơn rất nhanh rồi nói: "Dạ, phòng bao của nhà mình hết 15 triệu ạ". Tôi và chồng hết hồn hỏi lại: "15 triệu? Sao lại đắt thế?".
Nhân viên nhìn lại hoá đơn rồi nói: "Vâng, không nhầm đâu ạ, nhà mình hết 15 triệu". Nói xong thì đưa hóa đơn cho tôi kiểm tra lại.
Tôi nhìn một lượt, thấy ngoài mấy món nhà tôi gọi, nhẩm tính hết khoảng 4,5 triệu, thì về sau toàn món lạ, lại còn có cả 2 chai rượu ngoại. Tôi cáu giận quát: "Sao lại tính cả của người khác vào nhà tôi, chúng tôi có gọi cái này đâu".
Cô nhân viên khóc không ra nước mắt: "Chị ơi, thật sự không phải bọn em tự ý thêm món vào đâu ạ, là vừa nãy có một đôi vợ chồng đến quầy thu ngân gọi thêm món, bảo là ở phòng bao của anh chị. Đôi vợ chồng đó gọi món cho phòng bao đối diện phòng anh chị, nhưng bảo với em là cứ tính vào hoá đơn của anh chị đó ạ".
Nghe nhân viên nói xong, tôi bỗng chốc hiểu ra tất cả, đôi vợ chồng đấy còn ai vào đây ngoài hai vợ chồng chú thím vừa nãy ra ngoài đi vệ sinh tận nửa tiếng đồng hồ! Hoá ra không phải đi vệ sinh mà là lén lút đi gọi thêm đồ ăn! Tôi cực kì tò mò, không biết phòng đối diện có ai mà chú thím phải làm như thế.
Thế là tôi nói với nhân viên: "Ai gọi món thì cô bảo người đấy trả tiền, tôi chỉ thanh toán những món bàn tôi gọi thôi!".
Cô nhân viên cực kì khó xử: "Chị ơi, như này thì làm khó em quá!".
Tôi nói: "Khó cái gì chứ, thế còn tôi thì sao, chả lẽ cứ có ai từ phòng tôi đi ra bảo gọi món cho ông nọ bà kia là tôi phải trả hết hoá đơn cho người ta à?".
Cô nhân viên nói: "Khách ở phòng bao đối diện cũng quen anh chị mà, ban nãy anh ta đi từ phòng bao của anh chị ra đó!".
Nghe vậy, tôi đoán ra ngay người ở phòng bao đó là ai. Thế là tôi đến phòng bao đối diện xem thử, liền nhìn thấy cậu em họ đang ngồi ăn uống cực kì vui vẻ với cả nhà người yêu nó, thì ra hôm nay là sinh nhật bố vợ tương lai của nó.
Bảo sao, lúc em họ phát hiện ra cả nhà tôi cũng ở đây, nó không dám nói với chúng tôi mà chỉ nói với mẹ nó, rồi gọi điện thoại đến dàn dựng vở kịch này, hoá ra là để lấy lòng nhà vợ tương lai. Chú thím tôi cũng biết tính toán thật đấy! Sinh nhật anh trai ruột thì chẳng quà cáp gì, sinh nhật thông gia thì lại hào phóng quá thể.
Chồng tôi quay sang hỏi: "Thế giờ phải làm sao, có thanh toán hết không em?".
Tôi nói chắc nịch: "Trả chứ, trả phần của nhà mình thôi, của nhà kia thì nhà kia tự trả".
Tôi đưa 4 triệu rưỡi cho nhân viên, mặt cô nhân viên cực kì khó xử, tôi bảo cô ấy yên tâm, lát nữa phòng bao của chúng tôi gọi nhân viên vào thì cứ việc đến thu nốt tiền.
Tôi và chồng quay trở về phòng, mọi người ăn cũng gần xong, bác gái và thím đang gói đồ ăn thừa lại để mang về.
Mẹ hỏi tôi: "Thanh toán xong chưa?".
Tôi: "Xong rồi ạ, nhưng vẫn còn thiếu tiền".
Mẹ tôi: "Thiếu bao nhiêu để mẹ bảo bố đưa thêm?".
Tôi: "Bữa hôm nay hơi đắt, vừa đúng 15 triệu ạ".
Nghe xong, tất cả mọi người trong phòng hít mạnh một hơi, sau đó thì bùng nổ: "Ôi trời, sao mà đắt thế, ăn cướp à?". "Sơn hào hải vị hay gì mà tận 15 triệu? Nhà hàng làm ăn kiểu gì đấy?". "Mau đi ra ngoài xem thế nào...".
Bố mẹ tôi cùng bác cả và bác gái mỗi người một câu, duy chỉ có chú thím là ngồi im không nói câu gì. Bố tôi liền gọi nhân viên phục vụ vào, lát sau nhân viên cầm theo hoá đơn đến hỏi: "Nhà mình có vấn đề gì thế ạ?".
Bố tôi hỏi: "Chỗ thức ăn này của khách sạn hết tận 15 triệu, bao nhiêu tiền một món thế, hơn nửa triệu một món sao?".
Nhân viên: "Bác đừng nóng, mời bác nhìn hoá đơn, đây là những món gia đình mình gọi ạ".
Mẹ tôi và bác gái nhanh chóng giật lấy tờ hoá đơn, vừa nhìn cái là phát hiện ra bị thừa 10 món với hai chai rượu ngoại. Bác gái chỉ vào đống thức ăn trên bàn rồi to tiếng: "Anh chị làm trò gì thế? Không được, gọi quản lý ra đây cho tôi, dám ngang nhiên tính cả đồ ăn của bàn khác vào hoá đơn của chúng tôi, nhà hàng cái kiểu này không bao giờ tôi quay lại nữa!".
Nhân viên phục vụ hốt hoảng, nhanh chóng tìm ra người gọi thêm đồ trong số chúng tôi. Cô ấy chỉ tay vào chú thím tôi: "Chính là hai vị khách này bảo với cháu tính hết hoá đơn của phòng đối diện vào hoá đơn của nhà mình ạ!".
Nghe vậy, mặt chú thím tôi phút chốc đỏ bừng như tôm luộc, còn bố mẹ tôi và hai bác thì trố mắt ra nhìn. Nhân viên nhỏ giọng hỏi: "Hoá đơn của nhà mình đã trả 4 triệu rưỡi rồi ạ, còn 10 triệu rưỡi kia ai trả nốt vậy ạ?".
Mẹ và bác gái đồng thanh: "Không phải đồ chúng tôi gọi thì chúng tôi không trả!".
Bác cả tôi uống rượu nhiều nên say, chỉ vào chú tôi mà quát: "Cái thằng kia, mày có bị thần kinh không, có ai lại đi bẫy người nhà mình như mày không hả? Chả quen chả biết gì mà đi thanh toán hộ người ta, đúng là chả ra làm sao! Ai ăn thì người đấy đi mà trả, tìm chúng tôi làm cái gì! Tiền của chúng tôi có phải lá đa đâu!".
Ảnh minh họa
Tôi quay lại đoạn video cảnh cãi cọ này rồi gửi cho cậu em họ rồi gọi điện bảo nó xem video luôn. Vài phút sau, cậu chàng hớt hải chạy đến vội vàng nói: "Hoá đơn này để cháu trả, cháu trả hết cho! Chuyện này là hiểu lầm thôi, nhầm lẫn chút ấy mà!". Nói xong, cậu em giật lấy tờ hoá đơn trên tay cô nhân viên rồi chạy đi mất. Chú thím tôi cũng liên tục nói đột nhiên có việc bận, sau đó xách túi rời đi luôn, đống thức ăn thừa lúc nãy đã đóng gói xong cũng không kịp cầm theo.
Chuyện như vậy xảy ra khiến cả nhà chúng tôi cực kì bất ngờ. Em họ tôi vì để lấy lòng bố mẹ vợ tương lai, chú thím tôi vì nịnh nọt thông gia, muốn thể hiện mình là người hào phóng mà lại quay ra gài bẫy đứa cháu là tôi. Thế nhưng, trong nhà chỉ có chồng tôi đi làm kiếm tiền, tôi thì ở nhà chăm con, ăn một bữa cơm mà bay hơn tháng lương của anh ấy thì có buồn cười không?
Mẹ tôi bảo: "Đáng lẽ chuyện này không nên làm ầm ĩ như thế, để cho chú thím con xấu hổ quá, mình về nhà đóng cửa bảo nhau vẫn hơn".
Bác gái phản bác lại: "Tham lam thì cũng vừa phải thôi, làm người phải có giới hạn, phải biết rõ việc gì nên làm việc gì không nên làm, chú thím ấy muốn lấy lòng nhà thông gia thì đi mà tự dùng tiền của mình chứ, cứ ngồi ba hoa phét lác rồi lại quay sang đào hố chôn chính người nhà mình. Chị thấy lần này con bé Nguyệt (tôi) làm đúng lắm, phải như thế thì chú thím ấy mới chừa cái thói này đi!".
Trên đường về nhà, không ai nói với ai câu nào. Chuyện này đánh một đòn đau vào tâm lý của bố mẹ tôi, dù gì cũng là anh em ruột, sau này vẫn phải chạm mặt nhau, lúc đó kiểu gì cũng thấy ngại ngùng.
Qua lần này, tôi rút ra được một điều: Nếu lúc mời bạn bè ăn cơm mà phát hiện có người lén lút tính thêm đồ ăn thức uống vào hoá đơn của mình, vậy thì bạn nhất định không được thanh toán số tiền đó.
Đầu tiên, bản thân mình không phải người có quá nhiều tiền, tiền của ai thì cũng là đồng tiền người ta đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm ra được chứ không phải lá đa lá mít. Đến lúc đó, nhỡ món đồ người ta lén tính thêm cho bạn không phải là món đồ vài trăm nghìn mà lên đến cả triệu bạc thì biết làm sao? Chẳng lẽ chịu mất tiền oan?
Cho nên, bạn phải tìm hiểu rõ lý do tại sao lại xảy ra chuyện này. Ví dụ như chú thím tôi, vì muốn ra vẻ ta đây lắm tiền nhiều của rồi đổ lên đầu tôi thì chắc chắn tôi không trả, vì đó có phải việc của tôi đâu, không có tiền thì tốt nhất đừng giả vờ.
Bất kể mối quan hệ nào cũng thế, dù là họ hàng hay bạn bè thân thiết đi chăng nữa thì cũng phải làm rõ tình hình xem có giúp được hay không. Càng là bạn bè thân thiết lại lén lút giở trò sau lưng bạn thì càng không được giúp, bởi bạn cho rằng mình giúp người ta nghĩa là muốn tốt, muốn hy sinh cho họ. Nhưng trong mắt họ, bạn chỉ là vật hy sinh không hơn không kém, mặc cho người ta lợi dụng lúc nào cũng được. Có bạn bè như vậy thì bỏ đi cũng tốt, những mối quan hệ độc hại chỉ tổ làm bạn đau đầu mệt mỏi hơn.
Đừng vì bản thân mình mà tính toán âm mưu hãm hại người khác, cũng đừng vì người khác mà hy sinh mù quáng vô ích!
Em gái lén lút tráo thỏi son hàng hiệu tôi tặng mẹ chồng bằng thứ rách nát khiến tôi bị mang tiếng là "con dâu hư" Chỉ vì lòng tham của em gái nuôi mà giờ tôi lâm vào cảnh oan ức. Tôi vẫn nhớ cái ngày mùa hè năm tôi học lớp 3. Khi đang ngồi ăn cơm trưa với mẹ, tôi thấy bố chạy xe về nhà và chở theo một bé gái đen nhẻm. Bố mẹ nói chuyện rì rầm với nhau một lúc lâu. Sau...