Tới Đồng Nai, nhớ thưởng thức đặc sản dơi xào lăn
Ngoài bưởi Tân Triều, mít Tố Nữ, Đồng Nai còn có món đặc sản khá độc đáo và được nhiều người yêu thích là các món ăn làm từ dơi.
Nếu một lần qua đây, bạn hãy nếm thử đặc sản này để khám phá cho hết những điều thú vị của ẩm thực Đồng Nai.
Đồng Nai là một trong những điểm nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng trong ngày cuối tuần cho những ai ở Sài Gòn. Khí hậu nơi đây được chia làm 2 mùa (mùa mưa và mùa nắng), rất thuận hòa, tạo điều kiện cho cây cối đơm hoa kết trái. Vì quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên Đồng Nai là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…
Ở đất Đồng Nai, thịt dơi là đặc sản được yêu thích, đặc biệt với dân nhậu. Người ta đã bắt dơi và chế biến theo nhiều cách khác nhau. Bởi thế, có dịp đến Đồng Nai mà bạn không thưởng thức món ăn độc đáo, lạ lùng này sẽ là điều hối tiếc. Thịt dơi có vị ngọt đượm, thơm, khi xào lăn hay nấu cháo càng dậy mùi và kích thích vị giác khiến ta thòm thèm. Với người miền Tây, dơi được phân biệt thành 2 loại chính là dơi sen (màu lông chuột) và dơi quạ (dơi đen, to con hơn dơi sen). Tuy 2 loại dơi này vừa xấu vừa hôi nhưng cho thịt thơm nhất khi nấu.
Thịt dơi ngon nhất là vào mùa nhãn chín cây.
Bắt dơi không phải việc đơn giản vì nếu không cẩn thận sẽ bị chúng cắn chảy máu tay. Ban ngày, người ta thường tìm đến những hang động hay trần nhà tối để bắt dơi. Thậm chí, trẻ con còn có thể tìm và bắt dơi muỗi trú ẩn trong đọt chuối non, nhưng loại dơi này sẽ không được dùng để chế biến món ăn vì thịt không ngon.
Tại Đồng Nai, mùa trái chín cũng là mùa đi săn dơi. Khi này, tại các vườn cây ăn trái, người ta thường săn dơi vào buổi đêm vì đêm càng đen thì dơi tìm đến càng nhiều. Để chuẩn bị cho một đêm săn dơi cần có dơi mồi, lưới dợt và giỏ. Nếu không có dơi mồi thì cần có người biết cách thổi lá, dụ dơi bay đến. Họ thường dùng lá mì hoặc lá cầy mỏng có độ đàn hồi thổi lên để bắt chước tiếng dơi kêu. Người thổi tốt hay không được thấy rõ qua việc dơi tìm đến nhiều hay ít.
Video đang HOT
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, những người bắt dơi sẽ chọn nơi thuận lợi để dơi dễ sà xuống, dân trong nghề quen gọi là “bến dơi”. Lưới dợt chụp dơi được dựng lên thì bắt đầu thổi. Việc đầu tiên là phải cố gắng bắt cho được dơi mồi. Sau khi nghe tiếng dơi mồi kêu, dơi sẽ tìm đến, sà xuống thấp, người cầm dợt cứ việc dợt theo dơi. Vào những đêm trăng sáng việc bắt dơi rất khó nên thường rất ít người đi dợt. Khi thổi dơi ở bến này một hồi lâu, không thấy dơi sà xuống nữa, vì bến bị động, dơi sợ, thì sang bến khác, tiếp tục cho đến khi đầy giỏ mới về.
Muốn bắt dơi, người dân phải tận dụng thời điểm khi màn đêm buông xuống.
Mỗi đêm đi bắt, người dân thu được nhiều chiến lợi phẩm là dơi sen, còn các loại dơi khác bắt được thì bỏ vì thịt không ngon. Mùa bắt dơi sen rộ nhất là vào mùa nhãn. Lúc này, dơi rất mập và thịt rất thơm ngon. Trong các loại dơi miệt vườn Nam Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng rất khó bắt vì chúng bay rất cao. Chúng thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, khi những cành gòn trổ bông để hút nhụy hoa. Để bắt được loại này người ta phải dùng thun để bắn.
Dơi bắt về được cắt tiết, làm thịt sạch sẽ. Nếu không biết cách làm, thịt dơi sẽ mất hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Khi làm thịt dơi phải nhớ không được rửa nước. Người làm bếp có kinh nghiệm chỉ cần nắm cánh dơi, lột da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột là xong.
Thịt dơi có thể dùng để nướng chao, nướng than tàu, nấu cháo… nhưng ngon nhất, đơn giản nhất vẫn là dơi xào lăn. Sau khi sơ chế, dơi được chặt thành từng khúc nhỏ, xào với sả, ớt. Dù là lần đầu tiên hay đã vô số lần được nếm qua, thịt dơi lúc nào cũng dễ dàng chinh phục những thực khách khó tính. Miếng thịt dơi xào lăn vừa mềm vừa giòn, ngọt đượm đà, bùi bùi, ngai ngái đặc trưng lẫn trong sả cay, ớt nồng khiến ta vừa ăn vừa hít hà và nhớ mãi.
Không chỉ là món nhậu, dơi xào lăn cũng là là món ăn quen thuộc trong những bữa cơm hàng ngày của người dân Đồng Nai cũng như người miền Đông Nam Bộ.
Thịt dơi cũng có thể băm nhỏ hoặc xắt miếng để nấu cháo. Khi xào qua thịt dơi vừa chín tới, người chế biến lấy ra cho vào nồi cháo nấu tiếp, nêm nếm vừa ngon thì chỉ việc múc cháo vào bát có sẵn bắp chuối để dưới và ăn nóng. Tiêu, ớt, chanh xả và nước mắm chua ngọt sẵn sàng để tùy theo khẩu vị mà người ăn có thể thêm vào.
Những người dân bản địa cho rằng, cái thú của việc ăn dơi là được thưởng thức thịt dơi thơm ngọt tự nhiên vào khoảng thời gian giữa đêm khuya tĩnh lặng. Theo kinh nghiệm của người dân, dơi càng hôi thì thịt càng đậm đà. Huyết dơi có tính hàn, mát. Trong dân gian thường pha huyết dơi với rượu được cho là có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, thị lực kém…
Theo Dân trí
Gà hấp bưởi món ăn "có một không hai" của người Đồng Nai
Ngoai bươi Tân Triêu, mit tô nư, goi ca Biên Hoa, Đông Nai con nôi tiêng va hâp dân du khach vơi đăc san nưc tiêng ga hâp bươi đôc đao.
Đến Đồng Nai du lịch, du khách không chỉ được khám phá những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn mà còn được thưởng thức những món ăn độc đáo, ấn tượng. Trong đó, không thể không nhắc đến đặc sản gà hấp bưởi "nức tiếng", món ăn tuy không cầu kỳ nhưng lại có hương vị thơm ngon, khó lẫn.
Để chế biến món ăn, người dân nơi đây thường chọn loại bưởi Tân Triều - loại bưởi nổi tiếng chỉ có ở Đồng Nai. Những quả bưởi được chọn phải là những trái vừa chín tới để không bị đắng và không quá mềm. Bưởi sau đó sẽ được cắt bỏ phần đầu, lấy hết phần ruột bên trong. Quá trình này phải khéo léo, tỷ mỉ để phần vỏ không bị nứt, gãy.
Những miếng thịt gà vàng ươm, ngọt đậm hòa lẫn với vị đắng dịu, ngọt riêng của bưởi nơi đầu lưỡi tạo nên hương vị khó lẫn cho món ăn. Ảnh: Dân Việt
Gà hấp bưởi phải là loại gà ri hoặc gà đồi, da vàng, thịt rắn chắc ngọt. Sau khi làm sạch, gà sẽ được cho vào bên trong trái bưởi, ướp gia vị như: đường, muối, hạt tiêu, ớt, mỳ chính... cho thấm đều. Đối với những con gà to, có thể chặt nhỏ cho vừa miếng. Để món ăn thêm dậy vị, người dân ở đây thường hái lá bưởi thái nhỏ ướp cùng gà hoặc cho thêm một chút rượu bưởi.
Gà hấp bưởi món ăn tuy không cầu kỳ nhưng lại có hương vị thơm ngon, khó lẫn.
Gà sau đó sẽ được cho vào vỏ bưởi, đậy nắp quả lại và hấp cách thủy trong khoảng 45 phút để tất cả các nguyên liệu chín đều, hài hòa với nhau.
Món gà hấp bưởi được dùng nóng, chín tới, khi ăn có thể ăn kèm với muối tiêu ớt và rau sống. Chỉ cần mở nắp vỏ ra, làn khói nóng hổi dậy mùi thơm lừng của gà, gia vị và mùi thơm khó lẫn của bưởi hấp dẫn bất cứ thực khách nào dù là khó tính nhất. Những miếng thịt gà vàng ươm, ngọt đậm hòa lẫn với vị đắng dịu, ngọt riêng của bưởi nơi đầu lưỡi tạo nên hương vị khó lẫn cho món ăn.
Gỏi bưởi - món ăn độc đáo ở Đồng Nai
Ngoài món gà hấp bưởi độc đáo, ẩm thực Đồng Nai còn khá nhiều món ăn thú vị được chế biến từ bưởi. Trong đó, được biết đến nhiều nhất là gỏi bưởi Tân Triều. Món gỏi nơi đây có hương vị rất riêng, nhờ sử dụng giống bưởi da xanh nức tiếng, chín cây.
Theo đó, bưởi được cắt vỏ, tách rời các tép bưởi. Sau đó, trộn đều với thịt nạc, tai heo, tôm sông, cà rốt, rau răm và các loại gia vị khác. Đặc biệt, để món ăn có hương vị riêng, người dân nơi đây thường cho thêm lá bưởi cắt nhỏ. Gắp một miếng gỏi, vị chua the của tép bưởi, ngon ngọt của tôm sông dậy thơm cùng mùi ớt, rau thơm, đậu phộng, hành phi, và giòn giòn của miếng bánh tráng đi kèm làm người ăn vô cùng thích thú.
Món ăn này được xem là món khai vị không thể thiếu trong các bữa tiệc, mâm cỗ gia đình hoặc thiết đãi bạn bè của người dân nơi đây. Nếu có dịp đến Đồng Nai du lịch bạn không nên bỏ lỡ các món ăn độc đáo, đặc trưng cho ẩm thực và văn hóa của người dân nơi đây.
Theo Dân trí
Chân gà nướng Hàn Quốc - món nhậu ngon ngày cuối tuần Chân gà nướng cay có vị hương vị đậm đà, thơm ngon. Đây là món phù hợp để nhâm nhi với bia vào dịp cuối tuần. Theo Zing